Xuất đối với Vietinbank Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 89 - 91)

5. Bố cục của luận văn

4.3.1. xuất đối với Vietinbank Thái Nguyên

4.3.1.1. Đề xuất đối với Vietinbank Thái Nguyên trong công tác phòng ngừa nợ xấu - Thay đổi mô hình quản lý rủi ro tín dụng

Vietinbank Thái Nguyên cần nghiên cứu kỹ mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán, sự thay đổi của thị trường tín dụng, số lượng Ngân hàng áp dụng mô hình quản lý này để từ có sự chuẩn bị tốt nguồn nhân lực, trang thiết bị máy móc, công nghệ,… tránh tình trạng mô hình mới hoạt động không hiệu quả thậm chí phản tác dụng khiến Vietinbank gặp khó khăn hơn

- Thay đổi chiến lược quản lý rủi ro tập trung phát triển dịch vụ phi tín dụng là hướng đi mới mà các Ngân hàng trên địa bàn Thái Nguyên đều đang hướng đến. Đây được coi là thị trường tiềm năng nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Vietinbank Thái Nguyên cần cân đối hài hòa lợi ích giữa việc tập trung phát triển tín dụng và phát triển dịch vụ phi tín dụng trong từng thời kỳ, đảm bảo lợi nhuận cao nhất mà rủi ro ở mức thấp nhất.

- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và hệ thống cảnh báo sớm EWS trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn đòi hỏi Vietinbank Thái Nguyên phải xây dựng bộ phận nghiên cứu đặc thù kinh doanh của từng ngành nghề trên thị trường và có các chuyên gia am hiểu trong từng lĩnh vực tư vấn (đặc biệt là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện như rượu, thuốc lá, thuốc đông y, tây y…) thì mới xây dựng được bộ chỉ tiêu phù hợp phản ánh đúng tính chất của loại hình kinh doanh đó.

- Quy trình quản lý tín dụng muốn phát huy tốt điều cốt lõi nằm ở trình độ của cán bộ tín dụng.Vietinbank Thái Nguyên cần xác định chi phí đào tạo cán bộ bỏ ra tương đối lớn nhưng hiệu quả thu được thì bền vững và lâu dài. Trong quá trình đào tạo cần đánh giá chất lượng, khả năng tiếp thu kiến thức của cán bộ, tránh tình trạng đào tạo hời hợt chạy theo số lượng mà không hiệu quả.

- Kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng:

Việc yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm gặp khó khăn do tâm lý của người đi vay có thể không hiểu hết ý nghĩa của việc mua bảo hiểm mà lại cho rằng đây là khoản phí mình phải bỏ ra để được vay vốn, tạo hiệu ứng tiêu cực đối với những khách hàng sau. Cán bộ tín dụng của Vietinbank Thái Nguyên cần giải thích rõ với khách hàng những quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia bảo hiểm. Thực tế khi tham gia bảo hiểm đây là một hình thức bảo vệ an toàn cho cả khách hàng và Ngân hàng.

4.3.1.2. Đề xuất đối với Vietinbank Thái Nguyên trong công tác xử lý nợ xấu * Giải pháp xử lý nợ xấu

- Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng

Thuê công ty thẩm định giá độc lập để đánh giá thực trạng tài sản thế chấp của những khoản nợ xấu là biện pháp tối ưu nhưng Vietinbank Thái Nguyên phải bỏ ra một khoản chi phí, nếu tài sản sau khi phát mãi không thu đủ nợ của Ngân hàng thì ngoài phần dự phòng xử lý rủi ro bỏ ra để thu hồi đủ khoản nợ xấu đó còn phải tính thêm phần chi phí thuê công ty thẩm định giá. Do vậy việc thuê thẩm định giá không phải là phương pháp lâu dài mà việc lựa chọn nhân viên có trình độ phù hợp để đào tạo chuyên sâu về định giá tài sản mới là biện pháp tối ưu mà Vietinbank Thái Nguyên nên hướng tới.

- Phân loại nhóm nợ

Điều chỉnh nhóm nợ đối với khách hàng, Vietinbank Thái Nguyên chỉ nên áp dụng với những khách thực sự tốt, vay trả sòng phẳng, hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường… còn những khách hàng tiềm ẩn rủi ro mặc dù chưa quá hạn tại Vietinbank Thái Nguyên nhưng quá hạn Ngân hàng bạn thì cũng nên trích lập dự phòng rủi ro vì đây chính là một khoản bảo đảm cho chính khoản vay của khách hàng.

- Kế hoạch xử lý tại Vietinbank Thái Nguyên

Vietinbank Thái Nguyên cần xác định mức vay của tài sản phù hợp để từ đó tư vấn mua mức bảo hiểm vừa phải trên cơ sở bảo đảm an toàn cho Ngân hàng nhưng cũng tiết kiệm chi phí cho khách hàng.

Lựa chọn kỹ người liên đới nghĩa vụ trả nợ, chỉ chấp nhận người thân trong gia đình sau đó mới đến những mối quan hệ khác.

* Biện pháp xử lý nợ xấu

Song song với việc đẩy mạnh công tác xử lý bán TSBĐ để thu hồi nợ vay, trích quỹ dự phòng rủi ro và bán nợ cho VAMC, để nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ Vietinbank Thái Nguyên nên tìm hiểm thêm các biện pháp xử lý khác phù hợp nhằm thu hồi tối đa khoản nợ, cụ thể:

- Tìm kiếm, kêu gọi khách hàng tốt tiếp tục đầu tư vào những khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính nhưng có phương án kinh doanh khả thi, có hiệu quả trong tương lai. Lượng khách hàng vay vốn tại Vietinbank Thái Nguyên là tương đối lớn, trong đó có không ít khách hàng tốt, có tiềm lực tài chính lành mạnh nên phương án kêu gọi đầu tư là khả thi. Tuy nhiên Ngân hàng cần có chính sách ưu đãi đối với những khách hàng này ví dụ như giảm lãi suất vay, miễn phí chuyển tiền, miễn phí dịch vụ thẻ…

- Nhận chính tài sản thế chấp để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Vietinbank Thái Nguyên hiện có 16 phòng giao dịch trong đó 1 số phòng đã xuống cấp (như Phòng giao dịch Quán Triều) nên việc nhận chính tài sản thế chấp để làm trụ sở làm việc hoặc kho lưu trữ chứng từ là phù hợp.

- Động viên khách hàng đang có nợ xấu chủ động bán tài sản để trả nợ cho Ngân hàng. Đồng thời Ngân hàng sẽ phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện thuận lợi để người mua tài sản hoàn thiện thủ tục pháp lý chuyển quyền sở hữu tài sản, sau khi hoàn thiện thủ tục pháp lý Ngân hàng sẽ làm thủ tục cho khách hàng mua tài sản được vay vốn (nếu người mua có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện vay vốn tại Ngân hàng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 89 - 91)