Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.8. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về thuế
* Công tác thanh tra, kiểm tra
Theo quy định của Bộ Tài Chính, công tác kiểm thanh tra, kiểm tra thuế là trách nhiệm của CQT. CQT có thể kiểm tra có kế hoạch hoặc bất ngờ đối với bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân nộp thuế theo trình tự:
(1) Lập kế hoạch thanh tra: Cục thuế có trách nhiệm lập kế hoạch định hướng thanh tra, kiểm tra cho năm sau trên cơ sở phân tích thông tin về thuế của người nộp thuế.
(2) Thực hiện thanh tra, kiểm tra: Bao gồm các bước công việc:
+ Chuẩn bị thanh tra kiểm tra: Phân tích các thông tin có liên quan đến NNT trong kế hoạch để xác định những rủi ro về thuế tập trung ở khâu nào của quy trình và ban hành Quyết định thanh tra, kiểm tra.
+ Tiến hành thanh tra, kiểm tra tại đơn vị chi trả thu nhập. Căn cứ vào mục đích như kiểm tra quyết toán thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế TNCN hoặc thanh tra toàn diện mà tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ. Trong toàn bộ quá trình thanh, kiểm tra, đoàn thanh tra phải lập nhật ký để ghi nhận diễn biến của từng cuộc thanh tra, kiểm tra.
+ Lập biên bản: Kết thúc thanh tra, kiểm tra, đoàn thanh, kiểm tra phải lập biên bản thanh tra, kiểm tra. Biên bản yêu cầu phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, phản ánh đầy đủ kết quả của cuộc thanh tra, kiểm tra
(3) Xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra: Trong vòng 10 ngày theo quy định, kể từ sau ngày công bố biên bản thanh tra, kiểm tra; CQT phải ban hành quyết định xử lý gửi NNT.
(4) Đánh giá kết quả cuộc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ hồ sơ: CQT kiểm tra thông tin và lưu trữ vào hồ sơ, từ đó theo dõi việc thực hiện quyết định xử lý và báo cáo thực hiện kế hoạch:
Quy định này nhằm tổng kết quá trình thanh kiểm tra thuế, tìm ra những dạng hành vi vi phạm, hình thức trốn thuế… để tìm ra biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm đó, giảm thiểu sự thất thoát NSNN trong việc quản lý thuế TNCN. Thực hiện lưu trữ hồ sơ; theo dõi đôn đốc thu vào NSNN các khoản thuế truy thu và tiền phạt theo quy định.
Thanh tra, kiểm tra là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động quản lý thu thuế thu TNCN, đặc biệt trong điều kiện nước ta, khi ý thức kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân của dân cư còn thấp.
Về công tác thanh tra tại Cục Thuế Yên Bái, tỉnh đã triển khai thực hiện kiểm tra nội bộ theo chuyên đề: Công tác kê khai, kế toán thuế; thanh tra, kiểm tra thuế; công tác quản lý đối tượng, qua đó đã chấn chỉnh những tồn tại trong việc thực hiện các quy trình quản lý thu thuế trong toàn ngành.
Đối tượng nộp thuế thường nộp qua các cơ quan nơi làm việc là các doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp nước ngoài hoặc các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, tùy thuộc vào nơi đối tượng nộp thuế đăng ký thuộc cấp Tỉnh, hoặc cấp xã phường sẽ do ban quản lý tại khu vực đó chịu trách nhiệm. Phần lớn đối tượng nộp thuế là các đơn vị do Cục thuế quản lý. Tuy nhiên, hiện nay thì số đối tượng lao động ở các doanh nghiệp này chưa được quản lý một cách đầy đủ, chặt chẽ. Do các đơn vị khi tuyển dụng thêm nhân viên thì không thông báo cho CQT để CQT cập nhật số lượng cá nhân nộp thuế.
Nhằm kiểm soát đối tượng nộp thuế thu nhập trong các năm qua, Cục Thuế Yên Bái đã tăng cường công tác kiểm tra quyết toán thuế tại các cơ quan chi trả thu nhập, tập trung kiểm tra các đối tượng chưa được kiểm tra trong một vài năm trở về trước, phân loại, và xác định rõ các khoản nợ có khả năng thu hồi. Các tổ chức có nhiều lao động làm việc nhưng kê khai thu nhập thấp.
Việc kiểm tra thanh tra đối với các đối tượng luôn được Cục thế chú trọng. Qua thanh kiểm tra các đối tượng mới thấy việc tự kê khai của các cơ quan chi trả thu nhập là vẫn chưa chính xác. Vẫn còn nhiều đơn vị kê khai thiếu, khai sai các khoản thu nhập chịu thuế, dẫn tới nhiều bức xúc cho NNT. Các trường hợp điển hình về kê khai thuế như: thiếu giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN, khai thu nhập chịu thuế ít hơn thu nhập thực tế, khai sai thông tin để được miễn giảm thuế v..v
Về phía NNT khi được hỏi: “Công tác kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan
chức năng có gây phiền nhiễu cho ông (bà) hay không?”. Kết quả có tới 92/ 92 người nộp thuế trả lời là không, điều này cho thấy công tác kiểm tra thuế đã có nhiều bước chuyển biến tích cực và đã làm hài lòng được NNT.
* Xử lý vi phạm về thuế
Đối với những NNT có vi phạm, tùy theo mức độ vi phạm và căn cứ vào nghị định số 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế CQT sẽ đề ra những hình phạt hợp lý đảm bảo được sự công bằng và răn đe đối với những đối tượng khác có ý định vi phạm phạm luật về thuế.
Hiện tượng trốn thuế, lậu thuế còn xảy ra nhiều, chủ yếu là các cá nhân có nhiều nguồn thu nhập,… Thực tế hiện nay cho thấy số đối tượng có các khoản thu nhập dạng này ít khi được cơ quan chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ. Một phần là do CQT chưa bao quát hết tới số đối tượng này cũng như các hình thức thu nhập này.Khi kiểm tra quyết toán thuế tại cơ quan chi trả thu nhập, cán bộ thuế đã dành thời gian nhất định để xem xét hồ sơ giảm trừ cho người phụ thuộc. Tuy nhiên, do thời gian kiểm tra có hạn, công tác kiểm tra lại làm thủ công nên rất khó phát hiện những trường hợp kê khai sai, kê khai trùng về người phụ thuộc.
Các hình thức xử phạt về vi phạm trên thực tế theo đánh giá của NNT tại biểu đồ 3.5 , 83% NNT đánh giá ở mức công bằng, 17% NNT đánh giá ở mức tương đối. Mặc dù đa số NNT đánh giá ở mức công bằng, nhưng 17% NNT đánh giá ở mức tương đối cho thấy các hình thức xử phạt mà cơ quan thuế đưa ra vẫn có những điểm chưa phù hợp. Khi tác giả tiến hành hỏi những NNT đánh giá ở mức tương đối, đa số họ cho rằng một vài trường hợp cơ quan thuế ra mức xử phạt nhẹ hơn so với những trường hợp vi phạm khác và chưa đủ tính răn đe.
Biểu đồ 3.5: Đánh giá của NNT về hình thức xử lý vi phạm về thuế TNCN của người có thu nhập từ tiền lương, tiền công