Định hướng hoạt động quản trị nợ xấu tại Vietinbank Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 82 - 84)

5. Bố cục của luận văn

4.1.2. Định hướng hoạt động quản trị nợ xấu tại Vietinbank Thái Nguyên

Tinh gọn mô hình quản lý rủi ro tín dụng đảm bảo hiệu quả, giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất.

Thành lập bộ phận phân tích thị trường nhằm xây dựng chiến lực quản lý rủi ro cụ thể trong từng thời kỳ, từng giai đoạn trên cơ sở tình hình thực tiễn tại địa phương. Đa dạng hóa danh mục cho vay nhằm phân tán rủi ro đồng thời phát triển tốt nhất các sản phẩm dịch vụ phù hợp mọi đối tượng khách hàng.

Tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp hệ thống cảnh báo sớm EWS như một công cụ hữu ích trong việc ngăn ngừa nợ xấu phát sinh.

Thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi nhằm nâng cao nhận thức về quy trình quản lý tín dụng đồng thời đưa ra những lưu ý đặc biệt đối với các ngành nghề kinh doanh đặc thù mà cán bộ chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này nắm bắt được.

Kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng phải được thực hiện thường xuyên, theo từng chuyên đề cụ thể trên cơ sở phân tích những biến động của thị trường có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực.

Hàng tháng mỗi cán bộ tín dụng phải đánh giá toàn bộ khách hàng có nợ xấu mình đang quản lý về các mặt như thái độ hợp tác, tình hình hình doanh còn tiếp tục không, khách hàng còn nguồn thu nào khác ngoài kinh doanh không, tài sản thế chấp có bị suy giảm giá trị không… để đưa ra được biện pháp thu hồi khoản nợ xấu đó. Những khoản nợ xấu đã khởi kiện ra tòa yêu cầu cán bộ bám sát quá trình tố tụng của Tòa án, đấu giá, bàn giao tài sản của Thi hành án, đẩy nhanh tiến độ xử lý và thu hồi nợ xấu.

Đặt mục tiêu an toàn lên trên, Vietinbank Thái Nguyên chủ trương không chạy theo lợi nhuận mà phân loại nợ không trung thực, không đầy đủ.

Lập kế hoạch xử lý nợ trên cơ sở giao cho Phòng tổng hợp đầu mối. Kế hoạch phải được lập từ đầu năm và hàng quý có sự điều chỉnh phù hợp. Ví dụ ban đầu khách hàng hợp tác nhưng chưa bán được tài sản để trả nợ nên Vietinbank Thái Nguyên cho khách hàng khoảng thời gian nhất định để tự bán đồng thời tìm người mua tài sản hộ khách hàng. Tuy nhiên sau đó khách hàng có thái độ chây ì, lẩn trốn không chịu bán tài sản thì biện pháp cứng rắn hơn được áp dụng là khởi kiện ra tòa.

Cán bộ, người lao động tại Vietinbank Thái Nguyên là lực lượng nòng cốt để tạo ra lợi nhuận nên công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải thường xuyên được chú trọng.

Đổi mới công nghệ đi đôi với đầu tư máy móc trang thiết bị phù hợp nhằm trang bị công cụ tốt nhất cho người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 82 - 84)