Chất lượng tín dụng của Vietinbank Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 55 - 57)

5. Bố cục của luận văn

3.1.5. Chất lượng tín dụng của Vietinbank Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016

Tình hình nợ quá hạn và trích lập DPRR của NH TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016.

Bảng 3.3. Tình hình nợ quá hạn và trích lập DPRR của Vietinbank Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng dư nợ 3.720 4.025 4.298 Nợ quá hạn 157 130 250 Nợ xấu (nhóm 3+4+5) 50,52 46,21 152,73 Tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ 5,58% 4,38% 5,81% Tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ 1,36% 1,15% 3,55% DPRR trích lập 35,12 40,65 80,36 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng 0,94% 1,01% 1,86% Hệ số rủi ro tín dụng 0,35 0,41 1,38 Hệ số bù đắp rủi ro tín dụng 0,69 0,87 1,58

Nợ quá hạn năm 2014 là 157 tỷ đồng, năm 2015 là 130 tỷ và tăng vọt trong năm 2016 là 250 tỷ. Trong đó tập trung chủ yếu ở phòng khách hàng Doanh nghiệp (chiếm 72%), phòng giao dịch Đán (chiếm 5%), phòng giao dịch Núi Voi (chiếm 8%), phòng Bán lẻ (chiếm 10%), các phòng còn lại chiếm 5%.

Tỷ lệ khách hàng Doanh nghiệp quá hạn chiếm 75%, khách hàng cá nhân chiếm 25% nhưng số lượng khách hàng Doanh nghiệp quá hạn chỉ chiếm tỷ lệ 47%, còn lại khách hàng cá nhân chiếm 53%. Điều này chứng tỏ số lượng khách hàng Doanh nghiệp quá hạn không nhiều nhưng tỷ trọng quá hạn lại lớn, còn số lượng khách hàng cá nhân nhiều hơn nhưng tỷ trọng quá hạn ít hơn do các khoản vay của cá nhân thường với số tiền nhỏ hơn Doanh nghiệp.

Nợ xấu năm 2016 tăng vọt so với 2014 và 2015 do một số khách hàng doanh nghiệp lớn tại Vietinbank Thái Nguyên không trả được nợ và toàn bộ dư nợ chuyển sang nợ xấu. Nợ xấu chỉ tập trung ở một số khách hàng Doanh nghiệp và cá nhân, có những khách hàng tồn tại từ trước năm 2014 nhưng đến năm 2016 vẫn chưa xử lý được do quy trình xử lý tài sản có nhiều vướng mắc, thời hạn thử thách kéo dài, sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành còn nhiều thủ tục cần hoàn thiện nên công tác xử lý đòi hỏi phải có thời gian.

Việc trích lập dự phòng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên thực hiện theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước (nợ nhóm 2 trích 5% dự phòng, nợ nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50%, nhóm 5 là 100%). Tính đến hết năm 2015 dự phòng rủi ro trích lập tại chi nhánh là 30,36 tỷ đồng.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng năm 2015 là 1,01% cao hơn so với năm 2014 là 0,94%, và năm 2016 là 1,86% cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của Vietinbank Thái Nguyên năm 2016 là tiêu cực nhất và khả năng thu hồi nợ thấp nhất so với năm 2014 và năm 2015.

Hệ số rủi ro tín dụng năm 2015 là 0,41 cao hơn so với năm 2014 là 0,35 và thấp hơn so với năm 2016 là 1,38, điều này cho thấy tỷ trọng các khoản mục tín dụng của năm 2016 trong tổng tài sản là lớn nhất, lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng cao hơn so với năm 2014 và 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)