Hoàn thiện cơchế cấp phát và kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 111 - 112)

5. Bố cục của đề tài

4.2.2.1.Hoàn thiện cơchế cấp phát và kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ

Việc hoàn thiện cơ chế cấp phát và kiểm soát chi đầu tư XDCB cần xuất phát từ những nội dung chủ yếu sau:

- Đổi mới từ việc xây dựng chiến lược đầu tư và thông báo kế hoạch vốn đầu tư hàng năm.

+ Đối với việc xây dựng chiến lược đầu tư phải đảm bảo tính thống nhất các kế hoạch đầu tư ngắn hạn cũng như dài hạn trên phạm vi toàn quốc. Việc xây dựng các chiến lược đầu tư trung và dài hạn phải dựa trên những căn cứ có tính khả thi cao, có sự phối hợp giữa các ngành, các địa phương trong quá trình xây dựng, đồng thời cũng phải đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và có sự cân đối giữa các vùng, các ngành ở các thời kỳ khác nhau. Xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm phải đảm bảo các nguyên tắc như chỉ đưa vào kế hoạch đầu tư những dự án đã có đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định và đảm bảo chắc chắn có nguồn vốn để thực hiện; xây dựng kế hoạch đầu tư năm theo dự án đã được duyệt và bố trí vốn đầu tư cần mang tính tập trung, không dài trải, đảm bảo tiến độ thi công đúng như dự án đã được duyệt.

+ Đối với việc thông báo kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, sau khi được Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư hàng năm, các Bộ, Ngành và địa phương có trách nhiệm triển khai kế hoạch vốn đầu tư đúng với chủ trương, định hướng đầu tư, bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm và rút ngắn thời gian thông báo kế hoạch vốn trong nội bộ ngành tài chính.

102

hiện cơ chế bảo hành những sản phẩm do các đơn vị tư vấn thực hiện; trong đó, cần gắn chặt chất lượng sản phẩm tư vấn với chất lượng của công trình đầu tư. Ngoài ra, cần ban hành và thực hiện cơ chế cho phép giữ lại một tỷ lệ vốn nhất định trong tổng mức vốn đầu tư đã được phê duyệt. Sau khi phê duyệt quyết toán hoàn thành chính thức mới thực hiện cấp hết vốn nhằm thúc đẩy việc lập, duyệt, quyết toán vốn đầu tư của các chủ dự án.

Tăng tính chủ động của KBNN trong việc điều hành nguồn vốn đầu tư. Tính đa dạng của nguồn vốn đầu tư thể hiện ở chỗ nó bao gồm nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung của Nhà nước, nguồn vốn của chương trình mục tiêu, nguồn vốn vay nợ, viện trợ, liên doanh - liên kết và nguồn vốn từ quảng cáo trên truyền hình…Ngay trong một năm ngân sách cũng tồn tại nhiều loại vốn thuộc các kế hoạch khác nhau. Trong khi đó, theo quy định hiện hành thì việc thanh toán phải phụ thuộc vào các nguồn vốn, có nghĩa là có vốn mới được thanh toán. Cụ thể, nếu một nguồn vốn không còn số dư mà dự án lại có khối lượng hoàn thành thì cũng không được thanh toán, kể cả trong trường hợp các nguồn vốn khác vẫn có dư. Điều này đã gây khó khăn cho KBNN trong quá trình thanh toán vốn đầu tư. Vì vậy, để chủ động trong khâu thanh toán, điều nên làm là cho KBNN được sử dụng linh hoạt các nguồn vốn đầu tư khác nhau để thanh toán theo khối lượng hoàn thành của các dự án. Sau khi được Bộ Tài chính chuyển vốn sang, KBNN cần tiếp nhận và chuyển về cho các cơ quan KBNN tỉnh, huyện theo tổng số chứ không cần chia ra theo từng nguồn vốn, như khi rút hạn mức vốn để thanh toán và quyết toán dự án hoàn thành thì cần phải được hạch toán theo từng nguồn vốn.

- Cần đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ thanh toán nhằm rút ngắn bớt thời gian giải ngân vốn đầu tư. Từ đó, loại bớt một số hồ sơ, tài liệu không cần thiết ra khỏi hồ sơ thanh toán khi chủ đầu tư gửi đến KBNN như văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành công tác quy hoạch hay công tác chuẩn bị đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,… Ngoài ra, cũng cần có những nghiên cứu nhằm giảm bớt các chỉ tiêu hoặc chữ ký trên chứng từ thanh toán cũng như giấy rút hạn mức vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 111 - 112)