Quản lý tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 50)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Quản lý tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình

giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

3.2.2.1. Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu xây dựng

Hiện tại, công tác lựa chọn nhà thầu xây dựng các công trình giao thông nông thôn tại huyện Đại Từ được quản lý theo nghị định số 30/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Theo đó, công tác quản lý lựa chọn nhà thầu tại Ban quản lý được thực hiện theo trình tự sau:

Sơ đồ 3.1: Quy trình lựa chọn nhà thầu xây dựng các công trình giao thông tại UBND huyện Đại Từ

(Nguồn: UBND huyện Đại Từ) Chuẩn bị sơ tuyển

Tổ chức sơ tuyển

Đánh giá hồ sơ dự tuyển

Bước 1: Chuẩn bị sơ tuyển

Trong công tác chuẩn bị sơ tuyển, BQL dự án các công trình GTNT huyện tiến hành lập hồ sơ mời sơ tuyển sau đó trình UBND huyện thẩm định, phê duyệt hố sơ mời sơ tuyển

Nội dung hồ sơ mời sơ tuyển quy định rõ các thông tin:

- Nội dung cơ bản về dự án, về công trình giao thông nông thông được đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện.

- Yêu cầu về năng lực pháp nhân đối với nhà thầu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là xây dựng giao thông.

- Yêu cầu về năng lực tài chính của nhà thấu là khả năng thu xếp nguồn vốn và nhân lực triển khai thực hiện dự án khi trúng thầu.

- Yêu cầu về năng lực kinh nghiệm thực hiện các dự án giao thông nông thôn tương tự được xác định bằng năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh.

- Yêu cầu về năng lực máy móc thiết bị thực hiện dự án: máy móc chủ yếu phục vụ xây dựng giao thông nông thôn chủ yếu gồm: máy trộn bê tông, máy đo đạc kinh độ, vĩ độ, máy nén mặt đường...

Sau khi hồ sơ mời sơ tuyển được lập, BQL giao thông nông thôn huyện sẽ trình UBND huyện phê duyệt trước khi ban hành rộng rãi hoặc bán hồ sơ đến nhà thầu.

Bước 2: Tổ chức sơ tuyển

Công tác tổ chức sơ tuyển được thực hiện để lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của dự án thông qua hình thức mời tham gia đấu thầu rộng rãi.

Sau khi hồ sơ mời sơ tuyển được bán rộng rãi đến các nhà thầu, nhà thầu quan tâm sẽ nộp hồ sơ dự sơ tuyển về Ban quản lý dự án theo thời gian và địa điểm quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển. Hết thời gian nộp hồ sơ, BQL dự án sẽ thực hiện mở thầu và ghi thành biên bản, biên bản mở thầu được gửi cho các nhà đầu tư nộp hồ sơ dự sơ tuyển. Hồ sơ dự sơ tuyển được gửi đến sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại.

Bước 3: Đánh giá hồ sơ dự tuyển

Việc đánh giá hồ sơ dự tuyển thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển của BQL dự án xây dựng giao thông nông thôn đã ban hành trước đó. Hồ sơ dự sơ tuyển của nhà thầu có số điểm cao nhất và không thấp hơn số điểm tối thiếu quy định của BQL được xếp thứ nhất và được chọn làm nhà thầu thực hiện dự án.

Bước 4: Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển

Sau khi có kết quả chấm thầu, đánh giá hồ sơ dự tuyến của nhà thầu, BQL dự án xây dựng các công trình giao thông nông thôn của huyện thực hiện tổng hợp kết quả, lập biên bản và trình UBND huyện Đại Tư phê duyệt kết quả lựa chọn Nhà thầu. Nhà thầu được lựa chọn sẽ được gửi thông báo bằng văn bản qua đường bưu điện và qua e-mail, fax.

Với việc quản lý lựa chọn nhà thầu theo quy trình trên, danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu và được lựa chọn thi công các hạng mục công trình giao thông nông thôn tương ứng với năng lực như sau:

Bảng 3.4: Danh mục các công trình thực hiện và nhà thầu

Loại đường Tên Đường Chiều dài (Km) Số lượng nhà thầu đăng ký Số lượng nhà thầu trúng thầu Tổng trị giá gói thầu (triệu đồng)

Tên doanh nghiệp trúng thầu

Đường huyện

Đán đi Hồ

Núi Cốc 15,7 4 2 14.956

1.Liên danh công ty TNHH Xây dựng và thương mại Hữu Huệ

2.Công ty cổ phần Xây lắp Thành An

Đại Từ đi

Phổ Yên 20,8 6 2 19.814

1.Doanh nghiệp tư nhân Thương mại Trường An 2.Công ty Đầu tư và phát triển xây dựng Thảo Nguyên Khuôn Ngàn đi Minh Tiến - Định Hóa 22,6 4 2 21.529 1.Công ty TNHH Xây dựng Hà Trung 2.Công ty TNHH Xây dựng Hà Long Phú Lạc đi Đu -Ôn Lương - Phú Lương 18,9 5 2 18.004

1.Công ty CP Đầu tư xây dựng Thương mại Hội An 2.Công ty cổ phần Tư vấn xây lắp và mỹ thuật Thái Nguyên

Đường

xã, thôn 165,0 7 3 161.257

1.Liên danh công ty TNHH Vũ Tần

2.Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và TM Lý Hải 3.Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Việt Triều (Nguồn: UBND huyện Đại Từ)

Như vậy, tương ứng với mỗi hạng mục công trình đường giao thông nông thôn của huyện, có một nhà thầu được lựa chọn để thực hiện triển khai xây dựng dự án. Các nhà thầu được lựa chọn đều có đầy đủ các năng lực về pháp nhân, tài chính, kinh nghiệm, máy móc thiết bị đảm bảo yêu cầu, phù hợp với hạng mục công trình đảm nhận. Điều này giúp dự án được hoàn thành đúng thời gian và tiến độ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý các hạng mục dự án.

3.2.2.2. Quản lý thời gian và tiến độ

Về thời gian và tiến độ thực hiện các dự án giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Đại Từ thời gian qua nhận thấy công tác quản lý còn nhiều hạn chế dẫn đến tất cả các dự án đều chậm so với tiến độ và hợp đồng ký kết

Bảng 3.5: Thống kê các dự án chậm thời gian và tiến độ thực hiện dự án giai đoạn 2012-2016

Đơn vị tính: ngày

Loại đường Tên đường

Thời gian chậm

tiến độ

Nguyên nhân chậm tiến độ

Đường huyện

Đán đi Hồ Núi Cốc 14 + UBND huyện chưa có công cụ quản lý tiến độ mà chỉ phối hợp với tư vấn giám sát để theo dõi tiến độ của dự án + Chưa có các quy định cụ thể, rõ ràng, đảm bảo cán bộ thực hiện không gặp phải khó khăn trong quá trình thương lượng với nhân dân các địa phương trên địa bàn diễn ra dự án Đại Từ đi Phổ Yên 18

Khuôn Ngàn đi Minh

Tiến - Định Hóa 60 Phú Lạc đi Đu -Ôn

Lương Phú Lương 15

Đường xã, thôn

12

Theo kết quả thống kê cho thấy, hầu hết các dự án xây dựng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Đại Từ đều chậm tiến độ so với thời gian quy định và chậm từ 12 ngày đến 60 ngày tùy từng tuyến đường giao thông. Nguyên nhân của việc chậm tiến độ như trên được đánh giá là do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Đại Từ mới chỉ thực hiện phối hợp với tư vấn giám sát để theo dõi tiến độ của dự án mà chưa ứng dụng phổ biến các phần mềm quản lý dự án tiên tiến vào quản lý thời gian dự án để tối ưu hòa việc lập kế hoạch thực hiện dự án và bổ sung nguồn lực, lập báo cáo tiến độ và điều chỉnh kế hoạch kịp thời.

Bên cạnh đó, việc chậm tiến độ thực hiện dự án trên địa bàn huyện còn xuất phát từ nguyên nhân sai sót trong khâu thiết kế ban đầu của dự án, điển hình hạng mục công trình giao thông Khuôn Ngàn đi Minh Tiến - Định Hóa phải điều chỉnh thiết kế đến 3 lần dẫn đến dự án chậm trễ so với kế hoạch 60 ngày. Đồng thời, việc UBND huyện Đại Từ chưa có các quy định cụ thể, rõ ràng trong khâu giải phóng mặt bằng nên cán bộ thực hiện gặp nhiều khó khăn trong quá trình thương lượng với nhân dân các địa phương trên địa bàn dự án đi qua dẫn đến chậm trễ tiến độ dự án. Mặt khác, việc thực hiện quản lý dự án không đúng yêu cầu quy định khi không có bản đồ hiện trạng, không có bản đồ định vị mốc giới, bản đồ giải thửa cũng là một trong những nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ thực hiện dự án khi có vấn đề phát sinh, khiến kiện của người dân.

Như vậy, công tác quản lý dự án về thời gian và tiến độ thực hiện còn nhiều hạn chế khi các dự án chậm tiến độ còn thường xuyên xảy ra. Trước thực trạng này, BQL dự án các công trình giao thông nông thôn huyện Đại Từ cần quản lý chặt chẽ hơn nữa để dự án được hoàn thành đúng tiến độ, phục vụ việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày của bà con trên địa bàn huyện.

3.2.2.3. Quản lý chất lượng thực hiện dự án

Trong công tác quản lý chất lượng thực hiện các dự án công trình giao thông nông thôn huyện Đại Từ, Ban quản lý dự án tiến hành quản lý theo sơ đồ như sau:

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ quản lý chất lượng thực hiện các dự án công trình giao thông nông thôn huyện Đại Từ

Để đảm đảm các công trình giao thông nông thôn thi công đảm bảo tiến độ và chất lượng về độ cứng hóa, Ban quản lý dự án huyện Đại Từ đã thực hiện quản lý thông qua 3 phòng chuyên trách gồm: phòng quản lý hiện trường, phòng tài chính kế toán và phòng quản lý chất lượng. Trong đó, phòng quản lý chất lượng chịu trách nhiệm chính đối với công tác kiểm soát chất lượng công trình và có sự hỗ trợ của phòng quản lý hiện trường. Theo đó, phòng quản lý chất lượng có nhiệm vụ trực tiếp kiểm tra chất lượng vật tư đầu gồm: cát, đá, sỏi, xi măng mà nhà thầu đưa vào thi công cũng như giám sát chặt chẽ quá trình thi công của nhà thầu đảm bảo đúng tiêu chuẩn về nền đường, độ chặt, độ cứng của mặt đường...

Đối với chất lượng nguyên vật liệu đầu vào: Tất cả các nguyên vật liệu đưa vào thi công đều phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định của Nhà

Phòng Quản lý chất lượng Phòng Tài chính Văn phòng Phòng Quản lý hiện trường Ban quản lý dự án

Quản lý, đốc thúc nhà thầu về tiến độ thi công, giám sát thi công. Có ý kiến với lãnh đạo về các nhà thầu không đảm bảo yêu cầu

Quản lý hợp đồng, thực hiện hợp đồng, tạm ứng, thanh toán.Báo cáo

lãnh đạo về tiến độ tạm ứng, thanh toán.

Quản lý chất lượng vật tư, vật liệu, nghiệm thu, thanh toán. Báo cáo lãnh đạo về sai phạm của các nhà thầu trong việc sử dụng vật tư, vật liệu không đúng tiêu chuẩn.

nước. Để đảm bảo chất lượng, phòng quản lý chất lượng dự án yêu cầu nhà thầu phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ chứng nhận xuất xứ của nguyên vật liệu (cát, đá 2x3; đá 4x6; xi măng) cũng như thực hiện thí nghiệm vật tư ngay trên công trường hoặc đưa mẫu đi thí nghiệm tại những đơn vi được BQL chỉ đinh.

Đối với chất lượng công trình thi công: Phòng quản lý chất lượng giám sát chặt chẽ quá trình thi công xây dựng của nhà thầu để đảm bảo các công trình giao thông đáp ứng các tiêu chuẩn về độ bền, độ cứng hóa và không phát sinh tình trạng thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình thi công.

Như vậy, công tác quản lý chất lượng các công trình giao thông nông thôn huyện Đại Từ được BQL dự án thực hiện khá chặt chẽ từ nguyên vật liệu đầu vào đến khi đưa vào sử dụng. Việc này giúp nâng cao chất lượng công trình cũng như giảm thất thoát, gian lân trong thi công xây dựng gây lãng phí nguồn ngân sách nhà nước.

3.2.2.4. Quản lý chi phí dự án

Đối với công tác quản lý chi phí dự án các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn Đại Từ, UBND huyện thực hiện quản lý các loại chi phí phát sinh của dự án theo trình tự sau:

Sơ đồ 3.3: Quy trình quản lý chi phí phát sinh

(Nguồn: UBND huyện Đại Từ) Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của Hồ sơ

Tiếp nhận hồ sơ thanh toán

Trình lãnh đạo ký duyệt thanh toán (TT)

Thực hiện thanh toán hoặc tạm ứng Gửi giấy đề nghị TT sang BP giải ngân Xem xét, ký duyệt giấy đề nghị TT

LĐ kiểm tra và ký duyệt trên máy tính Nhập dữ liệu và ký duyệt trên máy tính

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Khi nhà thầu thi công công trình giao thông gửi hồ sơ, tài liệu thanh toán đến chủ đầu tư là UBND huyện Đại Từ thì cán bộ ban quản lý dự án sẽ tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, sự lô gích về thời gian các văn bản, tài liệu, số lượng, loại hồ sơ và thực hiện giao nhận tài liệu với nhà thầu thông qua Phiếu giao nhận tài liệu. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiến hành lập phiếu theo dõi quá trình xử lý công việc, đồng thời báo cáo giám đốc BQL dự án để tổng hợp, theo dõi.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa phù hợp, chưa đúng theo quy định thì cán bộ lập thông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ và báo cáo giám đốc BQL dự án để thông báo cho nhà thầu biết.

Bước 2: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ thanh toán

Căn cứ hồ sơ thanh toán của nhà thầu, cán bộ ban quản lý dự án thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu, đối chiếu số tiền thanh toán với các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng.

Căn cứ vào kết quả kiểm tra và kế hoạch vốn ngân sách cho từng hạng mục công trình giao thông nông thôn, cán bộ tài chính thuộc BQL xác định số vốn chấp nhận giải ngân trong kỳ thanh toán và đối chiếu với giấy đề nghị thanh toán của nhà thầu.

Trường hợp số chấp nhận thanh toán trùng khớp, cán bộ lập Tờ trình lãnh đạo, trình trưởng phòng tài chính.

Trường hợp số chấp nhận tạm ứng, thanh toán có sự chênh lệch so với số đề nghị của nhà thầu thì cán bộ lập dự thảo văn bản và báo cáo trưởng phòng ký và gửi nhà thầu.

Bước 3: Trình lãnh đạo ký duyệt thanh toán

Trưởng phòng tài chính kiểm tra hồ sơ, ký tờ trình lãnh đạo UBND huyện Trường hợp, Trưởng phòng chấp nhận tạm ứng, thanh toán số khác so với số cán bộ chuyên quản trình, trưởng phòng ghi lại số chấp nhận tạm ứng, thanh toán trên tờ trình lãnh đạo và yêu cầu cán bộ chuyên quản dự thảo văn bản trình lãnh đạo UBND ký gửi nhà thầu.

Trường hợp phát hiện hồ sơ chưa đầy đủ, chưa phù hợp, chưa đúng theo quy định thì Trưởng phòng trả lại hồ sơ cho cán bộ, để lập thông báo gửi chủ dự án.

Bước 4: Xem xét trình duyệt ký đề nghị thanh toán

Lãnh đạo UBND huyện xem xét, ký duyệt tờ trình, Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư cho xây dựng công trình giao thông nông thôn, sau đó chuyển trả hồ sơ cho phòng tài chính của BQL dự án.

Trường hợp lãnh đạo UBND huyện yêu cầu làm rõ hồ sơ tạm ứng, thanh toán thì phòng tài chính có trách nhiệm giải trình.

Trường hợp lãnh đạo UBND huyện phê duyệt khác với số đề nghị chấp nhận tạm ứng, thanh toán của phòng tài chính thì sau khi lãnh đạo trả hồ sơ, cán bộ chuyên quản dự thảo văn bản và báo cáo Trưởng phòng tài chính trình lãnh đạo UBND huyện ký gửi nhà thầu về kết quả chấp nhận tạm ứng, thanh toán.

Trường hợp phát hiện hồ sơ chưa đầy đủ, chưa phù hợp, chưa đúng theo quy định thì lãnh đạo UBND huyện Đại Từ chuyển trả lại hồ sơ cho Phòng tài chính để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)