Điều kiện tự nhiên huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 53)

5. Bố cục của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Phú Lương

- Vị trí địa lý: Phú Lương là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên có đường quốc lộ 3 chạy qua huyện với chiều dài 38km. Với tổng diện tích tự nhiên là 369,34 km2 gồm thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên và 14 xã. Phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Bắc giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn, phía Đông giáp với huyện Đồng Hỷ, phía Nam giáp với thành phố Thái Nguyên. Là một huyện có địa hình tương đối phức tạp và nhiều đồi núi dốc. Vì vậy đây là một trong những khó khăn của huyện trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông vân tải.

- Khí hậu: Phú Lương có điều kiện khí hậu đa dạng mang đậm tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm đực trưng của khí hậu Việt Nam. Với hai mùa trong năm: mùa nóng ẩm (từ tháng 4 - tháng 10) nhiệt độ trung bình 25 - 270C, mùa đông khô hạn và giá lạnh (từ tháng 10 - tháng 4 năm sau) nhiệt độ trung bình 10-180C đôi khi xuống 4- 50C. Lượng mưa trong năm tương đối lớn, chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9. Độ ẩm không khí vào mùa mưa trung bình từ 80-85%, còn mùa khô 12 - 15%.

- Thủy văn: Huyện có mạng lưới sông, suối, ao hồ tuy nhỏ nhưng khá phong phú chạy dọc qua 5 xã (Yên Đồ, thị trấn trấn Đu, Phấn Mễ, thị trấn Giang Tiên, Cổ Lũng), với 4 xã (Phú Đô, Vô Tranh, Tức Tranh, Sơn Cẩm) nằm ben sông Cầu - là con sông quan trọng nhất bắt nguồn từ Bắc Kạn.

- Các nguồn tài nguyên: Phú Lương có ba loại đất chính: đất fe-ra-lít vàng đỏ trên phần thạch sét, đất fe-ra-lít mầu vàng nhạt trên đá cát và đất nâu đỏ trên đá mácmabazơ và trung tính tương đối phù hợp để trồng cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu là các cây chè, cà phê, cây ăn quả và bố trí sản xuất theo hướng nông - lâm kết hợp. Ba loại đất này chiếm trên 50% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Trong lòng đất Phú Lương có nhiều khoáng sản. Than có ở các xã Phấn Mễ, Sơn Cẩm. Than Phấn Mễ rất nhiều chất bay hơi, có giá trị cao. Từ năm 1905 thực dân Pháp đã tiến hành

43

trong Tiểu chí Thái Nguyên “Trung bình có 2.000 tấn được xuất ra ngoài tỉnh mỗi tháng”. Than ở xã Động Đạt có trữ lượng khoảng 40 vạn tấn. Đất cao lanh ở các xã Cổ Lũng, Phấn Mễ, trữ lượng khoảng 2 triệu tấn, điều kiện khai thác tương đối thuận tiện. Rừng là tài nguyên, là lợi thế lớn của huyện Phú Lương nói riêng, của tỉnh Thái Nguyên nói chung. Những năm qua huyện đã đầu tư nhiều cho công tác quản lý, phát triển và khai thác tài nguyên rừng. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: công tác quản lý đất đai, tài nguyên rừng và khoáng sản tại một số xã, thị trấn chưa chặt chẽ, dẫn đến việc người dân sử dụng đất sai mục đích; tình trạng khai thác rừng, cát, sỏi trái phép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 53)