Kiểm soát chặt chẽ quá trình chi theo dự toán của các cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 105 - 107)

5. Bố cục của đề tài

4.2.1.1. Kiểm soát chặt chẽ quá trình chi theo dự toán của các cấp

Quy trình kiểm soát chi theo dự toán được duyệt dựa trên phương thức cấp phát NSNN theo dự toán chi NSNN đã được nhà nước giao cho các đơn vị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mà đơn vị phải thực hiện trong năm ngân sách. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, UBND giao dự toán ngân sách, các cơ quan nhà nước ở TW và địa phương, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc để sử dụng.

Trên cơ sở dự toán chi ngân sách cả năm đã được giao và nhiệm vụ phải chi trong quý, các đơn vị sử dụng ngân sách lập nhu cầu chi quý (có thể chia ra theo tháng), chi tiết theo các nhóm mục đích chi gửi cơ quan quản lý cấp trên và KBNN nơi giao dịch. Các khoản chi thanh toán cá nhân và các khoản chi có tính chất thường xuyên phải bố trí đều trong năm để chi cho hợp lý. Những khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chi phát sinh vào một thời điểm nhất định như chi mua sắm, sửa chữa lớn,…phải phân theo tiến độ thực hiện từng quý đã ghi trong dự toán được giao. Các cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp nhu cầu chi theo quý gửi các cơ quan Tài chính cấp trên tổng hợp nhu cầu chi theo quý gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan tài chính căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhu cầu chi cho quý, lập phương án điều hành ngân sách theo quý

96

của ngân sách cấp mình, đảm đảo nguồn để đáp ứng nhu cầu chi trong dự toán đúng với chế độ của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Căn cứ theo dự toán NSNN được giao và nhu cầu chi tiêu, Giám đốc đơn vị sử dụng NSNN ra quyết định chi kèm theo đó là các hồ sơ, chứng từ có liên quan gửi KBNN nơi giao dịch. KBNN thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, nếu thấy phù hợp thì xuất quỹ NSNN thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ bằng chuyển khoản hoặc tùy theo nhu cầu cấp tiền mặt sẽ trả cho đơn vị để trả cho người sử dụng.

Phương thức cấp phát NSNN theo dự toán được duyệt là một phương thức cấp phát NSNN tiên tiến. Song, để thực hiện được điều đó, KBNN cần phải chuẩn bị đầy đủ những điều kiện nhất định. Trước mắt, khi điều kiện kỹ thuật và thời gian chưa cho phép để thực hiện phương thức cấp phát theo dự toán một cách triệt để, ta có thể áp dụng phương thức cấp phát này đối với những khoản chi thường xuyên của các đơn vụ dự toán NSNN, bao gồm các cơ quan hành chính Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp,...

Việc thực hiện cấp phát NSNN theo dự toán đem lại một số điểm như:

- Phản ánh tính chất dân chủ của nền tài chính. Điều này được thể hiện rõ ở nguyên tắc: toàn bộ các khoản chi của các đơn vị sử dụng ngân sách đều phải được lập dự toán trước khi bắt đầu ngân sách và dự toán đó phải được Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp thông qua thì mới có giá trị thực hiện.

- Tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng ngân sách chủ động để bố trí các khoản chi. Cấp phát NSNN theo dự toán không đặt khả năng điều hành ngân sách thành một điều kiện để thực hiện các khoản chi, không xem mức chi do cơ quan tài chính thông báo như một căn cứ để ràng buộc Giám đốc đơn vụ sử dụng ngân sách phải tuân thủ trước khi ra quyết định chi. Khả năng điều hành NSNN được kế hoạch hóa và được thể hiện qua việc tổng hợp, lập dự toán NSNN hàng năm. Một khi đã phân bổ dự toán NSNN đến các đơn vị sử dụng NSNN thì cũng đồng nghĩa đã cam kết đủ khả năng điều hành NSNN để đáp ứng các khoản chi theo dự toán đã được duyệt.

- Tạo ra một bước đột phá trong cải cách hành chính về quy trình chi thường xuyên của NSNN, giải phóng những ràng buộc về mức chi của cơ quan tài chính.

97

Phương thức cấp phát NSNN theo dự toán đã xóa bỏ và đơn giản hóa rất nhiều những thủ tục, nhiều khâu trung gian rườm rà, phức tạp trong quá trình cấp phát NSNN.

Tạo điều kiện cho các cơ quan Tài chính, KBNN và các đơn vụ sử dụng NSNN nâng cao chất lượng quản lý theo dự toán. Đối với cơ quan tài chính, do không còn phải điều hành NSNN theo hạn mức kinh phí nên sẽ tập trung nhiều hơn vào quá trình lập dự toán, phân bổ dự toán và điều hành ngân sách theo đúng dự toán đã được phân bổ. Đối với các đơn vị sử dụng NSNN sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng xây dựng dự toán và thực hiện chi tiêu theo đúng dự toán đã được duyệt, đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của mình. KBNN có điều kiện nâng cao vai trò kiểm soát chi và thanh toán trực tiếp các khoản chi của NSNN từ KBNN đến với người sử dụng. Mặt khác, cơ chế kiểm soát chi NSNN mới phát huy hết hiệu quả, mới thể hiện được triệt để nguyên tắc dân biết, dân làm, dân kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)