Mục tiêu quảnlý chi ngân sách Nhà nước qua kho bạc Nhà nước huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 105)

5. Bố cục của đề tài

4.1.2. Mục tiêu quảnlý chi ngân sách Nhà nước qua kho bạc Nhà nước huyện

Lương

4.1.2.1. Mục tiêu chung

Với mục tiêu kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN và để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, Chính phủ

94

thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, cắt giảm đầu tư công, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên trong dự toán … Vì vậy, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách của cả nước nói chung và huyện Phú Lương nói riêng. Với quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu được KBNN Thái Nguyên, UBND huyện giao, KBNN Phú Lương đã đưa các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác quản lý chi NSNN, thực hiện có hiệu quả Dự án hiện đại hoá thu NSNN và chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020.

4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Chiến lược phát triển hệ thống KBNN đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt đó là: “Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước trên cơ sở thực hiện tổng kế toán Nhà nước. Đến năm 2020, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử”. Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN qua KBNN Phú Lương đối với các đơn vị sử dụng NSNN cũng nằm trong mục tiêu, chiến lược phát triển chung của KBNN, do vậy hoạt động quản lý chi NSNN qua KBNN cũng phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện. Thực hiện quản lý chi NSNN nhằm đạt các mục tiêu cơ bản sau:

Thứ nhất, đảm bảo tất cả các khoản chi của NSNN đều được quản lý chặt chẽ

thông qua hệ thống KBNN.

Thứ hai, đảm bảo sử dụng có hiệu quả NSNN; Cơ chế cơ chế quản lý chi NSNN phải đạt mục tiêu chi đúng, chi đủ, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng NSNN loại bỏ tiêu cực, lãng phí nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh tế và làm lành mạnh nền tài chính.

95

dụng NSNN và đảm bảo các quy định về quản lý ngân sách.

Thứ tư, làm cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN thấy được quyền và nghĩa

vụ của mình trong sử dụng kinh phí NSNN. Từ đó nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật tài chính trong chi tiêu NSNN, sử dụng kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.

Thứ năm, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền các cấp trong

việc quản lý và điều hành NSNN và trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN. Nâng cao trách nhiệm của các đơn vị sử dụng Ngân sách, có chế tài xử phạt hành chính đối với các cá nhân, tổ chức sai phạm hành chính trong quá trình quản lý và sử dụng NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 105)