Định hướng quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 79)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Định hướng quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn từ

từ ngân sách Nhà nước

Định hướng chung

- Đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ, phấn đấu đến năm 2015 cơ cấu kinh tế của huyện sẽ phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ.

- Phấn đấu đưa mức GDP bình quân đầu người năm 2020 của huyện ngang bằng với mức bình quân của tỉnh.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao, nền kinh tế đủ khả năng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khai thác có hiệu quả các quan hệ kinh tế đối ngoại.

- Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, có bước đi phù hợp trong việc kết hợp cơ khí hóa, hiện đại hóa với công nghệ thông tin và công nghệ sinh học nhằm cải thiện đáng kể trình độ công nghệ trong nền kinh tế.

- Phát triển kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, từng bước nâng cao mức sống của người dân và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong dân cư.

4.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn từ ngân sách Nhà nước

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

- Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất phấn đấu đạt 14,04%/năm, trong đó công nghiệp xây dựng tăng 16%/năm, nông lâm thuỷ sản tăng 4,2%/năm, thương mại dịch vụ tăng 14,5%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 45,57 triệu đồng/người/năm.

- Cơ cấu kinh tế năm 2020: Công nghiệp xây dựng chiếm 48,86%, thương mại dịch vụ chiếm 37,32%, nông lâm thuỷ sản chiếm 13,81%.

- Phát triển xã hội đến năm 2020: Trên 95% số trường chuẩn quốc gia; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 1,5% trở lên; giảm tỷ suất sinh thô hàng năm 0,15%o; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới 10%; gia đình văn hóa đạt 80%, trên 60% làng văn hóa, 95% cơ quan văn hóa; 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Mục tiêu tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông nông thôn đấu nối với mạng lưới đường Quốc lộ, Tỉnh lộ trên địa bàn.

Phấn đấu đến năm 2020, vừa bê tông hoá và trải nhựa toàn bộ đường huyện quản lý.

Xây dựng, cải tạo, nâng cấp tuyến đường Quốc lộ 37 đạt tiêu chuẩn đường cấp III, những đoạn qua thị trấn, khu công nghiệp đạt cấp II; đường tỉnh lộ đạt cấp IV, những đoạn qua thị trấn, trung tâm xã, khu công nghiệp đạt cấp III; đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp V, đoạn qua trung tâm xã đạt cấp IV trở lên.

Mặt đường trải nhựa hoặc bê tông xi măng, nâng cấp cải tạo đường cấp xã đạt tiêu chuẩn giao thông nông thôn loại A trở lên, mặt đường vật liệu cứng, bê tông xi măng hoặc nhựa; đường thôn xóm bằng bê tông xi măng; hoàn thành các tuyến đường vành đai theo quy hoạch.

Đến năm 2020, trên địa bàn huyện Đại Từ có 2 bến xe đạt tiêu chuẩn loại 4 là bến xe thị trấn Đại Từ và bến xe Nam Sông Công; Xây dựng 2 điểm đỗ gửi xe công cộng tại khu vực trung tâm huyện, mỗi điểm diện tích tối thiểu khoảng 5.000m2

4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Đại Từ giao thông nông thôn từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Đại Từ

4.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý dự án

Lý do đề xuất giải pháp

Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng quản lý dự án công trình xây dựng giao thông nông thôn chính là con người, vì vậy để hoàn thiện bộ máy quản lý của ban, yêu cầu đặt ra là phải có được những cán bộ có năng lực, có chuyên môn, có kinh nghiệm dày dạn trong quản lý.

Bên cạnh đó, theo kết quả phân tích thực trạng cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản lý đầu tư xây dựng giao thông nông thôn huyện Đại Từ là do: Đội ngũ cán bộ quản lý chưa đủ năng lực để đáp ứng thực hiện công việc, công tác đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chưa được BQL chú trọng đẩy mạnh nên cán bộ còn nhiều thiếu sót trong khi thực hiện công việc.

Do đó, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý dự án cần thiết phải thực hiện.

Nội dung giải pháp

Để thực hiện tốt giải pháp này, cần phải có các hoạt động như :

- Tổ chức các lớp học hay các chuyên ngành đào tạo quản lý quản lý kinh tế, các lớp học quản lý trên máy tính .

- Ngoài ra có thể thực hiện việc đào tạo và đào tạo lại cho phù hợp với yêu cầu quản lý .

- Tạo điều kiện để cán bộ quản lý của Ban nâng cao trình độ từ thấp lên cao : những cán bộ của ban đều đã có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, là các kỹ sư hoặc cử nhân cho nên cần khuyến khích hơn nữa việc họ hàm thụ học từ đại học lên cao học…ngoài ra có thể học thêm các chuyên môn khác để có thể linh hoạt hơn trong việc giải quyết công việc .

- Cần có các chính sách khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần cho cán bộ của ban như: Có chế độ khen thưởng rõ ràng, nên tăng lương bổng hợp lý để nhân viên tập trung hết sức vào công việc chính, hoặc có thể khuyến khích việc đi học nâng cao trình độ bằng cách giảm bớt cho họ những gánh nặng về học phí.

- Cần tổ chức các phong trào thi đua, nhằm kích thích cán bộ của Ban phát huy tốt tính chủ động sáng tạo cũng như tính đoàn kết phối hợp cùng thực hiện giải quyết công việc từ đó có thể đẩy mạnh việc hoàn thành các nhiệm vụ trong quản lý dự án xây dựng công trình giao thông nông thôn mà UBND huyện Đại Từ giao.

Điều kiện thực hiện giải pháp

Cần có đủ nguồn kinh phí để triển khai các hoạt động đào tạo.

Tổ chức các lớp đào tạo phải có sự tham gia giảng dạy của chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm thực tiễn.

Hoàn thiện các chính sách, quy định về thưởng phạt, lương bổng đối với cán bộ quản lý thuộc BQL các dự án giao thông nông thôn trên địa bàn huyện.

4.2.2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý dự án

Lý do đề xuất giải pháp

Hiện tại, từ phân tích thực trạng cho thấy cơ cấu tổ chức tại BQL dự án xây dựng giao thông nông thông trên địa bàn huyện Đại Từ chưa có sự phù hợp về số lượng và chất lượng cán bộ quản lý. Số lượng cán bộ còn thiếu và chất lượng yếu không thích hợp với vị trí công tác.

Công tác kiểm tra, giám sát công việc của cán bộ quản lý không được thực hiện thường xuyên nên những sai sót trong quản lý, trong biểu mẫu còn tồn tại.

Hơn nữa, cơ cấu tổ chức là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào hiệu quả công tác quản lý. Một cơ cấu tổ chức khoa học, phù hợp với sự thay đổi của môi trường cạnh tranh, công nghệ và yêu cầu quản lý sẽ phát huy được tính năng động và hiệu quả của mình. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức của BQL dự án xây dựng giao thông nông thông trên địa bàn huyện Đại Từ.

Nội dung giải pháp

- Ban quản lý dự án các công trình xây dựng giao thông nông thôn huyện Đại Từ phải kiện toàn hệ thống cơ cấu tổ chức, thay đổi mối quan hệ giữa các bộ phận, sắp xếp lại mô hình quản lý theo các chuyên ngành dọc và ngang, tạo điều kiện cho việc xử lý những dữ liệu thông tin được giải quyết nhanh chóng.

- Bên cạnh đó, tuỳ theo tính chất công việc ban cần phân cấp quản lý theo chức năng để đảm bảo tính mạch lạc, tránh chồng chéo, mệnh lệnh bị bắc cầu qua nhiều khâu gián tiếp trung gian.

Do ra đời trong một thời gian chưa lâu nên việc quản lý các công việc tại ban vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: Mặc dù, mỗi phòng chức năng của ban đã hoàn thành nhiệm vụ trong phạm vi, lĩnh vực của mình nhưng tổng quan chung, tiến độ chung của cả dự án thì chỉ có lãnh đạo ban mới nắm được, chưa có sự liên kết các công việc giữa các nhóm, phòng. Điều này dẫn đến sự liên kết và giải quyết công việc chưa thật sự linh hoạt và thông suốt trong quản lý tại ban. Chính vì vậy cần phải có sự phân định theo từng cấp và có sự chuyên môn hoá, chia bớt trách nhiệm cho cấp dưới tại ban.

Trong mỗi phòng, nhiệm vụ được phân chia cụ thể theo nhóm thực hiện, cần phải có các giải pháp tạo nên sự liên kết các công việc giữa các nhóm, các phòng và quan trọng hơn cả, mỗi cán bộ công nhân viên cần phải nắm được tổng quan cũng như tình hình chung của toàn dự án để linh hoạt trong việc giải quyết công việc.

Điều kiện thực hiện giải pháp

Cán bộ quản lý, lãnh đạo phải đổi mới tư duy quản lý, đồng thời đảm bảo sự chuyên môn hóa trong công việc.

Thực hiện giao quyền, gắn trách nhiệm đến từng cá nhân và phải triển khai các hoạt động tạo sự gắn kết, đoàn kết giữa các cá nhân trong từng phòng ban.

4.2.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý

Lý do đề xuất giải pháp

Một trong những nguyên nhân tồn tại hạn chế trong quản lý các dự án công trình giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Đại Tử là do Ban quản lý chưa chú trọng đến việc đào tạo các kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu về công nghệ thông tin cho cán bộ quản lý. Dẫn đến đội ngũ cán bộ quản lý không thể theo dõi một cách chính xác về tiến độ làm việc và tiến độ thanh toán trên hệ thống CNTT.

Mặt khác, trong tất cả các lĩnh vực của quản lý dự án, để đảm bảo tính hiệu quả, năng động của công việc, một yếu tố không thể thiếu đó là công nghệ. Việc áp dụng công nghệ vào các lĩnh vực sẽ khiến công tác quản lý dự án tiết kiệm được về thời gian, chi phí cũng như đảm bảo chất lượng dự án. Do vậy, trong quản lý dự án các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Đại Từ, các yếu tố công nghệ thông tin cần được đầy mạnh ứng dụng.

Nội dung giải pháp

- Sử dụng hệ thống máy tính trong tất cả các công việc quản lý.

- Sử dụng các phần mềm máy tính Win project trong việc lập sơ đồ mạng công việc.

- Sử dụng các phần mềm quản lý kỹ thuật, vật tư. - Sử dụng các phần mềm quản lý tài chính tại ban.

- Khai thác có hiệu quả mạng LAN và các chương trình phần mềm ứng dụng khác tuỳ theo từng mục đích cụ thể.

- Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng Website và các phần mềm quản lý đầu tư.

- Xây dựng hệ thống bảo mật, triển khai đào tạo nhân viên. Ngoài ra, Ban có thể xây dựng Phòng công nghệ thông tin để vận hành và phát triển hệ thống trong quá trình sử dụng công nghệ thông tin vào quản lý dự án.

Điều kiện thực hiện giải pháp

Kinh phí đầu tư ứng dụng công nghệ là vấn đề trước tiên cần giải quyết khi thực hiện giải pháp. Phải có đủ kinh phí mới có điều kiện đầu tư thêm công nghệ mới.

Việc đầu tư công nghệ mới đỏi hỏi trình độ nguồn nhân lực phải nâng cao để vận hành công nghệ. Do đó, vấn đề cần giải quyết tiếp theo chính là trình độ đội ngũ nhân sự, đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin.

4.2.4. Hoàn thiện công tác quản lý lập kế hoạch, quy hoạch cho dự án

Lý do đề xuất giải pháp

Kết quả phân tích thực trạng cho thấy các kế hoạch về xây dựng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Đại Từ còn chung chung chưa chi tiết đối với từng tuyến đường trong phân bổ ngân sách và kế hoạch quy hoạch. Bên cạnh đó, một dự án xây dựng công trình giao thông nông thôn có thành công hay không , đảm bảo các mục tiêu đề ra hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác lập kế hoạch thực hiện dự án. Qua bảng kế hoạch tổng quan tất cả các khâu, các công việc cũng như trình tự công việc sẽ được thể hiện đầy đủ, tạo nên sự thuận lợi lớn cho các cán bộ quản lý trong quá trình quản lý dự án. Do đó, để thực hiện tốt công tác quản lý các dự án GTNT huyện Đại Từ, BQL dự án các công trình xây dựng giao thông nông thôn cần thực hiện giải pháp về quản lý quy hoạch và xây dựng dự án.

Nội dung giải pháp

Phòng kế hoạch của BQL trên cơ sở kế hoạch của UBND huyện giao cần lập kế hoạch tác nghiệp hay lập một chương trình sơ bộ cho dự án trong đó các mục tiêu được chi tiết hoá thành những công việc và đảm bảo theo một trình tự logic, có độ chính xác cao.

Để thực hiện được điều này cần thiết phải đào tạo được một đội ngũ cán bộ lập kế hoạch của BQL có trình độ chuyên môn cao, từ đó kế hoạch cho từng thời kỳ dự án sẽ đựơc lập với thời gian thực hiện ngắn nhất, bám sát với thực tế, các mốc thời gian phải được lập một cách chi tiết và có hệ thống. Các cán bộ lập kế hoạch dự án phải có phương pháp khoa học, nắm bắt được mục tiêu chung của dự án để xác định một cách chính xác toàn bộ những công việc phải tiến hành đồng thời đảm bảo được tính dễ hiểu, dễ nắm bắt cho các cán bộ của phòng khác tạo thuận lợi cho công tác quản lý sau này.

Để các dự án công trình giao thông nông thôn hoàn thành đúng kế hoạch về thời gian và nguồn vốn, BQL cần tích cực đẩy nhanh thời gian thẩm duyệt các sản phẩm tư vấn để trình lên UBND huyện quyết định .

Cần có sự phân công chi tiết về nhân sự từng phần việc cụ thể cho từng cá nhân trong kế hoạch chuẩn bị đầu tư.

Theo dõi giám sát tư vấn trong việc quản lý tiến độ, thực hiện các điều khoản về chậm tiến độ trong hợp đồng đã ký kết.

Phối hợp với chính quyền địa phương để đẩy nhanh các công việc khảo sát địa điểm, thoả thuận về đất…

Làm thủ tục kiểm tra và lập tờ trình, chuyển lên UBND phê duyệt theo cấp đã uỷ quyền.Thường xuyên cùng tư vấn bám sát đôn đốc các cấp ngành thẩm tra phê duyệt kịp thời.

Điều kiện thực hiện giải pháp

Cần đảm bảo nguồn kinh phí hỗ trợ đội ngũ cán bộ quả BQL học tập, nâng cao năng lực lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch.

Phải có thêm nhân lực đảm nhiệm các nhiệm vụ như: làm thủ tục kiểm tra, giám sát dự án...

Thay đổi nhận thức của đội ngũ lãnh đạo trong công tác giao quyền, phần quyền cho cán bộ dảm nhận từng công việc.

4.2.5. Hoàn thiện công tác quản lý tiến độ dự án

Lý do đề xuất giải pháp

Trong quản lý dự án GTNT huyện Đại Từ, còn phát sinh nhiều hạng mục công trình bị chậm trễ tiến độ so với hợp đồng. Công tác quản lý chưa ứng dụng được các phần mềm tiên tiến để tối ưu hòa việc lập kế hoạch thực hiện dự án

Do đó, Ban quản lý dự án xây dựng công trình giao thông nông thôn huyện Đại Từ cần phải quản lý chặt chẽ tiến độ dự án không chỉ trong giai đoạn thi công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 79)