Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 83)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý dự án

Lý do đề xuất giải pháp

Hiện tại, từ phân tích thực trạng cho thấy cơ cấu tổ chức tại BQL dự án xây dựng giao thông nông thông trên địa bàn huyện Đại Từ chưa có sự phù hợp về số lượng và chất lượng cán bộ quản lý. Số lượng cán bộ còn thiếu và chất lượng yếu không thích hợp với vị trí công tác.

Công tác kiểm tra, giám sát công việc của cán bộ quản lý không được thực hiện thường xuyên nên những sai sót trong quản lý, trong biểu mẫu còn tồn tại.

Hơn nữa, cơ cấu tổ chức là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào hiệu quả công tác quản lý. Một cơ cấu tổ chức khoa học, phù hợp với sự thay đổi của môi trường cạnh tranh, công nghệ và yêu cầu quản lý sẽ phát huy được tính năng động và hiệu quả của mình. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức của BQL dự án xây dựng giao thông nông thông trên địa bàn huyện Đại Từ.

Nội dung giải pháp

- Ban quản lý dự án các công trình xây dựng giao thông nông thôn huyện Đại Từ phải kiện toàn hệ thống cơ cấu tổ chức, thay đổi mối quan hệ giữa các bộ phận, sắp xếp lại mô hình quản lý theo các chuyên ngành dọc và ngang, tạo điều kiện cho việc xử lý những dữ liệu thông tin được giải quyết nhanh chóng.

- Bên cạnh đó, tuỳ theo tính chất công việc ban cần phân cấp quản lý theo chức năng để đảm bảo tính mạch lạc, tránh chồng chéo, mệnh lệnh bị bắc cầu qua nhiều khâu gián tiếp trung gian.

Do ra đời trong một thời gian chưa lâu nên việc quản lý các công việc tại ban vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: Mặc dù, mỗi phòng chức năng của ban đã hoàn thành nhiệm vụ trong phạm vi, lĩnh vực của mình nhưng tổng quan chung, tiến độ chung của cả dự án thì chỉ có lãnh đạo ban mới nắm được, chưa có sự liên kết các công việc giữa các nhóm, phòng. Điều này dẫn đến sự liên kết và giải quyết công việc chưa thật sự linh hoạt và thông suốt trong quản lý tại ban. Chính vì vậy cần phải có sự phân định theo từng cấp và có sự chuyên môn hoá, chia bớt trách nhiệm cho cấp dưới tại ban.

Trong mỗi phòng, nhiệm vụ được phân chia cụ thể theo nhóm thực hiện, cần phải có các giải pháp tạo nên sự liên kết các công việc giữa các nhóm, các phòng và quan trọng hơn cả, mỗi cán bộ công nhân viên cần phải nắm được tổng quan cũng như tình hình chung của toàn dự án để linh hoạt trong việc giải quyết công việc.

Điều kiện thực hiện giải pháp

Cán bộ quản lý, lãnh đạo phải đổi mới tư duy quản lý, đồng thời đảm bảo sự chuyên môn hóa trong công việc.

Thực hiện giao quyền, gắn trách nhiệm đến từng cá nhân và phải triển khai các hoạt động tạo sự gắn kết, đoàn kết giữa các cá nhân trong từng phòng ban.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 83)