Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 37)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. So sánh là việc đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc cùng có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả một các đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

Phương pháp so sánh sử dụng nguồn số liệu qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm so với năm hiện tại để so sánh xem mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ phát triển hay không phát triển để kịp thời đưa ra các giải pháp. Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích sự thay đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu, qua đó thấy được những thay đổi trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Đại Từ trong giai đoạn nghiên cứu.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế - xã hội. Mô tả quá trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước cho các công trình giao thông nông thôn từ khi quy hoạch đến thẩm định, thực hiện dự án, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án đến quyết toán dự án.

Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua việc tính toán các mức độ tuyệt đối tương đối và bình quân để mô tả thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Đại và mô tả các ý kiến đánh giá của đội ngũ cán bộ nhân viên ban QL về công tác này.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở kết quả thu được từ tổng hợp thông tin, số liệu đề tài xây dựng hệ thống các chỉ tiêu liên quan đến quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước:

a. Chỉ tiêu về xây dựng kế hoạch, quy hoạch đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

- Chỉ tiêu kế hoạch về nguồn vốn đầu tư

- Chỉ tiêu kế hoạch về số lượng cứng hóa, tu sửa và bảo dưỡng được (km) Những chỉ tiêu này được tác giả tổng hợp từ nguồn số liệu thứ cấp trên báo cáo về các công trình giao thông nông thôn của UBND huyện Đại Từ

b. Chỉ tiêu về tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

- Nguồn vốn ngân sách do địa phương quản lý đưa vào cân đối - Nguồn Trung ương

- Nguồn địa phương - Nguồn vốn thực hiện

- Số công trình bố trí kế hoạch - Số công trình chuyển tiếp - Số công trình khởi công mới

- Số công trình tồn tại và xử lý đột xuất năm trước - Số công trình được ghi KH chuẩn bị đầu tư

c. Chỉ tiêu về thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

- Tổng số dự án thẩm định - Kết quả thẩm định

- Tổng mức đầu tư

- Tổng mức đầu tư được duyệt - Mức cắt giảm

- Tỷ lệ cắt giảm

d. Chỉ tiêu về tổ chức triển khai thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Tại chỉ tiêu này, tác giả nghiên cứu, phân tích công tác quản lý lựa chọn nhà thầu; quản lý thời gian và tiến độ thực hiện dự án; Quản lý chất lượng thực hiện dự án; quản lý chi phí dự án; quản lý nguồn nhân lực tham gia dự án. Các số liệu phân tích được tác giả tổng hợp từ các báo cáo tại UBND huyện Đại Từ.

e. Chỉ tiêu về quyết toán các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

- Tình hình thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn từ ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện (chủ đầu tư đề nghị, số kho bạc Nhà nước chấp nhận thanh toán).

- Tình hình thẩm tra và phê duyệt quyết toán công trình giao thông nông thôn thuộc ngân sách Nhà nước (số lượng dự án, tổng mức đầu tư, tổng dự toán, giá trị đề nghị quyết toán, kết quả thẩm tra và phê duyệt, chênh lệch sau thẩm tra, tỷ lệ cắt giảm).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Như vậy, trong chương 2 tác giả đã tập trung làm rõ được các nội dung chính: căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả tiến hành xây dựng câu hỏi nghiên cứu. Các câu hỏi nghiên cứu này sẽ được trả lời ở chương 3 và chương 4. Để trả lời được các câu hỏi nghiên cứu, tác giả xây dựng hệ thống các phương pháp nghiên cứu khác nhau và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. Đây là cơ sở quan trọng, là định hướng nghiên cứu để tác giả làm chương 3 và chương 4.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NÔNG THÔN BẰNG NGUỒN VỐN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ 3.1. Đặc điểm của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đại từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách Thành Phố Thái Nguyên 25 km, phía Bắc giáp huyện Định Hoá; Phía Nam giáp huyện Phổ Yên và Thành Phố Thái Nguyên; Phía đông giáp huyện Phú Lương; Phía Tây Bắc và Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ. Hiện nay, huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh với 30 xã, thị trấn, với tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 57.790 ha và 158.721 khẩu, có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, Tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán Dìu, Hoa, Ngái.

3.1.1.2. Điều kiện địa hình

a) Về đồi núi: Huyện Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi dãy núi như: phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam đảo ngăn cách giữa Huyện và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m; phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa; phía Đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150 - 300 m; phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ Bắc xuống Nam.

b) Sông ngòi thuỷ văn

Huyện Đại Từ có hệ thống sông ngòi dày đặc. Cụ thể: có hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km. Hệ thống các suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê v.v... cũng là nguồn nước quan trọng cho đời sống và trong sản xuất của Huyện.

3.1.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết

Do mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt độ ẩm trung bình từ 70 - 80% , nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 – 270C. Là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi phát triển.

3.1.1.4. Về đất đai thổ nhưỡng

Hiện nay, tổng diện tích tự nhiên 57.890 ha. Trong đó: đất nông nghiệp chiếm 26,87%, đất lâm nghiệp chiếm 45,13%; đất phi nông nghiệp là 28%. Trong đó, tổng diện tích hiện đang sử dụng vào các mục đích là 93,8%, còn lại 6,2% diện tích tự nhiên chưa sử dụng.

3.1.1.5. Về tài nguyên - khoáng sản

a) Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 28.020 ha, trong đó rừng tự nhiên là 16.022 ha và rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.000 ha. Chủ yếu là rừng phòng hộ, diện tích rừng kinh doanh không còn hoặc còn rất ít vì những năm trước đây đã bị khai thác bừa bãi và tàn phá để làm nương rẫy.

b) Tài nguyên khoáng sản: Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi phân bổ trên địa bàn nhiều tài nguyên khoáng sản nhất tỉnh, 15/30 xã, thị trấn có mỏ và điểm quặng.

Đại Từ là vùng có mỏ đất sét lớn nhất tỉnh ở xã Phú Lạc, ngoài ra còn có nguồn đá cát sỏi có thể khai thác quanh năm ở dọc theo các con sông Công, bãi bồi của các dòng chảy phục vụ vật liệu xây dựng tại chỗ của Huyện.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Về sản xuất nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ a. Về nông nghiệp

Hiện nay, thế mạnh nông nghiệp của huyện Đại Từ chính là cây trồng lương thực (như lúa, ngô) với diện tích lúa gieo cấy hàng năm lên đến 12.500 ha. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu giống, ứng dụng KHKT vào thâm canh nên sản lượng thóc tăng 4.600 tấn (bằng 7,5%), sản lượng lương thực có hạt đạt 88.150 tấn nên đã làm cho bình quân lương thực đầu người tăng từ 415 kg lên 440 kg,đảm bảo an ninh lương thực.

Không những thế, các cây công nghiệp ngắn ngày chính gồm lạc, đậu tương...cũng được huyện đẩy mạnh trồng trọt trong giai đoạn qua. Đồng thời, sản lượng cây màu tăng nhanh, phát triển mạnh một số cây màu có giá trị kinh tế cao đã khiến cho nền nông nghiệp huyện khởi sắc.

Bên cạnh đó, cây chè là cây kinh tế mũi nhọn, là cây tạo ra sản phẩm hàng hoá vừa xuất khẩu, vừa tiêu thụ nội địa. Hiện nay, sản xuất chè đạt hiệu quả khá cao;

vượt chỉ tiêu đề ra cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Thực vậy, diện tích toàn huyện có 5.124 ha, trong đó chè kinh doanh có 4.470 ha, hàng năm cho sản lượng búp tươi đạt trên 30 ngàn tấn. Đặc biệt trong lĩnh vực này hiện nay một số hộ gia đình kinh doanh cá thể cũng rất mạnh dạn đầu tư và làm chủ công nghệ tạo ra được những vườn giống tốt có quy mô rất lớn và chuyên nghiệp. Họ còn tham gia sản suất cây giống cho chương trình hợp tác phát triển Đức Deutscher Entwicklungs Dients (DED) được các chuyên viên của tổ chức này đánh giá cao. Ngành sản xuất cây chè và giống cây trồng hiện đang có thể là điểm sáng của nông nghiệp Đại Từ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong những năm gần đây.

Trong chăn nuôi, đàn gia súc giảm, không đạt chỉ tiêu nghị quyết song phát triển theo hướng chăn nuôi công nghiệp, trang trại. Chất lượng sản phẩm được nâng cao, chu kỳ sản xuất được rút ngắn. Chăn nuôi thuỷ sản có sự phát triển, sản lượng khai thác tăng từ 852 tấn lên 1.080 tấn. Công tác phòng, chống dịch bệnh được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, không để phát sinh dịch bệnh lớn trên địa bàn.

Lĩnh vực lâm nghiệp được quan tâm đúng mức; huyện thực hiện nhiều chương trình, dự án trồng và chăm sóc rừng; trong 5 năm, diện tích trồng rừng tập trung đạt 4.188 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 48,2%, tăng 1,2% so với nghị quyết. Do đó, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng khá, đồng thời công tác quản lý, bảo vệ rừng được đảm bảo.

b. Về công nghiệp

Hiện nay, công nghiệp của huyện chủ yếu là khai thác, sơ chế khoáng sản và chế biến nông sản.Hiện tại, huyện có 2 mỏ than là mỏ Làng Cẩm-xã Phục Linh và mỏ Núi Hồng-xã Yên Lãng. Dự án mỏ đa kim Núi Pháo do công ty trách nhiệm hữu hạn khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo làm chủ đầu từ bắt đầu được triển khai từ 2010.

Trong giai đoạn qua, do tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với nhiều giải pháp cụ thể như: hình thành các cụm công nghiệp; tăng cường quản lý, khai thác nguồn tài nguyên, khoáng sản; từng bước hỗ trợ phát triển một số ngành nghề có thế mạnh; tăng cường đầu tư hỗ trợ về vốn, công nghệ; đẩy mạnh công tác khuyến công... đã làm cho giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 23,79%/năm, vượt 2,37% chỉ tiêu nghị

quyết. Một số ngành nghề phát triển khá, hình thành một số nghề mới.Đồng thời, huyện còn thực hiện hoàn thành quy hoạch chi tiết 02 cụm công nghiệp: Phú Lạc và An Khánh I, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên địa bàn, các doanh nghiệp dân doanh, các hộ sản xuất đã tích cực đổi mới công nghệ sản xuất, sắp xếp, bố trí lao động, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, tích cực tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng và giải quyết việc làm trên địa bàn.

c. Về du lịch, dịch vụ

Điểm du lịch quan trọng nhất của Đại Từ là khu du lịch Hồ Núi Cốc với diện tích 25 km², dung tích 175 triệu m³.Khu du lịch Hồ Núi Cốc với câu chuyện huyền thoại về Nàng công chàng Cốc đã thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước, nằm ở phía Tây nam của Huyện, đây cũng là điểm xuất phát đi thăm khu di tích trong Huyện như: Núi Văn, Núi Võ, khu rừng Quốc gia Tam Đảo, di tích lịch sử 27/7 v.v... Hiện đã hoàn thành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái sườn đông dãy Tam Đảo, hoàn thành quy hoạch chi tiết khu du lịch chùa Tây Trúc xã Quân Chu, Cửa Tử xã Hoàng Nông, quy hoạch chi tiết khu di tích lịch sử Lưu Nhân Chú.

Ngoài ra còn có một số điểm di tích lịch sử khác như: Núi Văn - Núi Võ ở Văn Yên và Ký Phú; Di tích 27/7 (xã Hùng Sơn), Khu đài tưởng niệm Thanh niên xung phong (xã Yên Lãng); Khu di tích chiến khu Nguyễn Huệ (xã Yên Lãng); Nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên (xã La Bằng) và các khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tam Đảo trải dài trên 11 xã. Đại Từ còn là nơi nối liền khu di tích lịch sử ATK (huyện Định Hoá) với Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang).

Những điều kiện về du lịch đã góp phần giúp cho ngành dịch vụ của huyện khá phát triển. Hàng năm, lượng khách đến với huyện ngày càng đông với tốc độ tăng trưởng 10% so với năm trước. Việc tăng lượng khách đến tham quan, nghỉ mát đã khiến cho doanh thu của ngành dịch vụ ngày càng tăng trưởng, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân. Do đó, trong thời gian tới, huyện nên chú trọng phát triển hơn nữa loại hình này để góp phần phát triển kinh tế tại địa phương.

3.1.2.2. Kết cấu hạ tầng

Tổng vốn thu hút đầu tư tăng mạnh, trong 5 năm đạt 1.356,295 tỷ đồng. Các nguồn vốn đầu tư đều được sử dụng hiệu quả, ưu tiên đầu tư xây dựng các chương trình trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, sự kết hợp tốt nguồn vốn đầu tư của Nhà nước với thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Do đó, trong nhiệm kỳ, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện thay đổi tích cực theo hướng hiện đại. Ngoài 11 công trình trọng điểm được triển khai theo kế hoạch, thực hiện tiếp 14 công trình trọng điểm mới, hầu hết các công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Trong đầu tư xây dựng đã ưu tiên các lĩnh vực năng lượng, giao thông, thủy lợi nhằm hỗ trợ các chương trình kinh tế - xã hội khác phát triển. Hệ thống lưới điện, giao thông nông thôn, thuỷ lợi, các công trình phục vụ y tế, giáo dục đã được xây dựng theo hướng hiện đại hoá.

Ngoài ra, hệ thống cung cấp điện của huyện rất phát triển khi mạng lưới điện Quốc gia kéo đến 30 xã, thị trấn. Đồng thời, hệ thống đường giao thông với mật độ khá cao với tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn khoảng gần 600km. Trong đó: có đường Quốc lộ 37, chạy dài 32km suốt Huyện, đã được dải nhựa; đường tỉnh quản lý có 4 tuyến đường: đi Hồ núi Cốc; Đại Từ đi Phổ Yên; Khuôn Ngàn đi Minh Tiến - Định Hoá; Phú Lạc đi Đu- Ôn Lương Phú Lương. Huyện còn có tuyến đường sắt Quán triều - Núi Hồng dài 33,5 km là một thuận lợn lớn trong việc phục vụ sản xuất và giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)