5. Bố cục của luận văn
1.2.3. Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro nợ xấu cho Vietinbank Thái Nguyên
Nằm trong khó khăn chung của nền kinh tế, khách hàng của Vietinbank Thái Nguyên cũng gặp những khó khăn nhất định dẫn đến Vietinbank Thái Nguyên cũng chịu ảnh hưởng theo. Từ năm 2014 nợ xấu của Vietinbank Thái Nguyên là 50,52 tỷ đồng, năm 2015 là 46,21 tỷ đồng và năm 2016 là 152,73 tỷ đồng (vượt tỷ lệ 3%)
Học hỏi kinh nghiệm xử lý nợ của các nước trên thế giới và các Ngân hàng bạn, Vietinbank Thái Nguyên đã tiến hành có nhiều cải tiến đáng kể:
Để kiểm soát chất lượng tín dụng, từng bước kiềm chế và giảm dần nợ xấu. Agribank đã hoàn thiện và ban hành khá nhiều văn bản về lĩnh vực tín dụng nhưng liệu cán bộ tín dụng của Agribank có nghiên cứu hết những văn bản đó không lại là một vấn đề. Vietinbank Thái Nguyên xác định chỉ có tuân thủ chặt chẽ quy định, quy trình thẩm định và quyết định tín dụng….thì mới có thể kiểm soát chất lượng tín dụng. Do đó công tác ban hành và phân phối công văn đến từng cán bộ của Vietinbank Thái Nguyên cũng được thực hiện một cách đầy đủ. Tuy nhiên số lượng
công văn nhiều đòi hỏi cán bộ phải hệ thống một cách tổng quát và sắp xếp khoa học thì mới có thể truy xuất và nghiên cứu công văn dễ dàng. Nắm bắt được tâm lý này, Vietinbank Thái Nguyên đã xây dựng một phần mềm (phần mềm Edoc) phân phối văn bản riêng, sắp xếp theo danh mục cụ thể của từng loại công văn (ví dụ công văn về tài sản bảo đảm, công văn về quy trình cấp tín dụng, công văn về xử lý nợ xấu, công văn kế toán…) và cấp mã truy cập cho từng cán bộ. Giao diện đơn giản, dễ truy xuất là ưu điểm nổi bật của phần mềm này. Ngoài ra giải pháp này còn tiết kiệm chi phí in ấn, khi mà mỗi cán bộ đều có thể xem trực tiếp trên máy tính không cần phải in ra giấy.
Tại Vietcombank và một số Ngân hàng khác, một số khoản nợ xấu phát sinh có liên quan đến đạo đức cán bộ như cố tình đánh giá cao tài sản để vay ké khách hàng, chủ động đảo nợ cho khách và thu phí dịch vụ….điều này là hoàn toàn bị nghiêm cấm. Rút kinh nghiệm từ đó Vietinbank Thái Nguyên xác định đào tạo đạo đức cán bộ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản trị (số lượng lao động chưa được đào tạo bài bản năm 2015 là 86/165 người, chiếm 52% tổng số lao động) do đó Ban lãnh đạo Vietinbank Thái Nguyên thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ, đạo đức của người cho vay, kiên quyết xử lý những cán bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệp được khách hàng và cán bộ khác phản ảnh, có bằng chứng cụ thể. Với những cán bộ này Vietinbank Thái Nguyên áp dụng biện pháp luân chuyển vị trí không được làm tín dụng nữa, hoặc nặng hơn có thể cho nghỉ việc không lương. Việc áp dụng biện pháp xử lý phù hợp trên cơ sở xem xét các yếu tố tác động đã khiến nhiều cán bộ nhận thức rõ chức năng nhiệm vụ của mình để không mắc phải những sai lầm tương tự.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU