5. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Các nhân tố từ phía cơ quan quản lý nhà nước
* Hệ thống chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước
Hệ thống chính sách thuế chưa bao quát hết đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế. Nguyên nhân là do khi xây dựng chính sách thuế chưa nhận thức hết phạm vi điều chỉnh và chưa lường hết các nguồn thu sẽ phát sinh trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường. Cũng như các sắc thuế khác nói chung, sắc thuế TNCN còn phức tạp, cơ chế quản lý thuế chưa được quy định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Thủ tục hành chính thuế còn rườm rà, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân nộp thuế. Chính sách thuế thu nhập cá nhân ở nước ta thường xuyên thay đổi làm đối tượng nộp thuế khó cập nhật theo dõi những quy định mới, gây khó khăn cho công tác quản lý. Mẫu biểu còn khó kê khai, từ ngữ trong mẫu biểu khó hiểu, mẫu quyết toán thuế đối với cơ quan chi trả thu nhập khi quyết toán xong không biết số nào là số phải nộp số nào là số còn phải nộp, trong phần mềm kê khai không có mẫu biểu song ngữ để cho người nước ngoài dễ dàng kê khai.
Theo đánh giá của NNT về chính sách và thủ tục hành chính trong các quy trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế được thể hiện tại biểu đồ 3.6
Biểu đồ 3.6: Đánh giá của NNT về chính sách, thủ tục trong quy trình nộp thuế TNCN của người có thu nhập từ tiền lương, tiền công
Theo đánh giá của NNT có thể thấy đa phần NNT đánh giá ở mức rất hợp lý và hợp lý. Tuy vậy vẫn có tới 5% số người được phỏng vấn đánh giá ở mức kém hợp lý. Điều này cho thấy trong quy trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNCN của người có thu nhập từ tiền lương, tiền công vẫn gặp vướng mắc.
Đối với trường hợp một cá nhân quyết toán thuế và đề nghị hoàn thuế hoặc nộp thêm thuế, khi cá nhân đã nộp thêm thuế hoặc CQT giải quyết hoàn thuế xong là hoàn thành nghĩa vụ, người nộp thuế trong trường hợp này không cần phải giữ chứng từ khấu trừ thuế này. Nếu người nộp thuế đã được hoàn thuế mà chỉ nộp bản chụp, bản chính vẫn giữ sẽ dễ dẫn đến trường hợp bị lợi dụng việc lập nhiều bản chụp để nộp ở nhiều hồ sơ hoàn thuế tại nhiều CQT khác nhau nhằm lấy tiền hoàn thuế của nhà nước trong điều kiện công tác thuế của ngành chưa bao quát hết.
* Khả năng kiểm soát giao dịch kinh tế
Hiện nay ở Việt Nam tuy đã dần cải thiện chi trả lương qua thẻ tín dụng nhưng một số người dân có thu nhập tại nơi thứ hai chi trả bằng thẻ tín dụng khác dẫn đến gây nhiều khó khăn cho cán bộ thuế trong công tác kiểm tra thu nhập của người nộp thuế. CQT khó có thể xác minh và thẩm tra những kê khai về thu nhập của người nộp thuế một khi thu nhập của người lao động từ nhiều nguồn khác nhau nếu người nộp thuế không tự giác kê khai.
* Sự phối hợp của các cơ quản quản lý nhà nước với cơ quan thuế trong quản lý thuế
Trong quy trình quản lý thuế có nhiều bộ phận và ban ngành cùng thực hiện. Do vậy, trong quy trình quản lý mỗi bộ phận, ban ngành mới chỉ chú trọng đến trách nhiệm trong bộ phận của mình, thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận phòng ban với nhau. Sự tương tác chưa thực sự chặt chẽ, kịp thời nên đã gây ra nhiều hạn chế. Thứ nhấtlà gây khó khăn cho đối tượng nộp thuế trong quá trình làm thủ tục. Thứ hai, làm giảm hiệu quả của hoạt động quản lý dễ dẫn đến những lỗ hổng trong việc thu thuế. Giữa cơ quan thuế các tỉnh, thành phố, địa phương khác nhau cũng chưa phối hợp chặt chẽ để hỗ trợ, kiểm soát thu nhập của các cá nhân làm việc ở nhiều nơi.