Quản lý chặt chẽ chi phí dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 89)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.7. Quản lý chặt chẽ chi phí dự án

Lý do đề xuất giải pháp

Quản lý chi phí dự án thực chất là quá trình quản lý về giá thành công trình. Hiện nay công tác quản lý chi phí các dự án xây dựng GTNT huyện Đại Từ vẫn còn tồn tại một thực tế là chất lượng của các tài liệu dự toán chưa được tốt, nguồn vốn thường bị tính tăng lên - điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn. Đặc biệt trong điều kiện nguồn vốn thực hiện các dự án GTNT của huyện là vốn ngân sách, việc quản lý tốt chi phí đồng nghĩa với việc tiết kiệm được ngân sách cho UBND huyện, tạo điều kiện để huyện phát triển thêm các dự án GTNT khác, tránh lãng phí và thất thoát.

Bên cạnh đó, trong quản lý chi phí các công trinh GTNT của huyện Đại Từ còn tồn tại hạn chế điển hình nữa là: công tác quản lý tiến hành qua nhiều bước gây ảnh hưởng tới thời gian thanh toán và khó khăn cho nhà thầu trong việc tiếp cận với nguồn vốn giải ngân. Chương trình ĐTKB_LAN của BQL dự án phục vụ quản lý chi phí còn hạn chế nên việc nhập liệu mất thời gian, kết xuất báo cáo chưa đúng mẫu theo yêu cầu.

Trước thực trạng này, nhận thấy các giải pháp quản lý tốt chi phí dự án GTNT huyện Đại Từ cần được đề xuất thực hiện:

Nội dung giải pháp

- Đối với các công việc kiến thiết cơ bản tạo nền tảng cho sự phát triển dự án như: công tác khảo sát, lập các báo cáo đến chi phí cho tổ chức khánh thành bàn

giao công trình và đặc biệt chi phí đền bù giải phóng mặt bằng cần tính toán cẩn thận chi tiết đảm bảo dự toán phù hợp với quá trình thực hiện phân bổ vốn theo đúng kế hoạch.

- Cần phải áp dụng chính xác các định mức, đơn giá do Bộ tài chính ban hành đồng thời xem xét bám sát các điều chỉnh, thông tư hướng dẫn của Bộ xây dựng, công văn của Văn phòng chính phủ về tính chi phí xây dựng, đơn giá vật liệu xây dựng trong lĩnh vực GTNT. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay việc giá thép xây dựng, giá vật tư cát, đá, xi măng tăng đột biến có ảnh hưởng nhiều đến việc tính toán chi phí xây dựng, làm cho giá trị công trình ở thời điểm dự toán bị sai lệch so với quá trình thực hiện. Vì vậy, trong hợp đồng khi ký kết cần ghi chi tiết số lượng, đơn giá của từng loại vật liệu, từng khâu công việc.

- Cần tính toán chính xác các công việc trên cơ sở bảng tiên lượng công trình, tiết kiệm nguyên vật liệu và đảm bảo kỹ thuật .

- Kiểm tra sự phù hợp của biện pháp thi công trong thiết kế so với thực tế tiến hành. Nếu có sự sai lệch thì đây cũng là nguyên nhân dẫn đến làm tăng giá thành xây lắp. Vì vậy phải kiểm tra chặt chẽ hồ sơ thiết kế cả về dơn giá lẫn biện pháp thi công , đảm bảo các biện pháp thi công đúng chất lượng và thời gian tránh tình trạng phải sữa chữa hay phá đi làm lại khiến khối lượng phát sinh thêm làm tăng chi phí .

- Ngoại trừ các công trình có tính cấp bách phải áp dụng hình thức chỉ định thầu còn lại các công trình khác nên áp dụng đấu thầu để tạo tính cạnh tranh về giá, tiết kiệm giảm giá thành công trình, đồng thời khi ký kết với nhà thầu Ban cần thoả thuận kỹ với nhà thầu về các điều khoản phát sinh khối lượng trong hợp đồng ký kết.

- Công tác tài chính kế toán: kiện toàn công tác tài chính kế toán theo sự góp ý của UBND huyện, lập dự toán trình duyệt mua phần mềm kế toán để sử dụng trong công việc thanh quyết toán, kịp thời cập nhật, chủ động trong công tác thanh quyết toán.

Điều kiện thực hiện giải pháp

Đội ngũ các cán bộ làm công tác quản lý chi phí phải có đủ trình độ, chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện phân bổ nguồn vốn cho từng giai đoạn của công trình.

Ban quản lý phải cung cấp đầy đủ các thiết bị để họ có thể cập nhật thông tin về tỷ giá, về chế độ chính sách, pháp luật …để việc quyết toán được thực hiện chính xác vừa đảm bảo chất lượng vừa đảm bảo chi phí được duyệt.

Cần bổ sung nguồn kinh phí để đầu tư hệ thống công nghệ, phần mềm ứng dụng trong quản lý dự án.

4.3. Kiến nghị, đề xuất

4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

Nhà nước đóng vai trò là nhà quản lý cao nhất trong công cuộc thúc đẩy sự phát triển toàn diện đất nước. Thông qua một loạt các công cụ quản lý vĩ mô, nhà nước sẽ tiến hành quản lý các hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình GTNT cũng không nằm ngoài sự quản lý đó. Chính vì vậy nhà nước cần đưa ra một loạt các biện pháp thiết thực và hiệu quả nhằm tạo ra một môi trường ổn định cho tất cả các ngành. Riêng đối với dự án đầu tư xây dựng GTNT và các dự án xây dựng, nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách, các quy chế… để tất cả các cấp, các ngành theo đó thực hiện. Cụ thể như:

- Cần sớm ban hành và hoàn thiện Luật xây dựng để sớm đưa các hoạt động xây dựng vào một khung hoạt động có kế hoạch và hiệu quả.

- Khắc phụ tình trạng thiếu đồng bộ, bị chồng chéo của hệ thống pháp luật, giảm bớt tình trạng cửa quyền, sách nhiễu, quan liêu, hách dịch… Bên cạnh đó nhà nước cần tăng cường vai trò, trách nhiệm, chức năng và sự điều hoà phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước theo hướng giản đơn các thủ tục hành chính.

- Cần đơn giản hoá mọi thủ tục đầu tư, trình xét duuyệt văn bản có liên quan đến hoạt động đầu tư. Các cơ quan trong hệ thống tổ chức của nhà nước phải nhận thức được rằng các công việc họ đang làm trước hết là phục vụ, hỗ trợ sau đó mới là thực hiện kiểm tra, xử phạt .

- Riêng trong hoạt động đấu thầu là một hoạt động có ảnh hưởng rất lớn đến công cuộc thực hiện đầu tư xây dựng thì vẫn còn tồn tại các hiện tượng như giá trúng thầu thấp hơn rất nhiều so với giá dự thầu, vì thế điều cần thiết là phải đưa ra được một pháp lệnh chống phá giá trong đấu thầu, trong đó cần thiết đưa ra một điều luật là

“người dự thầu không được cạnh tranh bằng cách báo giá dự thầu thấp hơn giá thành” để loại bỏ những nhà thầu phá giá. Nhà nước cần tạo mọi điều kiện để các cơ quan quản lý tiến hành quản lý hoạt động đấu thầu vừa thông thoáng vừa chặt chẽ, để các đơn vị vận dụng được quy chế đấu thầu linh hoạt hơn, đem lại hiệu quả cao hơn.

- Bên cạnh đó, vấn đề vật tư thiết bị ngành xây dựng còn quá nghèo nàn, lạc hậu, nhiều thiết bị chuyên dùng còn thiếu, phải nhập mua từ nước ngoài, do đó chi phí xây dựng cũng tăng lên rất nhiều, gây khó khăn cho công cuộc thực hiện đầu tư. Chính vì vậy, nhà nước cần xác định rõ vai trò quan trọng của nhu càu phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và nhu cầu phát triển, mở rộng quy hoạch phát triển GTNT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và huyện Đại Từ để từ đó có kế hoạch cấp phát vốn đầu tư phát triển các công trình xây dựng một cách cụ thể và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về công nghệ cho việc xây dựng công trình.

- Nhà nước cần đầu tư để phát triển khoa học công nghệ kỹ thuật nhằm sáng chế ra các trang thiết bị hiện đại nhằm giảm chi phí thực hiện đầu tư và phục vụ đắc lực cho các công tác; khảo sát, đo đạc, lập thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán …

- Nhà nước cần lập nên một hệ thống quản lý các tài liệu chuyên ngành qua các thời kỳ để khai thác có hiệu quả và tiết kiệm cho các giai đoạn.

- Nhà nước cần có các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đào tạo những kỹ sư có chuyên môn, có kinh nghiệm dày dạn để đảm bảo cho chất lượng công trình đầu tư.

- Nhà nước cần đưa ra chính sách đền bù thoả đáng để dảm bảo lợi ích cho người dân bị thu hồi đất đồng thời công tác giải phóng mặt bằng đảm bảo tiến độ.

4.3.2.Kiến nghị với Bộ Giao thông

Bộ Giao thông thực hiện việc quản lý Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Với tư cách như vậy, Bộ thực hiện quản lý tầm vĩ mô các hoạt động trong phạm vi quản lý của mình thông qua việc ban hành các quy phạm , các tiêu chuẩn, các định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan đến các công trình sau khi thống nhất với Bộ xây dựng. Vì vậy để có thể nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án thì Bộ Giao thông cần có những hoạt động như:

- Bộ cần đưa ra một hệ thống các định mức, tiêu chuẩn rõ ràng chi tiết và ổn định. - Bộ cần bám sát các Nghị định của chính phủ và các thay đổi có liên quan để kịp thời ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế và môi truờng đầu tư hiện nay.

- Bộ phải yêu cầu các Sở Giao thông các tỉnh kết hợp với chính quyền địa phương để xây dựng nên các định mức, các tiêu chuẩn phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, thành phố đó nhằm nâng cao chất lượng quản lý nói chung.

4.3.3. Kiến nghị đối với UBND huyện Đại Từ

UBND huyện Đại Từ là cơ quan trực tiếp quản lý tất cả các đơn vị hành chính, sự nghiệp, kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Ban quản lý dự xây dựng công trình GTNT trên địa bàn là một trong những đơn vị sự nghiệp thuộc UBND, do đó mọi quy định, chế độ của ban đều do UBND huyện quyết định. Vì vậy để có thể nâng cao hiệu quả công tác quản lý của ban thì Sở cần có một số điều chỉnh sau:

- Đề nghị UBND huyện quan tâm giúp đỡ giải quyết nhanh gọn các thủ tục, hồ sơ khi ban quản lý dự án trình.

- Đề nghị ban tổ chức chính quyền tUBND huyện tạo điều kiện để hoàn thiện công tác tổ chức của ban: bổ sung biên chế, bổ sung cơ sở vật chất .

- Đề nghị Đảng uỷ, ban lãnh đạo và các phòng ban thuộc UBND huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo sát sa, giúp đỡ ban nhiều hơn nữa trong mọi lĩnh vực công tác.

- Cần phân cấp thẩm quyền,mở rộng phạm vi quyền hạn cho Ban quản lý dự án GTNT trên địa bàn.

- Xây dựng hệ thống lương thưởng, phạt để khuyến khích những người hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và chấn chỉnh một số cá nhân có thái độ chưa thật chú tâm vào công việc.

- Có các chương trình đào tạo sâu hơn về quản lý dự án

- Tăng thêm quyền hạn cho các cán bộ của Ban, đặc biệt là những kỹ sư giám sát để tạo nên tính chủ động trong công việc .

- Xây dựng hệ thống thông tin về tình hình dự án để các cán bộ quản lý có thể cập nhật tin tức hàng ngày đáp ứng yêu cầu quản lý.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Nội dung chủ yếu của chương 4, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án xây dựng GTNT trên địa bàn huyện Đại Từ. Theo đó, các giải pháp được tác giả đưa ra gồm: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện bộ máy tổ chức; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; hoàn thiện công tác quản lý lập ké hoạch; hoàn thiện công tác quản lý tiến độ; công tác quản lý chi phí và quản lý chất lượng dự án.

Bên cạnh đó, để đảm bảo công tác quản lý dự xây dựng GTNT đạt hiệu quả cao nhất, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước, với Bộ giao thông và với UBND huyện Đại Từ là những cơ quan quản lý đối với mọi hoạt động của BQL dự án xây dựng GTNT trên địa bàn huyện.

KẾT LUẬN

Có thể nói rằng quản lý dự án các công trình giao thông nông thôn là một trong những công tác quan trọng nhằm đạt hiệu quả cao khi tiến hành bất kỳ một hoạt động đầu tư nào. Thời gian qua, công tác quản lý dự án xây dựng GTNT trên địa bàn huyện Đại Từ đã phát huy được vai trò tích cực của mình, góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển chung của tỉnh Thái Nguyên. Qua luận văn này, tác giả đã hiểu được những hoạt động chính của ban quản lý dự án, hiểu được tầm quan trọng, vị trí của ban cũng như của việc quản lý đối với quá trình đầu tư xây dựng các công trình GTNT trong công cuộc phát triển kinh tế, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nhằm ngày càng nâng cao diện mạo hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn huyện. Việc thực hiện, đề tài nghiên cứu, tác giả đã đạt được một vài kết quả sau:

- Thực hiện hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận về công tác quản lý các dự án xây dựng giao thông nông thôn, làm bật nội dung của công tác quản lý dự án xây dựng giao thông nông thôn và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác này.

- Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng GTNT trên địa bàn huyện Đại Từ thông qua phân tích các nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án công trình xây dựng giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện. Từ đó, tác giả thực hiện tổng hợp kết quả đạt được cũng như tồn tại hạn chế trong công tác này của huyện làm cơ sơ đề xuất các giải pháp.

- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng GTNT trên địa bàn huyện. Góp phần thay đổi toàn diện hệ thống giao thông trong huyện thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thời gian tới.

Mặc dù có nhiều cố gắng song đề tài nghiên cứu là một vấn đề phức tạp nên trong quá trình thực hiện nghiên cứu không thể tránh được những hạn chế xuất phát từ phạm vi nghiên cứu hẹp, trình độ nghiên cứu hạn chế, những nhận xét, đánh giá đôi khi mang tính chủ quan của tác giả. Do đó, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Đáng (2008), Giáo trình quản lý dự án xây dựng, Nhà xuất bản Thống kê.

2. Bùi Mạnh Hùng (2009), Giáo trình kinh tế xây dựng, Nhà xuất bản xây dựng. 3. Kết quả thanh tra số 2042/XD-KLTTr về Công tác quản lý xây dựng công trình

của huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.

4. Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Quốc hội ban hành ngày 26/11/2013.

5. Luật xây dựng số 50/2014/QH13, Quốc hội ban hành ngày 18/6/2014.

6. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về Quản lý chất lượng công trình. 7. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 8. Đỗ Xuân Nghĩa (2011), "Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn", Tạp chí Nghiên

cứu kinh tế, số 23, 2011.

9. Nguyễn Bạch Nguyệt (2013), Giáo trình lập dự án đầu tư, Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

10.Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2007), Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Thống kê Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 89)