5. Bố cục của đề tài
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Kho bạc Nhà nước huyện Phú Lương
Từ kinh nghiệm về quản lý chi NSNN ở các huyện lân cận, có thể rút ra một số bài học để nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN tại KBNN huyện Phú Lương, phát huy được vai trò của cấp chính quyền địa phương trong thực hiện phát triển các mục tiêu KT- XH, phát huy được tính chủ động và tính chịu trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách.
Một là: Trong lập và phân bổ ngân sách cần tiếp tục tập trung chi NSNN cho
nhiệm vụ chi ĐTPT và phù hợp với yêu cầu phát triển của huyện. Chi đầu tư phát triển phải bám sát yêu cầu phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển ngành kinh tế mũi nhọn, đó là: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, hàng may mặc, hàng tiêu dùng... Đồng thời, tập trung thực hiện các chương trình KT-XH của Huyện: xóa đói giảm nghèo, kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, điện chiếu sáng công cộng...
Hai là: Trong chi thường xuyên, ưu tiên cho sự nghiệp GD-ĐT, sự nghiệp y
tế, sự nghiệp kinh tế, môi trường và KHCN, thực hiện các chính sách xã hội, chủ động bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, bố trí kinh phí chi hành chính hợp
36
Ba là: Tăng cường hiệu quả quản lý chi NSNN, đảm bảo chấp hành đúng dự
toán được duyệt, thực hiện quản lý tốt kế hoạch ngân sách tháng, quý đã xác định.Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả chi đầu tư và chi thường xuyên của NSNN.
Bốn là: Trong quản lý chi ĐTPT: nâng cao năng lực của các chủ đầu tư, nâng
cao chất lượng công tác tư vấn, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, chất lượng trong tất cả các khâu như lập dự án, thẩm định dự án và giám sát thi công tăng cường quản lý chất lượng các công trình…Tập trung khắc phục những tồn tại hạn chế trong quản lý vốn đầu tư như; việc xây dựng kế hoạch vốn hàng năm không để xảy ra tình trạng dàn trải vốn đầu tư dẫn đến chậm tiến độ thi công công trình và nợ đọng XDCB kéo dài.
Năm là: Mở rộng quyền chủ động, tự chủ tài chính cho các đơn vị nói riêng,
cấp ngân sách nói chung, phát huy tối đa khả năng tài chính, loại bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách cấp trên. Cần tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đồng thời có chế tài xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong thực hiện quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN là giải pháp quan trọng cho việc tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí chi NSNN.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát thường xuyên, theo đúng định kỳ kế hoạch, thậm chí đối với từng nội dung chi. Mọi khoản chi đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ góp phần đảm bảo kỷ cương tài khóa Nhà nước, đảm bảo mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí đối với từng khoản chi, đảm bảo mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí đối với từng khoản chi, đảm bảo tính công khai, minh bạch. Không để số chi chuyển nguồn chiếm tỷ trọng lớn, việc thực hiện các khoản chi chậm làm cho hiệu quả của khoản chi không cao.
Từ những cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN và những đặc điểm của KBNN trong chương này giúp chúng ta thấy rõ những nguyên tắc cơ bản và những nội dung chủ yếu trong quản lý chi NSNN của KBNN, qua đó làm rõ tính chất, vị trí, vai trò của KBNN trong công tác quản lý chi NSNN tại KBNN.
37
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Phú Lương như thế nào?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Phú Lương?
- Để nâng cao quản lý chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Phú Lương cần có những giải pháp nào?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Khung phân tích
Hình 2.1. Khung phân tích công tác kiểm soát chi ngân sách cấp huyện qua KBNN huyện Phú Lương CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KBNN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ CẤP HUYỆN Thực trạng tổ chức công tác kiểm soát chi NSNN cấp huyện -Tình hình chi NSNN của KBNN Phú Lương - Thực trạng công tác quản lý quỹ và nhiệm vụ chi NSNN
- Thực trạng thanh toán chi NSNN
- Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra chế độ chi NSNN
Tổ chức công tác kiểm soát chi NSNN cấp huyện - Nội dung kiểm soát chi
- Hình thức tổ chức kiểm soát chi - Phương pháp, Trình tự thủ tục, hồ sơ kiểm soát chi
Hoàn thiện tổ chức công tác kiểm soát chi NSNN cấp huyện - Nội dung kiểm soát chi.
- Hình thức tổ chức kiểm soát chi
- Phương pháp, Trình tự thủ tục, hồ sơ kiểm soát chi
38
Khung phân tích là một công cụ hữu ích giúp tìm hiểu vấn đề một cách có trình tự và logic. Xây dựng khung phân tích nhằm sắp xếp trật tự, phân tích các vấn đề liên quan đến đề tài một cách trật tự, logic có được hướng phân tích đảm bảo mục tiêu đề tài đã đề ra, từ đó đưa ra được kết luận, đánh giá chung cho vấn đề đang nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập các văn bản, tài liệu các nguồn số liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó, nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu của đề tài.
Thông tin dữ liệu của đề tài chủ yếu là dữ liệu thứ cấp. Ưu điểm của dữ liệu thứ cấp là dễ tìm kiếm, tìm kiếm nhanh, dữ liệu thứ cấp đã tồn tại sẵn và vấn đề đơn thuần chỉ là phát hiện ra chúng. Vì vậy thời gian để thu thập dữ liệu thứ cấp chính là thời gian để tác giả Luận văn hiểu sâu sắc hơn vấn đề, nôi dung của công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước của mình.
Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan Thống kê trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên, của huyện và các xã huyện Phú Lương, các tổ chức, dự án, chương trình đã có các hoạt động tại huyện, các tài liệu xuất bản liên quan đến huyện; những số liệu này đã được thu thập chủ yếu ở Cục thống kê Thái Nguyên; Chi cục Thống kê huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Nội vụ, phòng Lao động thương binh - Xã hội, phòng Tài nguyên- Môi trường, phòng Kinh tế-Hạ tầng, phòng Y tế, phòng Giáo dục- Đào tạo, phòng Tài chính-Kế hoạch... huyện Phú Lương, luận văn sử dụng các số liệu điều tra kinh tế - xã hội trong các vùng của huyện; luận văn thừa kế các tài liệu đã công bố trước đây.
2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là
39
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành
những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra những thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó. Từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
Tổng hợp là quá trình ngược lại với quá trình phân tích, nhưng nó lại hỗ trợ
cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Trong nghiên cứu tổng hợp có vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể, từ sự phân tích khái khoát nắm bắt được định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.
Phương pháp phân tích được sử dụng trong luận văn để đánh giá công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN nói chung và thực trạng công tác quản lý chi NSNN qua KBNN huyện Phú Lương nói riêng. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN qua KBNN huyện Phú Lương.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong luận văn để tổng hợp đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại hạn chế và những vấn đề đặt ra cần được giải quyết trong công tác quản lý chi NSNN qua KBNN huyện Phú Lương.
Phương pháp thống kê
Thống kê mô tả các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, cơ sở lý luận về công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Sau khi thu thập số liệu liên quan đến đề tài, tiến hành thống kê, mô tả và tổng hợp các số liệu, thống kê về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của
40
tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện đề tài. Các nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm: Dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo, được thống kê, tính toán thành những chỉ tiêu để đánh giá công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Phú Lương.
Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau.
Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng tăng tưởng các chỉ tiêu. So sánh làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả công tác quản lý chi NSNN qua KBNN huyện Phú Lương.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh chất lượng kiểm soát chi NSNN qua KBNN
Các chỉ tiêu chủ yếu đặt ra là xem xét toàn bộ quá trình kiểm soát thanh toán đặc biệt là việc chấp hành các chế độ quản lý tài chính đối với từng khoản chi NSNN, từng nguồn vốn để phát hiện sai trái chống tiêu cực thất thoát. Đó là kiểm tra kiểm soát giữa tiêu chuẩn chế độ theo quy định của nhà nước, giá trị chấp nhận thanh toán của KBNN với giá trị đề nghị thanh toán của đơn vị sử dụng NSNN. Về phương diện quản lý chi NSNN nói chung, các chỉ tiêu thường được sử dụng như:
+ Tỷ trọng các khoản chi thường xuyên so với tổng chi ngân sách. + Tốc độ tăng chi NSNN so với GDP
+ Thực chi thường xuyên so với dự toán. + Thực chi đầu tư phát triển so với dự toán
+ Tốc độ tăng chi ĐTPT so với tốc độ tăng GDP…
Đối với hoạt động quản lý chi NSNN của KBNN, có thể nói các tiêu chí đánh giá tập trung vào việc đánh giá quá trình thực hiện chức năng: chi trả, kiểm soát chi NSNN như: Tổng số chi NSNN được Quản lý qua KBNN, Số chi NSNN được Quản lý chi theo từng cấp ngân sách,…
Các chỉ tiêu thống kê đánh giá công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN là: - Số món KBNN từ chối chi.
41
- Số tiền KBNN từ chối do chưa đủ thủ tục, sai chính sách, chế độ.
2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quy mô kiểm soát chi NSNN qua KBNN
Các chỉ tiêu chủ yếu đặt ra là xem xét toàn bộ quá trình kiểm soát thanh toán qua các năm phát triển theo xu hướng nào, thông qua các nội dung để đánh giá như sau:
- Số lượng hồ sơ, số tiền kiểm soát chi NSNN qua KBNN
- Mức thực hiện Chi NSNN theo kế hoạch: Tỷ lệ (%) chi NSNN đã thực hiện so với kế hoạch, dự toán đã bố trí trong năm ngân sách.
42
Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Phú Lương
- Vị trí địa lý: Phú Lương là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên có đường quốc lộ 3 chạy qua huyện với chiều dài 38km. Với tổng diện tích tự nhiên là 369,34 km2 gồm thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên và 14 xã. Phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Bắc giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn, phía Đông giáp với huyện Đồng Hỷ, phía Nam giáp với thành phố Thái Nguyên. Là một huyện có địa hình tương đối phức tạp và nhiều đồi núi dốc. Vì vậy đây là một trong những khó khăn của huyện trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông vân tải.
- Khí hậu: Phú Lương có điều kiện khí hậu đa dạng mang đậm tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm đực trưng của khí hậu Việt Nam. Với hai mùa trong năm: mùa nóng ẩm (từ tháng 4 - tháng 10) nhiệt độ trung bình 25 - 270C, mùa đông khô hạn và giá lạnh (từ tháng 10 - tháng 4 năm sau) nhiệt độ trung bình 10-180C đôi khi xuống 4- 50C. Lượng mưa trong năm tương đối lớn, chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9. Độ ẩm không khí vào mùa mưa trung bình từ 80-85%, còn mùa khô 12 - 15%.
- Thủy văn: Huyện có mạng lưới sông, suối, ao hồ tuy nhỏ nhưng khá phong phú chạy dọc qua 5 xã (Yên Đồ, thị trấn trấn Đu, Phấn Mễ, thị trấn Giang Tiên, Cổ Lũng), với 4 xã (Phú Đô, Vô Tranh, Tức Tranh, Sơn Cẩm) nằm ben sông Cầu - là con sông quan trọng nhất bắt nguồn từ Bắc Kạn.
- Các nguồn tài nguyên: Phú Lương có ba loại đất chính: đất fe-ra-lít vàng đỏ trên phần thạch sét, đất fe-ra-lít mầu vàng nhạt trên đá cát và đất nâu đỏ trên đá mácmabazơ và trung tính tương đối phù hợp để trồng cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu là các cây chè, cà phê, cây ăn quả và bố trí sản xuất theo hướng nông - lâm kết hợp. Ba loại đất này chiếm trên 50% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Trong lòng đất Phú Lương có nhiều khoáng sản. Than có ở các xã Phấn Mễ, Sơn Cẩm. Than Phấn Mễ rất nhiều chất bay hơi, có giá trị cao. Từ năm 1905 thực dân Pháp đã tiến hành
43
trong Tiểu chí Thái Nguyên “Trung bình có 2.000 tấn được xuất ra ngoài tỉnh mỗi tháng”. Than ở xã Động Đạt có trữ lượng khoảng 40 vạn tấn. Đất cao lanh ở các xã Cổ Lũng, Phấn Mễ, trữ lượng khoảng 2 triệu tấn, điều kiện khai thác tương đối thuận tiện. Rừng là tài nguyên, là lợi thế lớn của huyện Phú Lương nói riêng, của tỉnh Thái Nguyên nói chung. Những năm qua huyện đã đầu tư nhiều cho công tác quản lý, phát triển và khai thác tài nguyên rừng. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: công tác quản lý đất đai, tài nguyên rừng và khoáng sản tại một số xã, thị trấn chưa chặt chẽ, dẫn đến việc người dân sử dụng đất sai mục đích; tình trạng khai thác rừng, cát, sỏi trái phép.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên