5. Bố cục của luận văn
3.2.2. Thực trạng công tác phòng ngừa nợ xấu tại Vietinbank Thái Nguyên
Các giải pháp đã thực hiện liên quan đến công tác phòng ngừa nợ xấu đang triển khai tại Chi nhánh.
3.2.2.1. Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng
Mô hình quản lý rủi ro tín dụng của Vietinbank giải quyết được 3 vấn đề cơ bản là hoạt động theo phương thức phân tán, dùng chỉ tiêu định tính và định lượng để đo lường rủi ro, sử dụng mô hình hệ thống kiểm soát kép.
Sơ đồ 3.2. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Thái Nguyên hiện đang áp dụng
(Nguồn: Vietinbank Thái Nguyên)
* Mô hình quản lý rủi ro tín dụng mà Vietinbank Thái Nguyên đang áp dụng theo phương thức phân tán tức là mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Phòng tín dụng của Vietinbank Thái Nguyên thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay.
* Cách thức đo lường rủi ro tín dụng: gồm cả chỉ tiêu định tính và định lượng nhằm đánh giá một cách chính xác nhất tình hình tín dụng tại Vietinbank Thái Nguyên.
Chỉ tiêu định tính: Vietinbank Thái Nguyên sử dụng một số chỉ tiêu như thái độ hợp tác của khách hàng, trình độ học vấn của cán bộ tín dụng, tài sản thế chấp có khả năng thanh khoản, tuân thủ quy trình quản lý tín dụng, rủi ro liên quan đến lĩnh vực kinh doanh. Vietinbank Thái Nguyên Phòng nghiệp vụ của Vietinbank Thái Nguyên Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ trụ
sở chính
Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ khu vực
Thái Nguyên Phòng hỗ trợ tín dụng Trụ sở chính KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO Phòng Hỗ trợ tín dụng KV Thái Nguyên BAN ĐIỀU HÀNH KHỐI VẬN HÀNH
Chỉ tiêu định lượng: Vietinbank Thái Nguyên sử dụng một số chỉ tiêu như
- Tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ nhóm 3, nợ nhóm 4, nợ nhóm 5 trong nợ quá hạn - Tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ
- Tỷ lệ Dự phòng rủi ro tín dụng = Dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ - Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ / Tổng tài sản có
- Hệ số bù đắp rủi ro tín dụng = dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập / nợ quá hạn khó đòi
* Vietinbank Thái Nguyên sử dụng mô hình kiểm soát kép tức là toàn bộ hoạt động tín dụng đều được giám sát chặt chẽ qua cán bộ quản lý trực tiếp, lãnh đạo phụ trách trực tiếp và phó giám đốc phụ trách đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và có khả năng sinh lời, thanh toán cho Ngân hàng đúng thời hạn.
3.2.2.2. Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro
Chiến lược quản lý rủi ro: Vietinbank Thái Nguyên đã xây dựng chiến lược quản lý rủi ro phù hợp với chiến lược kinh doanh của bản thân Chi nhánh trong từng thời kỳ và có thể điều chỉnh một cách linh hoạt tùy theo diễn biến của thị trường tín dụng.
Vietinbank Thái Nguyên đã xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng và nhận định sự biến động của thị trường, thể hiện qua tỷ lệ cho vay theo bảng sau:
Bảng 3.4. Tỷ lệ cho vay theo ngành nghề tại Vietinbank Thái Nguyên qua các năm 2014-2016
ĐVT: %
Ngành nghề Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Sắt thép 10.12 6.25 10.37 Xi măng 15.31 5.31 8.52 Chè 23.52 15.36 19.39 Khoáng sản 18.44 42.15 22.17 May mặc 14.93 17.56 20.31 Khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ 12.46 9.02 12.59 Khác 5.22 4.35 6.65
Điểm mạnh của Vietinbank Thái Nguyên là nằm trong khu vực Thành phố Thái Nguyên nơi có nhiều ngành nghề phát triển như thương mại và sản xuất thép, chè, dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ, khoáng sản… Điểm yếu là lãi suất cho vay của Vietinbank Thái Nguyên cũng tương tự như một số Ngân hàng (Vietcombank, BIDV, Agribank) và chỉ thấp hơn một chút so với các Ngân hàng cổ phần khác.
Năm 2015 nhận thấy ngành nghề khoáng sản có sức tiêu thụ lớn, đầu vào đầu ra ổn định do đó Vietinbank Thái Nguyên đã đẩy mạnh cho vay kinh doanh nghành nghề này. Tuy nhiên đến năm 2016 nhận thấy sự biến động của giá thép ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngành khoáng sản, thị trường đầu ra (chủ yếu là bên Trung Quốc) bị thắt chặt, do đó Vietinbank đã điều chỉnh giảm tỷ lệ cho vay ngành này xuống và tập trung hơn vào may mặc, chè, nhà hàng, khách sạn.
Đa dạng hóa danh mục cho vay là chiến lược phòng ngừa nợ xấu hiệu quả. Hiện Vietinbank Thái Nguyên có khoảng 20 sản phẩm cho vay như cho vay cá nhân kinh doanh tại chợ, cho vay đầu tư ô tô kinh doanh, cho vay sản xuất kinh doanh hộ gia đình, cho vay sửa chữa và xây dựng nhà ở…), nhằm phân bổ nguồn vốn và chi phí quản lý rủi ro phù hợp đồng thời gắn với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.
3.2.2.3. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với những khoản nợ xấu phát sinh
Vietinbank Thái Nguyên hiện đang sử dụng hệ thống cảnh báo sớm EWS do Trung tâm công nghệ thông tin Vietinbank cung cấp.
Bảng 3.5. Số lượng khách hàng được cảnh báo và số lượng khách hàng quá hạn qua các năm 2014-1016
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số lượng khách hàng cá nhân
được cảnh báo 15 25 40
Số lượng khách hàng cá nhân
quá hạn 10 20 35
Số lương khách hàng doanh
nghiệp được cảnh báo 47 87 110
Số lượng khách hàng doanh
nghiệp quá hạn 18 21 25
Hệ thống EWS hoạt động dựa trên thông tin chủ yếu là tình hình tài chính của khách hàng do cán bộ cung cấp và thời hạn thanh toán gốc lãi cho Ngân hàng có đúng như lịch đã lập hay không.
Đối với Doanh nghiệp không cần biết chậm trả lãi hay gốc, chỉ cần quá hạn từ 1 ngày trở lên đều được đưa vào hệ thống cảnh báo sớm.
Đối với khách hàng cá nhân, nếu chậm thanh toán lãi quá 10 ngày hoặc chậm thanh toán gốc từ 1 ngày trở lên cũng được đưa vào hệ thống cảnh báo sớm.
Hệ thống EWS yêu cầu cán bộ phải khai báo các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Nếu kết quả trả lời của cán bộ là tốt hệ thống sẽ báo cảnh báo màu xanh đối với khách hàng này, còn nếu khách hàng có nợ nhóm 2 trở lên sẽ cảnh báo màu vàng hoặc đỏ.
Năm 2016 số lượng khách hàng Doanh nghiệp và cá nhân được cảnh báo đều tăng lên so với năm 2015 và 2014. Điều này cho biết chất lượng nợ của Vietinbank Thái Nguyên có xu hướng xấu đi. Cụ thể là cuối năm 2016 nợ quá hạn của Vietinbank Thái Nguyên là 152,73 tỷ chiếm 3,55% vượt ngưỡng cho phép của Ngân hàng Nhà nước.
Không phải khách hàng nào được cảnh báo cũng đều quá hạn nhưng đó là một kênh cung cấp thông tin góp phần đáng kể trong việc cảnh báo sớm nguy cơ phát sinh nợ quá hạn đối với từng khách hàng cụ thể, dựa vào đó cán bộ quản lý có thể đưa ra những ứng xử kịp thời để tránh nợ xấu phát sinh ví dụ động viên khách hàng rút giảm dần dư nợ, bán một phần tài sản để thanh toán nợ…
3.2.2.4. Thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng
Cũng như các Ngân hàng khác trên địa bàn, Vietinbank Thái Nguyên đã xây dựng cho mình một quy trình quản lý tín dụng chặt chẽ và thực hiện nghiêm ngặt quy trình đó, từ khâu thẩm định, giải ngân cho vay đến khẩu kiểm tra giám sát sau khi cho vay…
Sơ đồ 3.3. Quy trình cho vay tại Vietinbank Thái Nguyên
(Nguồn: Vietinbank Thái Nguyên)
Với mỗi bước trong quy trình đều được cán bộ và lãnh đạo phòng giám sát chặt chẽ và chịu trách nhiệm do đó giảm thiểu sai sót, rủi ro tín dụng xuống mức thấp nhất.
Việc tuân thủ quy trình quản lý tín dụng được Vietinbank Thái Nguyên đặc biệt coi trọng, nó thể hiện phẩm chất đạo đức cán bộ đồng thời giúp cho Vietinbank Thái Nguyên tránh được một phần rủi ro các khoản nợ xấu phát sinh, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, thiếu sót trong hoạt động kinh doanh để từ đó nâng cao chất lượng tín dụng.
3.2.2.5. Kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng
Kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng được Vietinnbank Thái Nguyên thông qua một số biện pháp cơ bản sau:
- Tiến hành kiểm tra, giám sát tất cả các khoản tín dụng theo định kỳ nhất định (thường 6 tháng/lần), đồng thời cũng tiến hành kiểm tra bất thường đối với những khoản tín dụng có dấu hiệu rủi ro cao.
- Hàng năm Vietinbank Thái Nguyên xây dựng kế hoạch kiểm tra chi tiết theo chuyên đề ví dụ: chuyên đề nợ xấu chỉ kiểm tra các khoản nợ xấu, chuyên đề tài sản bảo đảm là phương tiện vận tải chỉ kiểm tra tài sản thế chấp là phương tiện vận tải, chuyên đề doanh nghiệp có sử dụng vốn nhà nước chỉ kiểm tra các doanh
Tiếp cận khách hàng, thu thập
hồ sơ
Thẩm định, ra quyết định tín dụng
Soạn thảo hợp đồng bảo đảm, công chứng, đăng ký giao dịch Soạn thảo, ký kết hợp đồng cấp tín dụng Nhập kho Tài sản bảo đảm Giải ngân
Kiểm tra giám sát sau cho vay
nghiệp có sử dụng vốn nhà nước… Hoạt động kiểm tra kiểm soát được bộ phận hậu kiểm của phòng tổng hợp thực hiện độc lập theo kế hoạch kiểm tra đã xây dựng, tư vấn cho bộ phận nghiệp vụ và báo cáo lãnh đạo Vietinbank Thái Nguyên những rủi ro có thể phát sinh.
- Thường xuyên phân tích tình hình thay đổi của thị trường có tác động tiêu cực đến lĩnh vực kinh doanh cụ thể, rà soát những khách hàng nằm trong lĩnh vực này báo cáo lãnh đạo vào hướng xử lý đối với khách hàng đó. Ví dụ giá thịt lợn giảm sẽ tác động đến những người sản xuất và thương mại thức ăn gia súc. Bám sát những khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực này để nhận biết dấu hiệu khó khăn suy giảm khả năng trả nợ, từ đó có kế hoạch xử lý thu hồi nợ tránh nợ xấu phát sinh.