Kiến nghị đối với UBND huyện Đại Từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 98)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Kiến nghị đối với UBND huyện Đại Từ

UBND huyện Đại Từ là cơ quan trực tiếp quản lý tất cả các đơn vị hành chính, sự nghiệp, kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Ban quản lý dự xây dựng công trình GTNT trên địa bàn là một trong những đơn vị sự nghiệp thuộc UBND, do đó mọi quy định, chế độ của ban đều do UBND huyện quyết định. Vì vậy để có thể nâng cao hiệu quả công tác quản lý của ban thì Sở cần có một số điều chỉnh sau:

- Đề nghị UBND huyện quan tâm giúp đỡ giải quyết nhanh gọn các thủ tục, hồ sơ khi ban quản lý dự án trình.

- Đề nghị ban tổ chức chính quyền tUBND huyện tạo điều kiện để hoàn thiện công tác tổ chức của ban: bổ sung biên chế, bổ sung cơ sở vật chất .

- Đề nghị Đảng uỷ, ban lãnh đạo và các phòng ban thuộc UBND huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo sát sa, giúp đỡ ban nhiều hơn nữa trong mọi lĩnh vực công tác.

- Cần phân cấp thẩm quyền,mở rộng phạm vi quyền hạn cho Ban quản lý dự án GTNT trên địa bàn.

- Xây dựng hệ thống lương thưởng, phạt để khuyến khích những người hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và chấn chỉnh một số cá nhân có thái độ chưa thật chú tâm vào công việc.

- Có các chương trình đào tạo sâu hơn về quản lý dự án

- Tăng thêm quyền hạn cho các cán bộ của Ban, đặc biệt là những kỹ sư giám sát để tạo nên tính chủ động trong công việc .

- Xây dựng hệ thống thông tin về tình hình dự án để các cán bộ quản lý có thể cập nhật tin tức hàng ngày đáp ứng yêu cầu quản lý.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Nội dung chủ yếu của chương 4, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án xây dựng GTNT trên địa bàn huyện Đại Từ. Theo đó, các giải pháp được tác giả đưa ra gồm: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện bộ máy tổ chức; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; hoàn thiện công tác quản lý lập ké hoạch; hoàn thiện công tác quản lý tiến độ; công tác quản lý chi phí và quản lý chất lượng dự án.

Bên cạnh đó, để đảm bảo công tác quản lý dự xây dựng GTNT đạt hiệu quả cao nhất, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước, với Bộ giao thông và với UBND huyện Đại Từ là những cơ quan quản lý đối với mọi hoạt động của BQL dự án xây dựng GTNT trên địa bàn huyện.

KẾT LUẬN

Có thể nói rằng quản lý dự án các công trình giao thông nông thôn là một trong những công tác quan trọng nhằm đạt hiệu quả cao khi tiến hành bất kỳ một hoạt động đầu tư nào. Thời gian qua, công tác quản lý dự án xây dựng GTNT trên địa bàn huyện Đại Từ đã phát huy được vai trò tích cực của mình, góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển chung của tỉnh Thái Nguyên. Qua luận văn này, tác giả đã hiểu được những hoạt động chính của ban quản lý dự án, hiểu được tầm quan trọng, vị trí của ban cũng như của việc quản lý đối với quá trình đầu tư xây dựng các công trình GTNT trong công cuộc phát triển kinh tế, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nhằm ngày càng nâng cao diện mạo hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn huyện. Việc thực hiện, đề tài nghiên cứu, tác giả đã đạt được một vài kết quả sau:

- Thực hiện hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận về công tác quản lý các dự án xây dựng giao thông nông thôn, làm bật nội dung của công tác quản lý dự án xây dựng giao thông nông thôn và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác này.

- Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng GTNT trên địa bàn huyện Đại Từ thông qua phân tích các nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án công trình xây dựng giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện. Từ đó, tác giả thực hiện tổng hợp kết quả đạt được cũng như tồn tại hạn chế trong công tác này của huyện làm cơ sơ đề xuất các giải pháp.

- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng GTNT trên địa bàn huyện. Góp phần thay đổi toàn diện hệ thống giao thông trong huyện thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thời gian tới.

Mặc dù có nhiều cố gắng song đề tài nghiên cứu là một vấn đề phức tạp nên trong quá trình thực hiện nghiên cứu không thể tránh được những hạn chế xuất phát từ phạm vi nghiên cứu hẹp, trình độ nghiên cứu hạn chế, những nhận xét, đánh giá đôi khi mang tính chủ quan của tác giả. Do đó, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Đáng (2008), Giáo trình quản lý dự án xây dựng, Nhà xuất bản Thống kê.

2. Bùi Mạnh Hùng (2009), Giáo trình kinh tế xây dựng, Nhà xuất bản xây dựng. 3. Kết quả thanh tra số 2042/XD-KLTTr về Công tác quản lý xây dựng công trình

của huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.

4. Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Quốc hội ban hành ngày 26/11/2013.

5. Luật xây dựng số 50/2014/QH13, Quốc hội ban hành ngày 18/6/2014.

6. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về Quản lý chất lượng công trình. 7. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 8. Đỗ Xuân Nghĩa (2011), "Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn", Tạp chí Nghiên

cứu kinh tế, số 23, 2011.

9. Nguyễn Bạch Nguyệt (2013), Giáo trình lập dự án đầu tư, Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

10.Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2007), Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Thống kê Hà Nội.

11.Từ Quang Phương (2005), Giáo trình QLDA đầu tư, Đại học Kinh tế Quốc dân,

Nhà xuất bản Lao động - xã hội.

12.Quyết định số 37/2011/QĐ-UBND về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Từ đến năm 2020

13.Nguyễn Văn Sênh (2011), Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 1 - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

14.Theo nghị định số 08/2005/ NĐ-CP ngày 24/01/ 2005 về Quy hoạch xây dựng công trình giao thông nông thôn:

15.Lê Văn Thịnh (2008), Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng Bộ Xây dựng.

16. Tờ trình số 1077/SKHĐT-TH ngày 01/8/2011 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Từ đến năm 2020.

17.UBND huyện Đại Từ (2011), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2012-2016 huyện Đại Từ.

PHỤ LỤC

Kính chào Anh/Chị

Tôi là Đặng Thị Huyền Trang. Hiện tôi đang là học viên cao học trường Đại học kinh tế quản trị kinh doanh, tôi đang thực hiện nghiên cứu với đề tài nghiên cứu: “Tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.Tôi xin cam kết thông tin của anh chị chỉ được phục vụ với mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn nói trên, không nhằm mục đích thương mại. Các thông tin này sẽ được giữ bí mật và chỉ được cung cấp cho Thầy cô để kiểm chứng khi có yêu cầu. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị!

PHẦN KHẢO SÁT THÔNG TIN

Đánh dấu (X) vào ô vuông đặt trước thông tin phù hợp nhất với Anh/Chị 1.Họ và tên của Anh/Chị: ...

Giới tính: nam nữ

Địa chỉ :

...

2. Tuổi: Dưới 30 tuổi 31- 40 tuổi Trên 40 tuổi 3. Đặc điểm về thu nhập cá nhân.

Dưới 4 triệu Từ 4 đến 6 triệu Từ 6 đến 8 triệu Trên 8 triệu

PHẦN KHẢO SÁT Ý KIẾN

Phần dưới đây xin mời anh chị lựa chọn các phương án từ 1 đến 5. Trong đó mức độ đánh giá như sau:

1 Yếu 2 Trung bình 3 Khá 4 Tốt

5 Rất tốt

Nhân tố Câu hỏi Mức điểm 1 2 3 4 5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý dự án

Cơ cấu tổ chức có sự phù hợp về số lượng

và chất lượng cán bộ QLDA

Có sự liên kết giữa các bộ phận trong công

tác QLDA

Sự phân công công việc là rõ ràng, chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của

từng cán bộ

Công tác kiểm tra, giám sát công việc của cán bộ quản lý được thực hiện liên tục và

hiệu quả Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý

Hệ thống máy tính kết nối mạng là hiện đại

và liên kết được với các bộ phận với nhau BQL có thể theo dõi một cách chính xác về

tiến độ làm việc và tiến độ thanh toán trên

hệ thống CNTT

Văn phòng làm việc của các cán bộ có đầy

đủ trang thiết bị công nghệ thông tin Các cán bộ được đào tạo chuyên sâu về

CNTT để có khả năng quản lý tốt dự án

Tài liệu phục vụ cho quản

lý dự án

BQL trang bị đầy đủ tài liệu liên quan đến

thông tin của dự án

Các thông tin của dự án luôn được cập nhật một cách thường xuyên để phục vụ tốt nhất

cho công tác quản lý

Các tài liệu của dự án được chia theo từng

nhóm lĩnh vực quản lý riêng của dự án Ngoài thông tin bằng văn bản, tài liệu liên

quan đến dự án còn có các hình ảnh và các

thông số đi kèm

Chất lượng nguồn nhân lực

Cán bộ quản lý thể hiện sự chủ động trong

việc thu thập, xử lý thông tin của dự án Cán bộ quản lý thực hiện đầy đủ quy trình,

thủ tục thu nhận, lưu trữ các hồ sơ, chứng từ liên quan đến dự án từ các nhà thầu, tư

vấn giám sát và nhà cung cấp

Cán bộ quản lý có đầy đủ năng lực để làm

việc

Cán bộ quản lý được đào tạo chuyên sâu về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 98)