Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 48)

5. Bố cục của đề tài

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập các văn bản, tài liệu các nguồn số liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó, nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu của đề tài.

Thông tin dữ liệu của đề tài chủ yếu là dữ liệu thứ cấp. Ưu điểm của dữ liệu thứ cấp là dễ tìm kiếm, tìm kiếm nhanh, dữ liệu thứ cấp đã tồn tại sẵn và vấn đề đơn thuần chỉ là phát hiện ra chúng. Vì vậy thời gian để thu thập dữ liệu thứ cấp chính là thời gian để tác giả Luận văn hiểu sâu sắc hơn vấn đề, nôi dung của công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước của mình.

Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan Thống kê trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên, của huyện và các xã huyện Phú Lương, các tổ chức, dự án, chương trình đã có các hoạt động tại huyện, các tài liệu xuất bản liên quan đến huyện; những số liệu này đã được thu thập chủ yếu ở Cục thống kê Thái Nguyên; Chi cục Thống kê huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Nội vụ, phòng Lao động thương binh - Xã hội, phòng Tài nguyên- Môi trường, phòng Kinh tế-Hạ tầng, phòng Y tế, phòng Giáo dục- Đào tạo, phòng Tài chính-Kế hoạch... huyện Phú Lương, luận văn sử dụng các số liệu điều tra kinh tế - xã hội trong các vùng của huyện; luận văn thừa kế các tài liệu đã công bố trước đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)