Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Vietcombank Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 39 - 40)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Vietcombank Việt Nam

“Đổi mới + Quyết liệt + Kết nối” là phương châm và cũng là hành động chủ đạo của Vietcombank trong xử lý nợ xấu trong thời gian qua. Phương châm này “đã giúp Vietcombank trong 3 năm xử lý được khoảng 24.000 tỷ đồng nợ xấu, đạt 114% kế hoạch đề ra”. Trong đó, Vietcombank đã tự xử lý nợ xấu bằng các biện pháp như phát mại tài sản để thu hồi nợ, thu nợ trực tiếp khách hàng, nhận tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, sử dụng dự phòng... khoảng 18.000 tỷ đồng và bán nợ xấu cho VAMC khoảng 6.000 tỷ đồng. Riêng 8 tháng qua, Vietcombank đã xử lý được khoảng 7.200 tỷ đồng nợ xấu, đạt 121% kế hoạch 7 tháng năm 2015 (6.000 tỷ đồng), đạt 103% kế hoạch năm 2015 NHNN phê duyệt (7.000 tỷ đồng), đúng như lộ trình đã đăng ký với NHNN. Trong đó, việc bán nợ cho VAMC đã thực hiện lớn hơn kế hoạch và trước thời gian quy định của NHNN.

“Đổi mới” ở đây là đổi mới trong chủ động đánh giá các nguyên nhân cội rễ làm phát sinh nợ xấu và những nguyên nhân cơ bản khiến cho việc thu hồi, xử lý nợ xấu còn chậm. Từ đó có định hướng, biện pháp thiết thực và tổng thể để ngăn chặn và giải quyết triệt để các nguyên nhân trên, đặc biệt là những nguyên nhân chủ

quan. Sự đổi mới luôn phải đi đôi với một tinh thần “Quyết liệt”. Cả hệ thống Vietcombank từ Hội đồng quản trị, Ban điều hành, các phòng, ban, Hội sở chính và các Chi nhánh đều tập trung cao và quyết liệt trong công tác xử lý nợ xấu. Ví dụ, đối với chi nhánh có nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro từ 5 tỷ đồng trở lên phải thành lập Ban xử lý nợ có vấn đề do Giám đốc chi nhánh là Trưởng ban. Những chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu lớn từ 10% trở lên phải xây dựng “Đề án Ngân hàng tốt, Ngân hàng xấu”; đưa ra các chỉ tiêu cụ thể và đề xuất giải pháp cho từng Ngân hàng theo lộ trình đến năm 2017. Kiên quyết xử lý bằng các biện pháp mạnh (khởi kiện, đưa ra cơ quan điều tra...) với những khách hàng chây ỳ, không thiện chí. Đồng thời nỗ lực, đeo bám và đưa ra các biện pháp một cách linh hoạt đối với các khách hàng còn nguồn thu nợ, có thiện chí để đạt kết quả thu nợ tốt nhất. Và cuối cùng là “Kết nối”. Nếu chỉ dừng lại ở đổi mới hay quyết liệt mà không có sự kết nối thường xuyên với các cơ quan, ban ngành như: Tòa án Nhân dân các cấp, Tổng cục Thi hành án - Bộ Tư pháp, các cục thi hành án địa phương, cơ quan pháp luật… để hỗ trợ công tác xử lý nợ đặc biệt tại các địa bàn có nợ xấu lớn, có các hồ sơ vướng mắc trong quá trình khởi kiện, thi hành án… thì nhiệm vụ xử lý nợ xấu sẽ không thể hoàn thành…(Vietcombank 2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)