Kinh nghiệm của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Kinh nghiệm của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

Tại Thạch Thất, tất cả các dự án đầu tư đầu tư xây dựng công trình giao thông đều nằm trong quy hoạch đã được duyệt mới được chuẩn bị đầu tư. Thạch Thát thành lập bộ phận riêng là đầu mối tổ chức thẩm định, tổng hợp, lập báo cáo thẩm định về các quy hoạch công trình giao thông trên địa bàn huyện và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện các quy hoạch xây dựng đường giao thông đã được duyệt.

Các đơn vị chức năng liên quan căn cứ vào các quy hoạch xây dựng giao thông đã được duyệt để đề xuất, xây dựng kế hoạch đầu tư và danh mục các dự án đầu tư dự án giao thông nông thôn bằng vốn của ngân sách nhà nước. Đồng thời, Thạch Thất rất coi trọng khâu chủ trương đầu tư dự án tất cả các dự án đầu tư giao thông bằng nguồn vốn ngân sách đều phải lập Báo cáo đề xuất dự án (kể cả các dự án đã có trong quy hoạch đã được phê duyệt). Việc điều chỉnh dự án (mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư) nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt phải được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt quy hoạch.

1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách ở huyện Đại Từ

+ Thay đổi phương thức làm quy hoạch: Một phương thức làm quy hoạch tốt hơn sẽ cần phải:

Xác định rõ ràng các mục tiêu và ưu tiên chiến lược của dự án đầu tư giao thông nông thôn.

Quy hoạch phải căn cứ vào nguồn lực thực tế, nghĩa là những đề xuất đầu tư công trình giao thông nhưng không có cơ sở rõ ràng và thuyết phục về nguồn lực sẽ không được đưa vào trong quy hoạch.

Tuân thủ kỷ luật quy hoạch, nghĩa là không cho phép điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nếu như không có luận chứng thực sự xác đáng.

Quy hoạch phải có tính điều phối giữa các cấp, các ngành liên quan đến công trình giao thông nông thôn.

+ Tăng cường hiệu quả của việc triển khai dự án: Cần hạn chế tình trạng các dự án giao thông bị kéo dài, đội giá thành bằng cách:

Theo dõi, giám sát, đánh giá chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án, tiến độ giải ngân và/hoặc bố trí nguồn vốn, và những trục trặc phát sinh để có biện pháp khắc phục sớm.

Tạo điều kiện cho sự tham gia và giám sát của những bên có lợi ích liên quan. + Coi việc quản lý vận hành dự án như một khâu trong quy trình quản lý đầu tư công:

Gắn khả năng được phép thực hiện các dự án trong tương lai với chất lượng và hiệu quả thực hiện các dự án trong quá khứ.

Thực hiện đồng bộ tài sản hình thành từ dự án đầu tư giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách một cách đầy đủ.

Theo dõi và hạch toán đầy đủ những thay đổi về giá trị của tài sản trong suốt quá trình vận hành.

Có dự toán đầy đủ chi phí thường xuyên cho hoạt động vận hành cũng như bảo trì, bảo dưỡng dự án khi đi vào hoạt động.

+ Huy động mọi nguồn lực đóng góp xây dựng đường giao thông nông thôn giảm gánh nặng từ ngân sách và nâng cao công tác quản lý của người dân.

+ Phân công nhiệm cụ cụ thể tới từng phòng ban trong công tác quản lý xây dựng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện.

+ Xây dựng các thự tứ ưu tiên trong xây dựng giao thông nông thôn để công tác cứng hóa đường giao thông nông thôn đạt hiệu quả nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 tác giả đã trình bày những vấn đề lý thuyết về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn. Nội dung chính của chương 1, tác giả tập trung nghiên cứu nội dung của quản lý dự án xây dựng giao thông nông thôn gồm: quản lý quy hoạch, tổ chức triển khai thực hiện quản lý đầu tư và quản lý quyết toán vốn đầu tư. Bên cạnh đó, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông nông thôn cũng được tác giả trình bày theo các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Từ kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông nông thôn tại huyện Phú Lương và huyện Định Hóa tác giả rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý công tác đầu tư tại huyện Đại Từ.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Câu hỏi nghiên cứu mà đề tài cần giải quyết

Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả xây dựng các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

- Thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian vừa qua như thế nào?

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên?

- Để tăng cường công tác quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Đại Từ trong thời gian tới cần phải thực hiện những giải pháp nào?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

Nguồn thông tin mà tác giả tiến hành thu thập gồm hai nguồn thông tin chính là thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp:

- Nguồn thông tin thứ cấp bao gồm:

+ Các giáo trình, luận văn, luận án đi trước nghiên cứu về công tác quản lý dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn. Mục tiêu của việc tham khảo nguồn thông tin thứ cấp là tìm hiểu những lý luận chung nhất về quản lý dự án và quản lý dự án xây dựng công trình giao thông nông thôn phục vụ cho đề tài. + Các thông tin liên quan trực tiếp đến công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Đại Từ giai đoạn 2014-2016. Mục đích của nguồn thông tin giúp tác giả thu thập được các số liệu, tư liệu về thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Đại Từ . Các thông tin này được tác giả thu thập tại UBND huyện Đại Từ thông qua các báo cáo về công tác quản lý xây dựng công trình giao thông nông thôn.

- Nguồn thông tin sơ cấp: Nguồn thông tin sơ cấp được tác giả thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp, cụ thể như sau:

+ Mục tiêu điều tra: Đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý của dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Đại Từ . Từ đó tổng hợp các nguyên nhân phát sinh hạn chế trong công tác quản lý.

+ Đối tượng điều tra: Đối tượng được điều tra phỏng vấn là đội ngũ cán bộ và nhân viên làm việc tại dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Đại Từ.

+ Nội dung phỏng vấn điều tra: tác giả tập trung làm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Đại Từ trong thời gian qua bao gồm: Chất lượng nguồn nhân lực; Tài liệu phục vụ cho quá trình quản lý dự án; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý; Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý dự án.

+ Số mẫu điều tra phỏng vấn: tác giả thực hiện lấy mẫu theo phương pháp tổng thể. Theo đó, tác giả sẽ thực hiện phỏng vấn đối với toàn bộ cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các ban quản lý xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Và số lượng đội ngũ cán bộ tại BQL là 33 cán bộ

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Các thông tin sau khi thu thập được sẽ tiến hành phân loại, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu.

Thông tin sẽ được trình bày dưới dạng các bảng số liệu, các đồ thị, biểu đồ để người sử dụng dễ dàng tiếp cận và phân tích thông tin.

* Phương pháp đối chiếu: Đánh giá được thực trạng khó khăn, thuận lợi để từ đó có đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

* Phương pháp hệ thống hóa tài liệu thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước các dự án đầu tư XDCT GTNT bằng nguồn vốn ngân sách để phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng theo các tiêu thức, góc độ khác nhau.

* Phương pháp chuyên gia: giúp thu thập, chọn lọc những thông tin, ý kiến trao đổi của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý kinh tế, đầu tư dự án về giao thông nông thôn...

* Phương pháp ứng dụng phần mềm tin học Exel để xây dựng bảng biểu và xử lý số liệu thu thập.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. So sánh là việc đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc cùng có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả một các đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

Phương pháp so sánh sử dụng nguồn số liệu qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm so với năm hiện tại để so sánh xem mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ phát triển hay không phát triển để kịp thời đưa ra các giải pháp. Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích sự thay đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu, qua đó thấy được những thay đổi trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Đại Từ trong giai đoạn nghiên cứu.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế - xã hội. Mô tả quá trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước cho các công trình giao thông nông thôn từ khi quy hoạch đến thẩm định, thực hiện dự án, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án đến quyết toán dự án.

Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua việc tính toán các mức độ tuyệt đối tương đối và bình quân để mô tả thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Đại và mô tả các ý kiến đánh giá của đội ngũ cán bộ nhân viên ban QL về công tác này.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở kết quả thu được từ tổng hợp thông tin, số liệu đề tài xây dựng hệ thống các chỉ tiêu liên quan đến quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước:

a. Chỉ tiêu về xây dựng kế hoạch, quy hoạch đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

- Chỉ tiêu kế hoạch về nguồn vốn đầu tư

- Chỉ tiêu kế hoạch về số lượng cứng hóa, tu sửa và bảo dưỡng được (km) Những chỉ tiêu này được tác giả tổng hợp từ nguồn số liệu thứ cấp trên báo cáo về các công trình giao thông nông thôn của UBND huyện Đại Từ

b. Chỉ tiêu về tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

- Nguồn vốn ngân sách do địa phương quản lý đưa vào cân đối - Nguồn Trung ương

- Nguồn địa phương - Nguồn vốn thực hiện

- Số công trình bố trí kế hoạch - Số công trình chuyển tiếp - Số công trình khởi công mới

- Số công trình tồn tại và xử lý đột xuất năm trước - Số công trình được ghi KH chuẩn bị đầu tư

c. Chỉ tiêu về thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

- Tổng số dự án thẩm định - Kết quả thẩm định

- Tổng mức đầu tư

- Tổng mức đầu tư được duyệt - Mức cắt giảm

- Tỷ lệ cắt giảm

d. Chỉ tiêu về tổ chức triển khai thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Tại chỉ tiêu này, tác giả nghiên cứu, phân tích công tác quản lý lựa chọn nhà thầu; quản lý thời gian và tiến độ thực hiện dự án; Quản lý chất lượng thực hiện dự án; quản lý chi phí dự án; quản lý nguồn nhân lực tham gia dự án. Các số liệu phân tích được tác giả tổng hợp từ các báo cáo tại UBND huyện Đại Từ.

e. Chỉ tiêu về quyết toán các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

- Tình hình thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn từ ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện (chủ đầu tư đề nghị, số kho bạc Nhà nước chấp nhận thanh toán).

- Tình hình thẩm tra và phê duyệt quyết toán công trình giao thông nông thôn thuộc ngân sách Nhà nước (số lượng dự án, tổng mức đầu tư, tổng dự toán, giá trị đề nghị quyết toán, kết quả thẩm tra và phê duyệt, chênh lệch sau thẩm tra, tỷ lệ cắt giảm).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Như vậy, trong chương 2 tác giả đã tập trung làm rõ được các nội dung chính: căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả tiến hành xây dựng câu hỏi nghiên cứu. Các câu hỏi nghiên cứu này sẽ được trả lời ở chương 3 và chương 4. Để trả lời được các câu hỏi nghiên cứu, tác giả xây dựng hệ thống các phương pháp nghiên cứu khác nhau và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. Đây là cơ sở quan trọng, là định hướng nghiên cứu để tác giả làm chương 3 và chương 4.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NÔNG THÔN BẰNG NGUỒN VỐN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ 3.1. Đặc điểm của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đại từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách Thành Phố Thái Nguyên 25 km, phía Bắc giáp huyện Định Hoá; Phía Nam giáp huyện Phổ Yên và Thành Phố Thái Nguyên; Phía đông giáp huyện Phú Lương; Phía Tây Bắc và Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ. Hiện nay, huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh với 30 xã, thị trấn, với tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 57.790 ha và 158.721 khẩu, có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, Tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán Dìu, Hoa, Ngái.

3.1.1.2. Điều kiện địa hình

a) Về đồi núi: Huyện Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi dãy núi như: phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam đảo ngăn cách giữa Huyện và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m; phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa; phía Đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150 - 300 m; phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)