Hoàn thiện công tác quản lý tiến độ dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 85)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.5. Hoàn thiện công tác quản lý tiến độ dự án

Lý do đề xuất giải pháp

Trong quản lý dự án GTNT huyện Đại Từ, còn phát sinh nhiều hạng mục công trình bị chậm trễ tiến độ so với hợp đồng. Công tác quản lý chưa ứng dụng được các phần mềm tiên tiến để tối ưu hòa việc lập kế hoạch thực hiện dự án

Do đó, Ban quản lý dự án xây dựng công trình giao thông nông thôn huyện Đại Từ cần phải quản lý chặt chẽ tiến độ dự án không chỉ trong giai đoạn thi công mà phải trong tất cả các khâu của dự án từ khi nhận được nhiệm vụ thực hiện từ UBND huyện, lập báo cáo, thẩm tra phê duyệt đến tổ chức nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.

Nội dung giải pháp

Để đảm bảo về tiến độ thời gian cho dự án, dưới đây tác giả xin được nêu ra một số hướng giải pháp chính:

-Về mục tiêu: Phải nắm bắt được mục tiêu dự án, gắn mục tiêu của dự án đi cùng với toàn bộ những công việc của dự án từ đó lập kế hoạch dự án chi tiết và phù hợp nhất với mục tiêu.

- Thực hiện công tác thẩm định trình duyệt BCNCKT, TKKT-TDT …theo đúng thời gian cho phép, tránh tình trạng để ứ đọng hoặc kéo dài, giảm bớt các khâu trung gian, tiết kiệm thời gian, đảm bảo tiến độ đưa công trình vào sử dụng, đảm bảo tiến độ chung của toàn bộ dự án.

- Bên cạnh đó, giai đoạn thực hiện đầu tư là giai đoạn quan trọng và chiếm phần lớn thời gian nên việc lựa chọn hình thức thực hiện dự án thích hợp ở giai đoạn thực hiện đầu tư là điều cần thiết. Cần phải có những đánh giá, phân tích và tham khảo phương thức thực hiện đầu tư các công trình giao thông nông thôn ở địa bàn lân cận và kết hợp với những yếu tố đặc thù của dự án trên địa bàn huyên Đại Từ.

- Tiến hành quản lý thời gian nghiệm thu của từng hạng mục công trình một cách chặt chẽ, muốn thế cần phải lên kế hoạch thời gian nghiệm thu một cách chi tiết đồng thời thanh toán và cung ứng vốn kịp thời tạo thuận lợi cho việc thực hiện các công việc tiếp theo.

-Thành lập một hệ thống thưởng phạt rõ ràng trong việc đảm bảo thời gian cho dự án, đặc biệt là các điều khoản về kinh tế - đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhà thầu thi công vì vậy sẽ mang tính hiệu lực cao. Cần có các biện pháp khuyến khích cũng như quy định mức tiền thưởng trong hợp đồng nếu như dự án hoàn thành sớm hơn so với dự kiến nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, chi phí đồng

thời quy định mức tiền phạt đối với những nhà thầu chậm tiến độ hoặc có những biện pháp phạt trực tiếp như từ chối nhà thầu thực hiện tiếp các phần việc sau…

Điều kiện thực hiện dự án

Cần có bộ phận liên tục cập nhập, tổ chức giao ban tiến độ, báo cáo tiến độ của dự án theo tuần, tháng, quý.

Cần có đội ngũ nhân lực đảm bảo chất lượng để đánh giá phân tích tình hình thực hiện dự án sát với thực tế.

Các cơ quan chức năng chuyên môn cần đẩy nhanh công tác phê duyệt BCNCKT, TKKT-TDT… theo đúng thời gian cho phép, không để kéo dài lâu làm chậm tiện độ thực hiện dự án.

4.2.6. Tăng cường công tác quản lý chất lượng dự án

Lý do đề xuất giải pháp

Quản lý chất lượng dự án GTNT sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sử dụng sau này của người dân, do vậy cần thiết phải có được những biện pháp quản lý thường xuyên và xuyên suốt quá trình thực hiện công cuộc đầu tư. Vì vậy, xây dựng các biện pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng dự án là cần thiết.

Sau đây là một số nội dung giải pháp cho quản lý chất lượng.

Nội dung giải pháp

+ Quản lý chất lượng tư vấn: Công trình xây dựng GTNT có khả thi hay không thì ngay từ khâu đầu tiên Ban phải lựa chọn được tư vấn lập BCNCKT, TKKT-TDT… phù hợp. Bởi lẽ chất lượng công trình phụ thuộc nhiều vào hồ sơ thiết kế và các chỉ tiêu kinh tế tài chính. Hiện nay tại Ban đối với tuyển chọn tư vấn thông thừờng là áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế, Ban có thể mở rộng các hình thức tuyển chọn từ đó tạo nên tính cạnh tranh giữa các nhà thầu nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng tư vấn.

+ Quản lý chất lượng nhà thầu thi công xây dựng công trình GTNT: khi xét thầu phải lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực kinh nghiệm, có đội ngũ cán bộ công nhân đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hiện nay Ban đã có sự đa dạng hoá hình thức lựa chọn nhà thầu, tuỳ theo quy mô dự án mà thực hiện chỉ định thầu hay đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế. Tuy nhiên phương thức thực hiện áp dụng là

một túi hồ sơ vì vậy cần tăng cường hình thức đấu thầu hai túi hồ sơ để loại bỏ ngay những nhà thầu không đảm bảo về mặt kỹ thuật công trình.

+ Về giám sát kỹ thuật công trình dự án:

- Đối với tư vấn thiết kế: Ban quản lý thường xuyên yêu cầu tư vấn thiết kế thực hiện nhiệm vụ giám sát tác giả của đề án thiết kế, bổ sung sửa đổi kịp thời những phát sinh, sai sót trong quá trình thi công.

- Đối với nhà thầu: Ban phải kiểm tra và yêu cầu nhà thầu có đầy đủ bộ máy tự kiểm chất lượng thi công của mình tại công trường, phải có chỉ huy trưởng công trường để giám sát kỹ thuật thi công, có bộ phận kiểm tra vật tư thiết bị trước khi đưa vào lắp đặt và các trang thiết bị thí nghiệm tại hiện trường…

- Đối với bộ phận giám sát của Ban phải là những người có trách nhiệm, năng lực và đạo đức để thường xuyên có mặt tại hiện trường giám sát quá trình thi công sao cho đúng như thiết kế ban đầu. Bên cạnh đó nâng cao trình độ của cán bộ quản lý dự án về kỹ năng thẩm tra, tinh thần trách nhiệm và cần thiết trang bị đầy đủ các phương tiện thiết bị kiểm tra, các phần mềm quản lý chất lượng.

- Chú trọng công tác nghiệm thu chất lượng và khối lượng từng hạng mục, từng công việc đã hoàn thành. Chỉ cho phép tiếp tục thực hiện các công việc tiếp theo khi các công việc trước đó đạt yêu cầu về chất lượng. Ngoài ra, khi hoàn thành toàn bộ công trình, cần phải tiến hành tổng nghiệm thu đồng thời kiểm tra các văn bản giấy tờ liên quan trong suốt quá trình nghiệm thu để đảm bảo về chất lượng.

+ Bên cạnh đó có thể xem xét giải pháp về một số hoạt động của Ban khi tiến hành quản lý chất lượng như:

- Ban giám đốc tập trung chỉ đạo các dự án trọng điểm, các đồng chí phó giám đốc ban sẽ được phân công nhiệm vụ cụ thể để điều hành có hiệu quả từng dự án. Tập trung cán bộ có năng lực và thực hiện các dự án khó, trọng điểm những công trình giao thông đi qua những khu vực khó khăn, miền núi của huyện Đại Từ.

- Phân công cụ thể cán bộ theo dõi, chủ động bám sát quá trình thực hiện dự án đôn đốc tiến độ thực hiện của đơn vị thi công, phối hợp đồng bộ với các cơ quan chuyên ngành.

Điều kiện thực hiện giải pháp

Ban quản lý dự án các công trình GTNT trên địa bàn huyện Đại Từ cần tuân thủ chặt chẽ các điều lệnh được quy định trong Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng giao thông.

Cần có những đề xuất kịp thời về những vướng mắc trong cơ chế với các ngành chức năng và UBND huyện để giúp đỡ giải quyết.

Đội ngũ cán bộ quản lý dự án phải được đào tạo chuyên sâu trong công tác quản lý chất lượng tư vấn; quản lý chất lượng nhà thầu thi công xây dựng công trình GTNT; và giám sát kỹ thuật công trình dự án.

4.2.7. Quản lý chặt chẽ chi phí dự án

Lý do đề xuất giải pháp

Quản lý chi phí dự án thực chất là quá trình quản lý về giá thành công trình. Hiện nay công tác quản lý chi phí các dự án xây dựng GTNT huyện Đại Từ vẫn còn tồn tại một thực tế là chất lượng của các tài liệu dự toán chưa được tốt, nguồn vốn thường bị tính tăng lên - điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn. Đặc biệt trong điều kiện nguồn vốn thực hiện các dự án GTNT của huyện là vốn ngân sách, việc quản lý tốt chi phí đồng nghĩa với việc tiết kiệm được ngân sách cho UBND huyện, tạo điều kiện để huyện phát triển thêm các dự án GTNT khác, tránh lãng phí và thất thoát.

Bên cạnh đó, trong quản lý chi phí các công trinh GTNT của huyện Đại Từ còn tồn tại hạn chế điển hình nữa là: công tác quản lý tiến hành qua nhiều bước gây ảnh hưởng tới thời gian thanh toán và khó khăn cho nhà thầu trong việc tiếp cận với nguồn vốn giải ngân. Chương trình ĐTKB_LAN của BQL dự án phục vụ quản lý chi phí còn hạn chế nên việc nhập liệu mất thời gian, kết xuất báo cáo chưa đúng mẫu theo yêu cầu.

Trước thực trạng này, nhận thấy các giải pháp quản lý tốt chi phí dự án GTNT huyện Đại Từ cần được đề xuất thực hiện:

Nội dung giải pháp

- Đối với các công việc kiến thiết cơ bản tạo nền tảng cho sự phát triển dự án như: công tác khảo sát, lập các báo cáo đến chi phí cho tổ chức khánh thành bàn

giao công trình và đặc biệt chi phí đền bù giải phóng mặt bằng cần tính toán cẩn thận chi tiết đảm bảo dự toán phù hợp với quá trình thực hiện phân bổ vốn theo đúng kế hoạch.

- Cần phải áp dụng chính xác các định mức, đơn giá do Bộ tài chính ban hành đồng thời xem xét bám sát các điều chỉnh, thông tư hướng dẫn của Bộ xây dựng, công văn của Văn phòng chính phủ về tính chi phí xây dựng, đơn giá vật liệu xây dựng trong lĩnh vực GTNT. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay việc giá thép xây dựng, giá vật tư cát, đá, xi măng tăng đột biến có ảnh hưởng nhiều đến việc tính toán chi phí xây dựng, làm cho giá trị công trình ở thời điểm dự toán bị sai lệch so với quá trình thực hiện. Vì vậy, trong hợp đồng khi ký kết cần ghi chi tiết số lượng, đơn giá của từng loại vật liệu, từng khâu công việc.

- Cần tính toán chính xác các công việc trên cơ sở bảng tiên lượng công trình, tiết kiệm nguyên vật liệu và đảm bảo kỹ thuật .

- Kiểm tra sự phù hợp của biện pháp thi công trong thiết kế so với thực tế tiến hành. Nếu có sự sai lệch thì đây cũng là nguyên nhân dẫn đến làm tăng giá thành xây lắp. Vì vậy phải kiểm tra chặt chẽ hồ sơ thiết kế cả về dơn giá lẫn biện pháp thi công , đảm bảo các biện pháp thi công đúng chất lượng và thời gian tránh tình trạng phải sữa chữa hay phá đi làm lại khiến khối lượng phát sinh thêm làm tăng chi phí .

- Ngoại trừ các công trình có tính cấp bách phải áp dụng hình thức chỉ định thầu còn lại các công trình khác nên áp dụng đấu thầu để tạo tính cạnh tranh về giá, tiết kiệm giảm giá thành công trình, đồng thời khi ký kết với nhà thầu Ban cần thoả thuận kỹ với nhà thầu về các điều khoản phát sinh khối lượng trong hợp đồng ký kết.

- Công tác tài chính kế toán: kiện toàn công tác tài chính kế toán theo sự góp ý của UBND huyện, lập dự toán trình duyệt mua phần mềm kế toán để sử dụng trong công việc thanh quyết toán, kịp thời cập nhật, chủ động trong công tác thanh quyết toán.

Điều kiện thực hiện giải pháp

Đội ngũ các cán bộ làm công tác quản lý chi phí phải có đủ trình độ, chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện phân bổ nguồn vốn cho từng giai đoạn của công trình.

Ban quản lý phải cung cấp đầy đủ các thiết bị để họ có thể cập nhật thông tin về tỷ giá, về chế độ chính sách, pháp luật …để việc quyết toán được thực hiện chính xác vừa đảm bảo chất lượng vừa đảm bảo chi phí được duyệt.

Cần bổ sung nguồn kinh phí để đầu tư hệ thống công nghệ, phần mềm ứng dụng trong quản lý dự án.

4.3. Kiến nghị, đề xuất

4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

Nhà nước đóng vai trò là nhà quản lý cao nhất trong công cuộc thúc đẩy sự phát triển toàn diện đất nước. Thông qua một loạt các công cụ quản lý vĩ mô, nhà nước sẽ tiến hành quản lý các hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình GTNT cũng không nằm ngoài sự quản lý đó. Chính vì vậy nhà nước cần đưa ra một loạt các biện pháp thiết thực và hiệu quả nhằm tạo ra một môi trường ổn định cho tất cả các ngành. Riêng đối với dự án đầu tư xây dựng GTNT và các dự án xây dựng, nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách, các quy chế… để tất cả các cấp, các ngành theo đó thực hiện. Cụ thể như:

- Cần sớm ban hành và hoàn thiện Luật xây dựng để sớm đưa các hoạt động xây dựng vào một khung hoạt động có kế hoạch và hiệu quả.

- Khắc phụ tình trạng thiếu đồng bộ, bị chồng chéo của hệ thống pháp luật, giảm bớt tình trạng cửa quyền, sách nhiễu, quan liêu, hách dịch… Bên cạnh đó nhà nước cần tăng cường vai trò, trách nhiệm, chức năng và sự điều hoà phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước theo hướng giản đơn các thủ tục hành chính.

- Cần đơn giản hoá mọi thủ tục đầu tư, trình xét duuyệt văn bản có liên quan đến hoạt động đầu tư. Các cơ quan trong hệ thống tổ chức của nhà nước phải nhận thức được rằng các công việc họ đang làm trước hết là phục vụ, hỗ trợ sau đó mới là thực hiện kiểm tra, xử phạt .

- Riêng trong hoạt động đấu thầu là một hoạt động có ảnh hưởng rất lớn đến công cuộc thực hiện đầu tư xây dựng thì vẫn còn tồn tại các hiện tượng như giá trúng thầu thấp hơn rất nhiều so với giá dự thầu, vì thế điều cần thiết là phải đưa ra được một pháp lệnh chống phá giá trong đấu thầu, trong đó cần thiết đưa ra một điều luật là

“người dự thầu không được cạnh tranh bằng cách báo giá dự thầu thấp hơn giá thành” để loại bỏ những nhà thầu phá giá. Nhà nước cần tạo mọi điều kiện để các cơ quan quản lý tiến hành quản lý hoạt động đấu thầu vừa thông thoáng vừa chặt chẽ, để các đơn vị vận dụng được quy chế đấu thầu linh hoạt hơn, đem lại hiệu quả cao hơn.

- Bên cạnh đó, vấn đề vật tư thiết bị ngành xây dựng còn quá nghèo nàn, lạc hậu, nhiều thiết bị chuyên dùng còn thiếu, phải nhập mua từ nước ngoài, do đó chi phí xây dựng cũng tăng lên rất nhiều, gây khó khăn cho công cuộc thực hiện đầu tư. Chính vì vậy, nhà nước cần xác định rõ vai trò quan trọng của nhu càu phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và nhu cầu phát triển, mở rộng quy hoạch phát triển GTNT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và huyện Đại Từ để từ đó có kế hoạch cấp phát vốn đầu tư phát triển các công trình xây dựng một cách cụ thể và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về công nghệ cho việc xây dựng công trình.

- Nhà nước cần đầu tư để phát triển khoa học công nghệ kỹ thuật nhằm sáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 85)