Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng công trình giao thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 50)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng công trình giao thông

nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

3.2.1.1. Kế hoạch về cứng hóa các loại đường

Được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện Đại Từ, Ban chỉ đạo chương trình xây dựng giao thông nông thôn, huyện Đại Từ đã triển khai, phát triển kế hoạch cứng hóa các loại đường giao thông nông thông, giao thông nội đồng trong địa bàn Huyện. Theo kế hoạch chỉ đạo của UBND huyện, số km đường giao thông thực hiện cứng hóa giai đoạn 2012-2016 như sau:

Bảng 3.1: Kế hoạch cứng hóa và tu sửa, bảo dưỡng đường giao thông giai đoạn 2012-2016 Cấp đường Chiều dài (km) Kế hoạch cứng hóa đường giai đoạn 2012-2016 (km) Mục tiêu tỷ lệ cứng hóa (%) Đơn giá dự kiến (triệu đồng) Thành tiền (triệu đồng) Đường huyện 78 54 69,2 1.376 74.304 Đường trục xã 136,9 86 62,8 1.116 95.976 Đường trục thôn 158,7 79,033 49,8 826 65.281 Đường trục ngõ,xóm 78,2 39 49,9 433 16.887

Theo kế hoạch cứng hóa đường giao thông nông thôn, đường giao thông nội đồng với chủ đầu tư là UBND huyện Đại Từ, giai đoạn 2012-2016 huyện sẽ thực hiện cứng hóa 54 km đường huyện đạt tỷ lệ cứng hóa 69,2%, giá trị dự kiến khoảng 74.304 triệu đồng.

Với tuyến đường trục xã, UBND huyện Đại Từ xây dựng kế hoạch cứng hóa 86 km đường giao thông, đạt tỷ lệ cứng hóa 62,8%, nguồn kinh phí dự kiến khoảng 95.976 triệu đồng. Tương tự, với tuyến đường trục thôn, huyện đề ra kế hoạch cứng hóa 79,033 km đường thôn, xóm, tỷ lệ đạt 49,8% và dự kiến kinh phí khoảng 65.281 triệu đồng. Trong kế hoạch cứng hóa đường giao thông ngõ xóm, UBND Đại Từ lập kế hoạch đạt tỷ lệ cứng hóa 49,9% với chiếm dài 39 km và giá trị cứng hóa dự kiến khoảng 16.887 triệu đồng.

Như vậy, thời gian qua UBND huyện Đại Từ đã căn cứ vào thực trạng, chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn để xây dựng các kế hoạch cứng hóa phù hợp. Tuy nhiên, nhận thấy các kế hoạch đề ra còn chung chung chưa có kế hoạch triển khai cụ thể. Đồng thời, trong xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn, công tác lập kế hoạch quy hoạch là quan trọng nhất song tại huyện Đại Từ công tác này không được chú trọng thực hiện. Điều này dẫn đến sai sót trong khấu thiết kế, giám sát, chất lượng quy hoạch kém ảnh hưởng đến việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra của UBND huyện trong công tác quản lý các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn.

3.2.1.2. Kế hoạch về nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước

Nguồn vốn đầu tư mua sắm xi măng từ ngân sách

Trong kế hoạch huy động nguồn vốn đầu tư cho xây dựng giao thông nông thôn huyện Đại Từ, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” Nhà nước hỗ trợ kinh phí, nhân dân đóng góp nhân công, ngày công lao động. Kế hoạch về cơ chế hỗ trợ mua sắm xi măng phục vụ cứng hóa giao thông nông thôn huyện giai đoạn 2012-2016 như sau:

Bảng 3.2: Kế hoạch về cơ chế hỗ trợ xi măng từ ngân sách giai đoạn 2012-2016

Loại đường và ngân sách hỗ trợ Mục tiêu

Khối lượng xi măng (tấn) Kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) Ngân sách tỉnh hỗ trợ Đường huyện 78 20.436 25.088

Ngân sách của huyện

Đường trục xã 136,9 22.999,2 28.234,7

Đường trục thôn 158,7 22.535,4 27.665,3 Đường trục ngõ,xóm 78,2 3.440,8 4.224,1

(Nguồn: UBND huyện Đại Từ)

Thực hiện chủ trương Ngân sách tỉnh hỗ trợ toàn bộ xi măng cho các tuyến đường huyện và Ngân sách huyện hỗ trợ toàn bộ xi măng để xây dựng các tuyến đường còn lại (đường trục xã; trục thôn và các tuyến đường ngõ xóm) nên trong giai đoạn 2012-2016, nguồn kinh phí hỗ trợ dự kiến của ngân sách tỉnh là 25.088 triệu đồng (dự kiến đầu tư 20.436 tấn xi măng) phục vụ cứng hóa tuyến đường giao thông huyện.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2012-2016, Ngân sách huyện dự kiến hỗ trợ 28.234,7 triệu đồng với 22.999,2 tấn xi măng cho xây dựng các trục đường tuyến xã; Dự kiến hỗ trợ 27.665,3 triệu đồng tương đương đầu tư 22.535,4 tấn xi măng cho cứng hóa các trục đường tuyến thôn; Tương tự, ngân sách huyện dự kiến đầu tư 4.224,1 triệu đồng (tương ứng 3.440,8 tấn xi măng) cho xây dựng các trục đường ngõ xóm.

Nhận thấy, UBND huyện Đại Từ đã có kế hoạch chi tiết về khối lượng xi măng cũng như nguồn vốn dự kiến phục vụ cho xây dựng giao thông nông thôn của huyện giai đoạn 2012-2016. Tuy nhiên, với nguồn vốn kế hoạch khá lớn như trên UBND huyện lại chưa xây dựng các kế hoạch sử dụng vốn cho từng giai đoạn cũng như kế hoạch về khối lượng xi măng dự kiến cho từng tuyến đường, đoạn đường. Điều này, sẽ gây khó khăn cho UBND huyện trong việc quản lý các khoản chi phí phát sinh của dự án trong những giai đoạn sau.

Nguồn vốn đầu tư mua cát, đá mặt đường bê tông, xi măng:

Trong kế hoạch xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Đại Từ, UBND huyện dự kiến nguồn vốn đầu tư hỗ trợ mua sắm vật tư cát, đá xây dựng mặt đường bê tông xi măng từ các nguồn: ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và nguồn đóng góp, huy động của các xã, thôn. Kế hoạch nguồn vốn được xây dựng vụ thể như sau:

Bảng 3.3: Kế hoạch hỗ trợ cát, đá xây dựng mặt đường bê tông xi măng giai đoạn 2012-2016 Lợi đường và ngân sách hỗ trợ Mục tiêu

Khối lượng hỗ trợ (m3) Thành tiền (triệu đồng) Tổng kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) Cát Đá bê tông Đá móng Cát Đá Ngân sách tỉnh hỗ trợ Đường huyện 78 21.840 50.700 37.050 13.104 30.713 43.817

Ngân sách của huyện

Đường trục xã 136,9 30.118 58.867 46.546 12.047 36.895 48.942 Đường trục thôn 158,7 20.631 52371 38088 8.252 31.661 39.913

Xã tự tổ chức huy động

Đường trục

ngõ,xóm 78,2 9.384 23.463,3 0 3.284 8.212 11.497 (Nguồn: UBND huyện Đại Từ)

Theo kết quả thông kê về kế hoạch ngân sách hỗ trợ mua sắm vật tư cát, đá phục vụ xây dựng mặt đường bê tông nông thôn cho thấy, ngân sách tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ 43.817 triệu đồng gồm 13.104 triệu đồng chi mua sắm cát và 30.713 triệu đồng chi mua sắm đá (đá móng và đá bê tông).

Tương tự, nguồn ngân sách của huyện dự kiến hỗ trợ mua sắm vật tư cát, đá cho xây dựng các tuyến đường trục xã và trục thông tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ lần lượt là 48.942 triệu đồng và 39.913 triệu đồng. Ngoài ra, đối với xây dựng các tuyến đường thôn, xóm, Ban quản lý các dự án xây dựng giao thông nông thôn

huyện Đại Từ dự kiến huy động từ nguồn đóng góp của các thôn xóm. Nguồn kinh phí dự kiến huy động được khoảng 11.497 triệu đồng, trong đó 3.284 triệu đồng dự kiến sử dụng cho đầu tư 9384 m3 cát và 8.212 triệu đồng dự kiến sử dụng đầu tư 23463,3 m3 đá bê tông.

Nhận thấy, mặc dù có kế hoạch về nguồn vốn sử dụng đầu tư khá cụ thể song các kế hoạch chi tiết về khối lượng cát, đá cho từng tuyến đường không được xây dựng . Đồng thời, UBND huyện cũng chưa triển khai xây dựng các kế hoạch huy động nguồn vốn đóng góp từ nguồn xã hội hóa. Điều này, sẽ gây khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư và không đảm bảo được sự công khai, minh bạch trong nguồn vốn tự đóng góp của các thôn, xóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)