Lập bộ chứng từ thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xk hàng nông sản tại công ty tnhh sx cn việt delta​ (Trang 29 - 30)

Yêu cầu của bộ chứng từ là chính xác và phù hợp với yêu cầu của L/C, nếu thanh toán bằng phương thức khác thì theo yêu cầu của HĐ hoặc của ngân hàng.

Bộ chứng từ thanh toán gồm: PTTT (thường là hối phiếu) và các chứng từ gửi hàng (shipping document). Cụ thể thường có:

 Hối phiếu thương mại

 Vận đơn đường biển sạch

 Giấy chứng nhận bảo hiểm

 Hóa đơn thương mại

 Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa

 Giấy chứng nhận trọng lượng, khối lượng

 Giấy chứng nhận xuất xứ

 Phiếu đóng gói hàng hóa

 Giấy kiểm dịch thực vật( nếu hàng bán phải kiểm dịch) Khi lập bộ chứng từ thanh toán bằng L/C cần lưu ý các điểm sau:

o Tất cả các chứng từ phải được tuân theo đúng các yêu cầu của L/C về: số bảng, mô tả hàng hoá, thời hạn lập, ghi ký mã hiệu số lượng hàng hoá, ngày cấp…

o Nếu vận đơn là loại ký hậu để trống (Blank endosed) thì người gửi hàng phải ký hậu vào đơn trước khi chuyển giao cho ngân hàng.

o Nếu hàng hoá gửi lên tàu vượt quá số lượng qui định trong L/C thì nhà XK phải tham khảo ý kiến của người mua trước khi gửi, trên cơ sở được sự chấp nhận của người mua mới giao hàng lên tàu. Khi lập bộ chứng từ thanh toán cần 2 bộ như sau:

 Một bộ hoàn toàn phù hợp với L/C để thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.

 Bộ thứ hai lập cho lượng hàng hoá dư ra và sẽ thanh toán theo D/A, D/P, hoặc T/T…

 Bộ chứng từ lập xong cần kiểm tra kỹ lưỡng xuất trình cho ngân hàng để thanh toán hoặc chiết khấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xk hàng nông sản tại công ty tnhh sx cn việt delta​ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)