Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 27)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công

bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp.

Giám sát là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án GTNT, phân tích tình hình thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn trình giao thông nông thôn

1.1.4.1. Các yếu tố khách quan

+ Cơ chế quản lý của Nhà nước

Chế độ chính sách phải đồng bộ, thống nhất, mang tính khả thi, phù hợp với pháp luật hiện hành của Nhà nước, đảm bảo công tác quản lý dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn nói riêng diễn ra chặt chẽ, tuy nhiên cũng không được gây phiền hà. Bên cạnh đó chế độ chính sách phải mang tính ổn định, tránh thay đổi nhiểu nhằm tạo thuận lợi cho triển khai thực hiện.

Pháp luật, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức: Hệ thống pháp luật, chế độ, tiêu chuẩn định mức chất lượng công trình xây dựng, định mức các loại chi phí trong báo cáo quyết toán dự àn là một căn cứ quan trọng để thực hiện quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông nông thôn. Vì vậy nó cần đảm bảo tính chính xác, phù hợp với tình hình thực tế; tính thống nhất giữa các ngành, các địa phương, và các đơn vị sử dụng vốn; và tính đầy đủ, bao quát được tất cả các nội dung phát sinh.

+ Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế cũng là một trong những nhân tố khách quan tác động vào dự án và làm ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án xây dựng công trình giao thông nông thôn. Một nền kinh tế của một quốc gia nói chung và vùng nông thôn nói riêng phát triển thiếu đồng bộ và không ổn định sẽ hạn chế trong việc cung cấp thông tin chính xác để phục vụ cho công tác quản lý dự án. Do trong công tác quản lý dự án giao thông nông thôn có nội dung quản lý quy hoạch cần dự báo quy mô dân số, dự báo tốc độ phát triển của hạ tầng nông thôn... Vì vậy, nếu vùng nông thôn phát triển không đồng bộ sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý quy hoạch dự án.

Đồng thời, nếu những định hướng, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội theo vùng, lãnh thổ, ngành chưa được xây dựng cụ thể, đồng bộ và ổn định cũng là yếu tố gây khó khăn trong quản lý dự án. Nhiều yếu tố nằm ngoài tầm dự báo của nhà thầu hay chủ đầu tư như: thiên tai, tình hình phát triển, lạm phát,… làm cho ban quản lý dự án giao thông nông thôn không thể thực hiện quản lý dự án theo đúng trình tự vì lý do dự án bị chấm tiến độ so với kế hoạch.

1.1.4.2. Các yếu tố chủ quan

+ Chất lượng nguồn nhân lực

Yếu tố nguồn nhân lực là một trong những yếu tố chủ quan ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông nông thôn. Tác động của yếu tố này đến công tác quản lý như sau: Nếu nguồn nhân lực có chất lượng cao họ sẽ am hiểu về các chế độ chính sách, các quy định hiện hành về công tác thanh quyết toán vốn ngân sách, về các tiêu chuẩn chất lượng, về dự toán ngân sách cho dự án... Từ đó sẽ giảm thiểu được những sai sót trong công tác quản lý và công tác này đạt hiệu quả cao hơn. Tương tự nếu nguồn nhân lực có chất lượng kém thì công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông nông thôn sẽ có hiệu quả thấp hơn.

Mặt khác, công tác quản lý dự án nói chung và quản lý các dự án giao thông nông thôn nói riêng là quá trình phức tạp liên quan đến hoạt động thanh quyết toán vốn đầu tư và hoạt đông lựa chọn nhà thầu thì công. Do đó, để hoạt động này có tính công khai, minh bạch, tránh thất thoát nguồn vốn đầu tư thì đội ngũ nhân lực quản lý dự án phải đảm bảo tính kỷ luật cao, phẩm chất đạo đức, lòng say mê công việc.

Như vậy, công tác quản lý dự án đầu xây dựng giao thông nông thôn muốn đạt hiệu quả thì nguồn nhân lực quản lý dự án phải đảm bảo chất lượng cả về trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Sự hội tụ đủ các yếu tố về chất lượng là cơ sở tiền đề cho những quyết định đúng đắn của cán bộ quán lý dự án, từ đó giúp ban quản lý dự án thực hiện công tác quản lý đạt hiệu quả cao do rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính phát sinh.

+ Tài liệu phục vụ cho quá trình quản lý dự án

Công tác quản lý các dự án giao thông nông thôn liên quan đến rất nhiều khâu khác nhau, mỗi khâu cần thu thập rất nhiều tài liệu để phục vụ quá trình ra quyết

định. Điển hình, trong hoạt động quản lý chất lượng công trình những tài liệu mà BQL cần thu thập gồm: tài liệu chứng minh xuất xứ vật tư (cát, sỏi, xi măng, đá...); tài liệu về tiêu chuẩn vật tư đưa vào thi công (những tài liệu về thí nghiệm); tài liệu kiểm định máy móc, thiết bị; tài liệu về nghiệm thu chất lượng công trình (về độ cứng hóa, độ bền...).

Hay trong công tác quản lý chi phí dự án những tài liệu liên quan cần thu thập như: bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công, dự toán phát sinh...

Những tài liệu được thu thập trên càng đảm bảo đầy đủ, chính xác và kịp thời thì công tác QLDA của chủ đầu tư càng hiệu quả và có chất lượng cao

Như vậy, tài liệu phục vụ quản lý dự án có vai trò rất quan trọng trong quá trình quản lý dự án, xong để có thể thu thập, xử lý, lưu trữ tài liệu một cách có hiệu quả cần phải có các trang thiết bị và các phần mềm hỗ trợ.

* Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý

Công tác quản lý dự án đầu tư công trình giao thông nông thôn sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu có sự cầu hiện đại hóa về công nghệ do đỏi hỏi phải ứng dụng những phần mềm phục vụ hoạt động quản lý trong BQL dự án đầu tư công trình giao thông nông thôn. Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay, khi các dự án đầu tư giao thông nông thôn được hòan thành thì khối lượng vốn ngân sách đầu tư cho các dự án cần phải thanh quyết toán nhanh chóng, chính xác và kịp thời thì việc phát triển ứng dụng công nghệ sẽ giúp tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, đảm bảo công việc được diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm, chính xác và thống nhất. Do đó, việc xây dựng một cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị công nghệ hoàn chỉnh cho toàn bộ hệ thống trong BQL dự án xây dựng công trình giao thông nông thôn là một đòi hỏi tất yếu

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý dự án

Đây là vấn đề hết sức quan trọng. Trong bộ máy tổ chức phải hết sức chú ý đến mô hình tổ chức cơ cấu phòng, ban nghiệp vụ. Quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, cá nhân. Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, vận hành đồng bộ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án các công trình giao thông nông thôn, hạn chế tình trạng sai phạm, rủi ro trong quản lý. Sự phân biệt rõ ràng giữa yếu tố quản lý và thực hiện nhiệm vụ, tránh việc chồng chéo công việc cũng là một trong những tác động để công tác quản lý dự án đạt hiệu quả cao.

Như vậy việc tổ chức, điều hành hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn nếu xây dựng được một hệ thống mạnh, phát huy tận dụng được tối đa năng lực sáng tạo của cá nhân và sức mạnh tập thể sẽ nâng cao được chất lượng, hiệu quả công tác quản lý.

1.2. Kinh nghiệm về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

1.2.1. Kinh nghiệm của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Tại huyện Phú Lương, công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được thực hiện theo các bước:

+ Quy hoạch, thẩm định dự án

Trong công tác này, việc thẩm định được dựa trên một bản hướng dẫn toàn diện về quy trình chuẩn mực thẩm định, hỗ trợ tối đa công cụ thẩm định và qua nhiều bước phê chuẩn thẩm định của các cấp có thẩm quyền. Bên cạnh đó, ban quản lý đã ứng dung các phần mềm Excel & hệ thống phần mềm Crystal ball, phần mềm Orien soft để nâng cao hiệu quả quản lý dự án giao thông.

+ Lựa chọn và lập ngân sách dự án

Sau khi dự án được thẩm định bởi một bộ phận độc lập, Ban quản lý giao thông nông thôn của huyện sẽ thực hiện dự toán ngân sách trong trung và dài hạn đảm bảo luôn có đủ nguồn vốn thực hiện công trình giao thông trong ngắn hạn để đáp ứng đúng tiến độ dự án.

+ Triển khai dự án

Ban quản lý giao thông nông thôn của huyện sẽ quản lý chặt chẽ tổng chi phí thông qua phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa các cá nhân, hệ thống kế toán vững chắc và báo cáo tiến độ thường xuyên. Hệ thống đấu thầu chặt chẽ, có chia sẻ rủi ro giữa chính quyền địa phương và nhà thầu.

+ Đánh giá quyết toán và bảo trì công trình

Dự án giao thông hoàn thành được kiểm tra, quyết toán bởi Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Việc bảo trì công trình có thể do UBND thực hiện họăc do công động tự thực hiện

Bên cạnh đó nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, BQL các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn huyện Phú Lương còn xây dựng các thứ tự ưu tiên

về đầu tư nhất quán với thứ tự ưu tiên về nguồn lực. Chẳng hạn mục tiêu bao trùm trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng giao thông của huyện là các dự án giao thông liên xã, liên huyện, tỷ lệ đầu tư cho những tuyến được này luôn được ưu tiên hàng đầu tăng 6,5% năm 2016. Tiếp đến là các tuyến đường nội thôn, liên thôn tỷ lệ tăng trưởng trong năm 2016 là 5%. Các dự án không được ưu tiên là các dự án cứng hóa đường nội đồng. Tỷ lệ đầu tư cho các dự án đường nông thôn nội đồng tại huyện Phú Lương gần như không gia tăng qua các năm.

1.2.2. Kinh nghiệm của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Tại huyện Định Hòa, tỉnh Thái Nguyên công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn được thực hiện theo các nội dung:

- Quản lý tiến độ: trong giai đoạn thực hiện triển khai dự án. Ban quản lý giao thông nông thôn của huyện thường xuyên tổ chức giao ban tiến độ, báo cáo tiến độ theo tuần, tháng, quý. Thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ xây dựng nhật ký thi công trong quản lý quá trình thi công xây dựng công trình.

Thành lập hệ thống thưởng phạt rõ ràng trong việc đảm bảo thời gian cho dự án giao thông, đặc biệt là các điều khoản về kinh tế. Đồng thời quy định mức tiền phạt đối với những nhà thầu chậm tiến độ hoặc có những biện pháp phạt trực tiếp như từ chối nhà thầu thực hiện phần việc sau của dự án giao thông…

- Quản lý chất lượng công trình giao thông được BQL tiến hành ngay từ giai đoạn đầu khảo sát, lập báo cáo đầu tư dự án, thiết kế kỹ thuật cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công… vì chất lượng công trình và theo những tiêu chuẩn cụ thế

- Quản lý chi phí: BQL dự án giao thông nông thôn huyện Định Hóa áp dụng chính xác các định mức đơn giá do Bộ Tài chính ban hành đồng thời xem xét các bám sát các điều chỉnh, thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng, công văn của văn phòng Chính phủ về tính giá, đơn giá nguyên vật liệu xây dựng công trình giao thông.

Ngoài các hoạt động quản lý trên, để nâng cao hiệu quả quản lý các công trình giao thông nông thôn, BQL huyện đã xây dựng chức năng, nhiệm vụ cụ thể đối với từng phòng ban và các bước cần thiết để thực hiện công tác quản lý. Đồng thời, chủ động, quyết liệt vận động nhân dân đóng góp làm đường giao thông góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách, tạo tinh thần đồng lòng trong xây dựng cũng như trong

bảo vệ của cải vật chất các công trình giao thông trên địa bàn. Nhờ vậy, năm 2016 huyện đã huy động kinh phí hơn 8.700 tỷ đồng; trong đó ngân sách chiếm 83,5%, còn lại là nguồn vốn tín dụng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể và nhân dân cũng đã tích cực đóng góp xây dựng bằng nhiều hình thức như tiền, nhân công, vật tư, nguyên liệu, đất đai... Tổng kinh phí đóng góp từ các nguồn lực xã hội này khoảng hơn 14 tỷ đồng; trong đó nhân dân đóng góp gần 3 tỷ đồng.

Với kết quả đóng góp và nguồn ngân sách nhà nước cấp, trong năm huyện Định Hóa đã xây dựng mới và cải tạo hơn 800 km tuyến đường giao thông liên xã, liên huyện. Hiện nay, 100% các xã trong huyện có đường liên xã, trục xã được “cứng hóa” theo tiêu chuẩn của Bộ Giao thông vận tải, tỷ lệ này ở hệ thống đường ngõ xóm, trục thôn, liên thôn đạt 90% trở lên. Phần lớn đường trục chính nội đồng cũng đã được cải tạo thành đường bê-tông xi-măng hoặc đường cấp phối đá dăm, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất của các địa phương.

1.2.3 Kinh nghiệm của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

Tại Thạch Thất, tất cả các dự án đầu tư đầu tư xây dựng công trình giao thông đều nằm trong quy hoạch đã được duyệt mới được chuẩn bị đầu tư. Thạch Thát thành lập bộ phận riêng là đầu mối tổ chức thẩm định, tổng hợp, lập báo cáo thẩm định về các quy hoạch công trình giao thông trên địa bàn huyện và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện các quy hoạch xây dựng đường giao thông đã được duyệt.

Các đơn vị chức năng liên quan căn cứ vào các quy hoạch xây dựng giao thông đã được duyệt để đề xuất, xây dựng kế hoạch đầu tư và danh mục các dự án đầu tư dự án giao thông nông thôn bằng vốn của ngân sách nhà nước. Đồng thời, Thạch Thất rất coi trọng khâu chủ trương đầu tư dự án tất cả các dự án đầu tư giao thông bằng nguồn vốn ngân sách đều phải lập Báo cáo đề xuất dự án (kể cả các dự án đã có trong quy hoạch đã được phê duyệt). Việc điều chỉnh dự án (mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư) nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt phải được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt quy hoạch.

1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách ở huyện Đại Từ

+ Thay đổi phương thức làm quy hoạch: Một phương thức làm quy hoạch tốt hơn sẽ cần phải:

Xác định rõ ràng các mục tiêu và ưu tiên chiến lược của dự án đầu tư giao thông nông thôn.

Quy hoạch phải căn cứ vào nguồn lực thực tế, nghĩa là những đề xuất đầu tư công trình giao thông nhưng không có cơ sở rõ ràng và thuyết phục về nguồn lực sẽ không được đưa vào trong quy hoạch.

Tuân thủ kỷ luật quy hoạch, nghĩa là không cho phép điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nếu như không có luận chứng thực sự xác đáng.

Quy hoạch phải có tính điều phối giữa các cấp, các ngành liên quan đến công trình giao thông nông thôn.

+ Tăng cường hiệu quả của việc triển khai dự án: Cần hạn chế tình trạng các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)