Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro nợ xấu tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 71 - 74)

5. Bố cục của luận văn

3.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro nợ xấu tạ

Thái Nguyên

3.2.4.1. Nhân tố bên ngoài

- Môi trường kinh tế - xã hội

Môi trường kinh tế xã hội có ảnh hưởng nhất định đến định hướng tín dụng của Ngân hàng. Tại Thái Nguyên hoạt động kinh doanh khoáng sản (chủ yếu quặng sắt) diễn ra sôi nổi, nhưng thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc thì bấp bênh, không ổn định, thường xuyên xuất hiện các yếu tố bất lợi đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Năm 2016 lượng tiêu thụ sang Trung Quốc giảm khiến cho rất nhiều khách hàng của Vietinbank Thái Nguyên gặp khó khăn và phát sinh nợ xấu.

- Môi trường tự nhiên

Thiên tai, hạn hạn, lũ lụt, dịch bệnh, hiện tượng thời tiết cực đoan…có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều ngành nghề như chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng… Khi khách hàng vay vốn tại Vietinbank Thái Nguyên kinh doanh trong lĩnh vực này gặp khó khăn phát sinh nợ xấu thì Vietinbank Thái Nguyên cũng gặp khó khăn theo, công tác quản trị rủi ro nợ xấu cũng phải chú trọng hơn.

- Môi trường pháp lý

Tại Việt Nam hệ thống pháp luật còn chồng chéo, nhiều quy định luật, văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, khó áp dụng vào thực tế, quy trình xử lý kéo dài gây tốn kém thời gian và tiền bạc, Cụ thể Vietinbank Thái Nguyên hiện đang khởi kiện 5 khách hàng ra tòa. Nhưng đã hơn 3 năm nay chưa xử lý được khách hàng nào do chưa hoàn thiện quá trình điều tra, thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, khách hàng chây ỳ không đến phiên tòa nên chưa xử được làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu hồi nợ xấu của Vietinbank Thái Nguyên.

- Nhân tố xuất phát từ phía khách hàng

Nhân tố không lành mạnh từ phía khách hàng là việc khách hàng quản lý vốn vay yếu kém, lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích, trốn tránh trách nhiệm bảo lãnh… khiến công tác quản trị rủi ro nợ xấu cũng gặp khó khăn. Trong số khách hàng nợ xấu tại Vietinbank Thái Nguyên có 2 khách hàng bỏ trốn khiến công tác khởi kiện cũng gặp rất nhiều khó khăn.

3.2.4.2. Nhân tố bên trong Ngân hàng

- Cơ chế quản lý tín dụng

Mỗi Ngân hàng có một cơ chế quản lý tín dụng riêng nhưng cơ bản đều tuân theo cơ chế quản lý tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và mục tiêu chung đều là giảm thiểu rủi ro thấp nhất trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng phải thấp hơn 3% trong tổng dư nợ cho vay.

Theo quy định của Vietinbank Thái Nguyên phòng nghiệp vụ nào có tỷ lệ nợ xấu vượt mức 3% thì thẩm quyền phán quyết tín dụng thấp hơn các phòng khác và thuộc diện phải kiểm soát từ Ban Giám đốc (khai báo 100% số lượng khách hàng vay trong tháng cho Phó Giám đốc phụ trách). Điều này góp phần đáng kể trong việc sàng lọc tín dụng, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh.

- Công tác quản trị tín dụng

Công tác quản trị tín dụng là công việc rất quan trọng đối với Ngân hàng nói chung và Vietinbank Thái Nguyên nói riêng. Công tác quản trị tín dụng được hiểu qua một số biểu hiện sau đây:

+ Quy trình nghiệp vụ Ngân hàng: là việc hướng dẫn, trình tự các bước thực hiện đối với mỗi sản phẩm cụ thể. Với hơn 20 sản phẩm cho vay, quy trình nghiệp vụ của từng sản phẩm là tương đối đầy đủ, rõ ràng, hướng dẫn chi tiết nên góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu rủi ro, cải thiện công tác quản trị nợ xấu tại Vietinbank Thái Nguyên.

+ Cơ cấu cho vay: Tùy từng thời kỳ mà Vietinbank Thái Nguyên điều chỉnh cơ cấu cho vay phù hợp. Ví dụ năm 2016 Vietinbank Thái Nguyên tập trung phát triển cho vay doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) thì công tác quản trị rủi ro nợ xấu cũng được chú trọng, tập trung vào đối tượng này.

+ Đạo đức và trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng: có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tín dụng. Gần 50% cán bộ tín dụng của Vietinbank Thái Nguyên được đào tạo bài bản, số còn lại cần được đào tạo thêm. Để công tác tín dụng phát huy được hiệu quả, đóng góp lợi nhuận cho Vietinbank Thái Nguyên trên cơ sở rủi ro thấp nhất thì việc đào tạo cán bộ và bố trí cán bộ có kinh nghiệm xen kẽ cán bộ yếu kém hơn là hết sức quan trọng. Đào tạo và bố trí cán bộ hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị nợ xấu tại Vietinbank Thái Nguyên.

+ Công tác kiểm soát nội bộ Ngân hàng: Vietinbank Thái Nguyên có phòng kiểm tra kiểm soát khu vực IV là phòng độc lập và thuộc sự quản lý của Vietinbank Việt Nam. Với 6 cán bộ có trình độ từ đại học chính quy trở lên và kinh nghiệm thực tế tối thiểu 3 năm thì công tác kiểm soát nội bộ đã có những đóng góp nhất định trong việc ngăn ngừa và xử lý nợ xấu phát sinh. Lựa chọn cán bộ kiểm soát phù hợp sẽ tăng hiệu quả của công tác quản trị rủi ro nợ xấu tại Vietinbank Thái Nguyên.

- Năng lực quản trị rủi ro

Cán bộ làm công tác quản trị rủi ro tại Vietinbank Thái Nguyên đều là những cán bộ được chọn lọc và đã qua thực tế nên công tác quản trị rủi ro nợ xấu tại Vietinbank Thái Nguyên cũng đạt được những thành tích nhất định, điển hình là năm 2014 Vietinbank Thái Nguyên thu nợ đã xử lý rủi ro của 1 khách hàng Doanh nghiệp, năm 2015 thu nợ được 3 khách hàng cá nhân và năm 2016 thu nợ được 9 khách hàng cá nhân, 7 khách hàng Doanh nghiệp.

- Công nghệ Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 71 - 74)