Định hướng và mục tiêu công tác quảnlý chi ngân sách nhà nước qua kho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 102 - 103)

5. Bố cục của đề tài

4.1. Định hướng và mục tiêu công tác quảnlý chi ngân sách nhà nước qua kho

bạc nhà nước huyện Phú Lương

4.1.1. Định hướng quản lý chi ngân sách Nhà nước qua kho bạc Nhà nước huyện Phú Lương

KBNN huyện Phú Lương xây dựng định hướng chi NSNN dựa trên định hướng chi NSNN của KBNN TW, tuân thủ những quy định chung theo Luật hiện hành kết hợp với những yêu cầu riêng đặc thù của địa bàn huyện. Định hướng chi NSNN được xây dựng một cách hợp lý và mang tính chính xác cao.

Tất cả các khoản chi NSNN cần được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán Nhà nước đã duyệt, theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được Giám đốc đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách chuẩn chi.

Các cơ quan, đơn vị, chủ dự án sử dụng kinh phí NSNN phải mở tài khoản tại KBNN và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Tài chính - KBNN trong quá trình lập dự toán, phân bổ hạn mức, cấp phát thanh toán, hạch toán kế toán và quyết toán NSNN.

- Bộ Tài chính, Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Phòng Tài chính quận/huyện…có trách nhiệm thẩm định dự toán và thông báo hạn mức kinh phí mỗi quý cho đơn vị sử dụng kinh phí NSNN, kiểm tra việc sử dụng kinh phí, xét duyệt quyết toán chi của các đơn vị và tổng hợp quyết toán chi NSNN.

- KBNN có trách nhiệm kiểm soát hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo quy định, tham gia với cơ quan Tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số thực chi NSNN qua KBNN các đơn vị.

- KBNN có thẩm quyền tạm đình chỉnh, từ chối thanh toán, chi trả và thông báo cho đơn vị sử dụng kinh phí NSNN biết, đồng thời gửi cho các cơ quan Tài chính

93

+ Chi không đúng theo mục đích, đối tượng mà dự toán đã được duyệt. + Chi không đúng chế độ, định mức và chỉ tiêu của nhà nước.

+ Không đủ các điều kiện chi theo đúng quy định.

+ Tồn quỹ ngân sách không còn đủ khả năng thanh toán.

- Mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo từng niên độ ngân sách, cấp ngân sách và theo mục lục NSNN. Các khoản chi NSNN bằng ngoại tệ, hiện vật hay ngày công lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Trong quá trình quản lý, cấp phát, quyết toán chi NSNN thì các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi. Căn cứ vào quyết định của cơ quan Tài chính hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, KBNN thực hiện thu hồi giảm chi NSNN.

- Quản lý, cấp phát thanh toán các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản; chi đặc biệt như chi Quốc phòng, An ninh; chi ngân sách xã, Bộ Tài chính có quy định theo tính chất đặc thù của công việc.

Trong giai đoạn hiện nay, việc chi NSNN cần đảm bảo thực hiện những mục tiêu cơ bản của Chính phủ theo từng giai đoạn phát triển của đất nước như: Đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự xã hội, duy trì hoạt động của các cơ quan công quyền cùng với việc chi cho đầu tư phát triển. Để quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, xây dựng NSNN lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền của Nhà nước, tăng cường tích lũy để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia cùng với những mục tiêu đối ngoại; đồng thời, Bộ Tài chính cũng đã ban hành các thông tư, chỉ thị và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật NSNN. Luật NSNN cùng với các thông tư, chỉ thị là văn bản Pháp lý hướng dẫn và đặt ra các quy định để KBNN từ đó áp dụng để thực hiện tốt nhiệm vụ chi NSNN, đạt hiệu quả cao và mang tính tiết kiệm triệt để.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 102 - 103)