Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ tiền công, tiền lương trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 75 - 80)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền công

3.3.1. Các nhân tố từ phía cơ quan quản lý nhà nước

* Hệ thống chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước

Hệ thống chính sách thuế chưa bao quát hết đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế. Nguyên nhân là do khi xây dựng chính sách thuế chưa nhận thức hết phạm vi điều chỉnh và chưa lường hết các nguồn thu sẽ phát sinh trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường. Cũng như các sắc thuế khác nói chung, sắc thuế TNCN còn phức tạp, cơ chế quản lý thuế chưa được quy định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Thủ tục hành chính thuế còn rườm rà, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân nộp thuế. Chính sách thuế thu nhập cá nhân ở nước ta thường xuyên thay đổi làm đối tượng nộp thuế khó cập nhật theo dõi những quy định mới, gây khó khăn cho công tác quản lý. Mẫu biểu còn khó kê khai, từ ngữ trong mẫu biểu khó hiểu, mẫu quyết toán thuế đối với cơ quan chi trả thu nhập khi quyết toán xong không biết số nào là số phải nộp số nào là số còn phải nộp, trong phần mềm kê khai không có mẫu biểu song ngữ để cho người nước ngoài dễ dàng kê khai.

Theo đánh giá của NNT về chính sách và thủ tục hành chính trong các quy trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế được thể hiện tại biểu đồ 3.6

Biểu đồ 3.6: Đánh giá của NNT về chính sách, thủ tục trong quy trình nộp thuế TNCN của người có thu nhập từ tiền lương, tiền công

Theo đánh giá của NNT có thể thấy đa phần NNT đánh giá ở mức rất hợp lý và hợp lý. Tuy vậy vẫn có tới 5% số người được phỏng vấn đánh giá ở mức kém hợp lý. Điều này cho thấy trong quy trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNCN của người có thu nhập từ tiền lương, tiền công vẫn gặp vướng mắc.

Đối với trường hợp một cá nhân quyết toán thuế và đề nghị hoàn thuế hoặc nộp thêm thuế, khi cá nhân đã nộp thêm thuế hoặc CQT giải quyết hoàn thuế xong là hoàn thành nghĩa vụ, người nộp thuế trong trường hợp này không cần phải giữ chứng từ khấu trừ thuế này. Nếu người nộp thuế đã được hoàn thuế mà chỉ nộp bản chụp, bản chính vẫn giữ sẽ dễ dẫn đến trường hợp bị lợi dụng việc lập nhiều bản chụp để nộp ở nhiều hồ sơ hoàn thuế tại nhiều CQT khác nhau nhằm lấy tiền hoàn thuế của nhà nước trong điều kiện công tác thuế của ngành chưa bao quát hết.

* Khả năng kiểm soát giao dịch kinh tế

Hiện nay ở Việt Nam tuy đã dần cải thiện chi trả lương qua thẻ tín dụng nhưng một số người dân có thu nhập tại nơi thứ hai chi trả bằng thẻ tín dụng khác dẫn đến gây nhiều khó khăn cho cán bộ thuế trong công tác kiểm tra thu nhập của người nộp thuế. CQT khó có thể xác minh và thẩm tra những kê khai về thu nhập của người nộp thuế một khi thu nhập của người lao động từ nhiều nguồn khác nhau nếu người nộp thuế không tự giác kê khai.

* Sự phối hợp của các cơ quản quản lý nhà nước với cơ quan thuế trong quản lý thuế

Trong quy trình quản lý thuế có nhiều bộ phận và ban ngành cùng thực hiện. Do vậy, trong quy trình quản lý mỗi bộ phận, ban ngành mới chỉ chú trọng đến trách nhiệm trong bộ phận của mình, thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận phòng ban với nhau. Sự tương tác chưa thực sự chặt chẽ, kịp thời nên đã gây ra nhiều hạn chế. Thứ nhấtlà gây khó khăn cho đối tượng nộp thuế trong quá trình làm thủ tục. Thứ hai, làm giảm hiệu quả của hoạt động quản lý dễ dẫn đến những lỗ hổng trong việc thu thuế. Giữa cơ quan thuế các tỉnh, thành phố, địa phương khác nhau cũng chưa phối hợp chặt chẽ để hỗ trợ, kiểm soát thu nhập của các cá nhân làm việc ở nhiều nơi.

3.3.2. Các nhân tố từ phía cơ quan thuế

* Tổ chức bộ máy của cơ quan thuế

Tổ chức bộ máy của cơ quan thuế còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong công tác thanh, kiểm tra thuế. Nhiệm vụ của từng phòng, từng cán bộ vẫn chưa có sự rõ ràng và thống nhất dẫn đến kết quả kiểm tra còn nhiều hạn chế. Các tiêu chí đánh giá cụ thể về chất lượng công việc còn thiếu, nhiều cán bộ vẫn còn nhiều trách nhiệm dẫn tới ảnh hưởng bộ máy quản lý chung

* Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế

Mặc dù công tác tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ được thực hiện nhằm nâng cao năng lực của cán bộ, nhưng chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn nhiều cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng phức tạp trong công tác quản lý. Vì Yên Bái là tỉnh thuộc vùng núi việc khai thác thông tin trên máy tính còn hạn chế, trình độ ngoại ngữ không đủ để có thể làm việc với người nước ngoài. Khi trình độ đội ngũ cán bộ thuế thấp sẽ dẫn tới sự yếu kém trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế đến mọi người dân. Trình độ đội ngũ cán bộ thuế thấp cũng dẫn đến những sai phạm trong quá trình quản lý thu thuế, tính thuế, … Nhiều cán bộ còn có cách làm việc theo kinh nghiệm bản thân, không chịu cập nhật sự thay đổi của các chính sách, đường lối nên nhiều lúc làm việc theo tư tưởng bảo thủ, nể nang.

* Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại

Điều kiện cơ sở vật chất tại Cục thuế đã dần hoàn thiện để phục vụ cho việc thực hiện quản lý. Trang thiết bị hiện đại đã giúp công tác quản lý dễ dành hơn đặc biệt là trong việc tiếp nhận tờ khai thuế, quản lý thông tin người nộp thuế. Tuy vậy, ứng dụng sử dụng trong quá trình phân tích dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra chưa được cập nhật thường xuyên nên việc thực hiện phân tích dữ liệu, lên kế hoạch gặp vướng mắc. Bên cạnh đó, các ứng dụng, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại sử dụng cho các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế vẫn còn hạn chế.

* Công tác tuyên truyền chính sách thuế và hỗ trợ người nộp thuế

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ chính sách thuế vẫn còn hạn chế cả về nội dung và hình thức dẫn đến việc tuyên truyền trong giai đoạn vừa qua chưa đạt được hiệu quả cao và cá nhân nộp thuế chưa nắm bắt đầy đủ, kịp thời các quy định của pháp luật. Việc tuyên truyền vẫn chỉ dựa trên hình thức, chưa tập trung sâu đặc biệt là trong việc giải đáp được thắc mắc của người nộp thuế. Hiệu quả công tác hỗ trợ chưa cao, nhiều NNT khi không hiểu rõ về luật thuế hay có vướng mắc thường bỏ qua dẫn tới khi thực hiện nghĩa vụ về thuế còn gặp nhiều vướng mắc và sai sót. Theo khảo sát số lượng NNT tham gia tuyên truyền còn khá hạn chế, theo biểu đồ 3.7 , đa phần NNT cho biết rằng họ thi thoảng tham gia chương trình tuyên truyền tới 60% số người được phỏng vấn. Chỉ có khoảng 37% NNT tham gia đầy đủ, điều này cho thấy chương trình tuyên truyền hỗ trợ NNT của cơ quan thuế chưa thực sư thu hút được người dân tham gia.

Biều đồ 3.7: Tần suất tham gia chương trình tuyên truyền, hỗ trợ NNT đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công

(Nguồn: Theo điều tra của tác giả - năm 2017)

Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành khảo sát về thực trạng sử dụng các hình thức hỗ trợ của cơ quan thuế, đa số NNT đều sử dụng hình thức hỏi đáp trực tiếp.

Chỉ có 18% NNT sử dụng qua điện thoại, 8% trả lời bằng văn bản và 12% sử dụng kết hợp các hình thức. Điều này cho thấy, các công cụ hỗ trợ hiện đại tiết kiệm thời gian chưa được Cục thuế triển khai rộng tới NNT, hầu hết NNT muốn giải đáp thắc mắc thường tới gặp trực tiếp cán bộ thuế.

Biểu đồ 3.8: Thực trạng sử dụng các hình thức hỗ trợ của NNT có thu nhập từ tiền lương, tiền công

(Nguồn: Theo điều tra của tác giả - năm 2017)

3.3.3. Nhân tố từ phía người nộp thuế

Người nộp thuế là nhân tố chính trong công tác quản lý thu thuế TNCN đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công. Do đó, ý thức và trình độ hiểu biết của NNT có tác động tới công tác quản lý và phản ánh hiệu quả của chính sách, luật mà nhà nước và cục thuế áp dụng. Nhưng thực tế tại Cục thuế tỉnh Yên Bái, lượng người dân có hiểu biết rõ về luật và chính sách thuế còn chiếm khá ít, chỉ có 37% NNT nắm rõ về luật thuế TNCN đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công. Lượng NNT trả lời có biết nhưng không chắc chiếm phần lớn và có 8% NNT không biết. Điều này phản ánh NNT vẫn chưa thực sự quan tâm tới quyền và trách nhiệm của bản thân đối với công tác thuế, bên cạnh đó cũng phản ánh cơ quan thuế chưa triển khai tốt luật và chính sách tới NNT.

Biểu đồ 3.9: Thực trạng mức độ năm rõ luật thuế TNCN đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công của NNT

(Nguồn: Theo điều tra của tác giả - năm 2017)

Trình độ hiểu biết về thuế, hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ của NNT của đại bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên trong các cơ quan nhà nước chưa đầy đủ nên ý thức chấp hành các luật thuế, pháp lệnh thuế. Đặc biệt sự tự giác khi chấp hành nghĩa vụ thuế chưa cao, có những biểu hiện trốn tránh, thoái thác. Bản thân những người hiểu biết cũng cố tình làm sai và không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vì lợi ích bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ tiền công, tiền lương trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)