Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 68)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Các yếu tố khách quan

3.3.1.1. Cơ chế quản lý của Nhà nước

Hiện nay cơ chế quản lý của Nhà nước đối với quản lý dự án nói chung và quản lý dự án các công trình xây dựng giao thông nông thôn huyện Đại Từ nói riêng còn nhiều yếu kém. Dẫn đến phát sinh nhiều dự án trên địa bàn không tuân thủ các quy định về quản lý như trình tự lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án và sự phù hợp với chính sách, quy hoạch, kế hoạch của nhà nước trong việc ra quyết định.

Bên cạnh đó, chỉ đạo của trung ương đối với các UBND huyện trong công tác quản lý dự án xây dựng giao thông nông thôn cũng tồn tại nhiều yếu kém. Sự phân cấp quản lý giữa trung ương và đia phương về quản lý cũng như xây dựng quy hoạch nhiều khi không thống nhất dẫn đến sử dụng nguồn vốn đầu tư không hiệu quả. Đồng thời, trong cơ chế quản lý của Nhà nước còn thiếu các quy định pháp lý có tính hiệu lực cao như: cơ sỏ pháp lý cho việc hình thành cơ chế kiểm tra giám sát, đánh giá tổng kết công tác đầu tư xây dựng công trình GTNT dẫn đến công tác quản lý dự án các công trình xây dựng giao thông nông thôn huyện Đại Từ không đạt hiệu quả như mong đợi. Các quy định chưa cụ thể quy trách nhiệm không rõ ràng làm cho công tác báo cáo thực hiện giám sát đầu tư chất lượng không đảm bảo còn mang tính hình thức đối phó.

Đồng thời, tại huyện Đại Từ, trách nhiệm quản lý dự án giao thông nông thôn tập trung chủ yếu vào Phòng quản lý giao thông của huyện dẫn đến quá trình đưa ra quyết định quản lý quá tập trung là nguyên nhân của tệ quan liêu. Các thủ tục quan liêu làm chậm quá trình ra quyết định phê duyệt các dự án xây dựng giao thông trên địa bàn huyện. Hơn nữa, các nghị quyết được ban hành như: nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng giao thông nông thôn và thông tư số 17/2016/TT-BSD hướng dẫn về năng lực của cá nhân tham gia hoạt động quản lý dự án xây dựng giao thông không phù hợp với số biến chế cũng như chất lượng của nguồn nhân lực thực hiện quản lý dự án của huyện Đại Từ

3.3.1.2. Môi trường kinh tế

Hiện nay, tình hình kinh tế nước ta nói chung và kinh tế huyện Đại Từ nói riêng phát triển không đồng đều. Những khu vực miền núi, kinh tế chưa phát triển và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tình hình này khiến công tác quy hoạch, dự báo tình hình quy mô dân số phục vụ công tác lâp kế hoạch dự án gặp nhiều khó khăn. Từ đó ảnh hưởng đến việc quản lý các dự án giao thông nông thôn trên địa bàn huyện. Tại huyện Đại Từ các xã La Bằng, Trung Na, Tiên Hội... là những địa bàn kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, các hộ dân trên địa bàn sản xuất nông nghiệp là chính. Xuất phát điểm kinh tế vùng sâu, vùng xa đã hạn chế nhận thức của người dân trong nhu cầu xây dựng, cứng hóa các công trình giao thông nông thôn, nội đồng. Đồng thời, tại những xã vùng cao này, các chỉ tiêu về nông

thôn mới gần như không đạt được do đó nguồn vốn ngân sách đầu tư vào những khu vực này ít. Gây khó khăn cho việc phát triển các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn.

Hơn nữa, tại các xã miền núi như La Bằng, Tiến Hội..., nền kinh tế còn nhiều khó khăn do đó mức đóng góp của người dân trong xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn gần như không có, điều này gây ảnh hưởng đến kế hoạch nguồn vốn cho dự án và tác động trực tiếp đến công tác quản lý dự án các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Đại Từ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)