Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 43 - 47)

5. Bố cục của luận văn

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Sau khi đã tổng hợp và phân tích được các số liệu sẽ tiến hành hệ thống hóa các dữ liệu, đưa ra các phân tích tổng hợp, đánh giá một cách tổng thể và toàn diện để đưa ra giải pháp về công tác quản trị rủi ro nợ xấu tại Vietinbank Thái nguyên.

* Hệ thống các chỉ tiêu định lượng nghiên cứu trong luận văn, giai đoạn 2013 - 2015 tại Vietinbank Thái Nguyên:

Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình nợ xấu:

- Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, nợ quá hạn

Doanh số cho vay: Doanh số cho vay trong kỳ là tổng số tiền đã cho khách hàng vay trong kỳ, tính cho ngày, tháng, năm, quý.

Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ trong kỳ là tổng số tiền đã thu của khách hàng vay trong kỳ, tính cho ngày, tháng, năm, quý.

Dư nợ cho vay: Phản ánh tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng tại một thời điểm nhất định, thường là cuối kỳ kinh doanh.

Nợ quá hạn: là tổng số tiền nợ nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 tại một thời điểm nhất định, thường là cuối kỳ kinh doanh.

- Tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ nhóm 3, nợ nhóm 4, nợ nhóm 5 trong nợ quá hạn Tỷ lệ nợ nhóm 2 = nợ nhóm 2 / nợ quá hạn Tỷ lệ nợ nhóm 3 = nợ nhóm 3 / nợ quá hạn Tỷ lệ nợ nhóm 4 = nợ nhóm 4 / nợ quá hạn Tỷ lệ nợ nhóm 5 = nợ nhóm 5 / nợ quá hạn - Dự phòng rủi ro trích lập

Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau:

R = max {0, (A - C)} x r

Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích

A: Số dư nợ gốc của khoản nợ

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

- Tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ = (nợ nhóm 3 + nợ nhóm 4 + nợ nhóm 5) / tổng dư nợ Tỷ lệ này < 3% được cho là an toàn và nợ xấu ở mức chấp nhận được - Tỷ lệ nợ xấu theo đối tượng vay vốn gồm:

+ Tỷ lệ nợ xấu của khách hàng Doanh nghiệp = Nợ xấu của khách hàng Doanh nghiệp / tổng nợ xấu

+ Tỷ lệ nợ xấu của khách hàng cá nhân vay phục vụ kinh doanh = Nợ xấu của khách hàng cá nhân vay phục vụ kinh doanh / tổng nợ xấu

+ Tỷ lệ nợ xấu của khách hàng cá nhân vay phục vụ tiêu dùng = Nợ xấu của khách hàng cá nhân vay phục vụ tiêu dùng / tổng nợ xấu

- Tỷ lệ nợ xấu theo thời gian vay vốn gồm:

+ Tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay dài hạn = Nợ xấu của các khoản vay dài hạn / tổng nợ xấu

+ Tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay trung hạn = Nợ xấu của các khoản vay trung hạn / tổng nợ xấu

+ Tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay ngắn hạn = Nợ xấu của các khoản vay ngắn hạn / tổng nợ xấu

- Tỷ lệ nợ xấu xử lý từ nguồn xử lý rủi ro = nợ xấu được xử lý từ nguồn dự phòng rủi ro / tổng nợ xấu

- Tỷ lệ nợ xấu xử lý từ bán tài sản bảo đảm = nợ xấu được xử lý từ bán tài sản bảo đảm / tổng nợ xấu

- Tỷ lệ nợ xấu xử lý từ bán nợ cho VAMC = nợ xấu được xử lý từ bán nợ cho VAMC / tổng nợ xấu

- Tỷ lệ Dự phòng rủi ro tín dụng = Dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ

Chỉ số này cho biết bao nhiêu % dư nợ được trích lập dự phòng.

Chỉ số này càng cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của Ngân hàng đang tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp.

Nếu chỉ số này thấp thì có thể phản ánh chất lượng cải thiện của các khoản nợ, hoặc có thể do các khoản dự phòng chưa được trích lập đủ theo quy định.

Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro nợ xấu - Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ / Tổng tài sản có

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao.

- Hệ số bù đắp rủi ro tín dụng = dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập / nợ quá hạn khó đòi

Hệ số này cho thấy khả năng bù đắp các khoản nợ quá hạn không thu được bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

* Hệ thống các chỉ tiêu định tính nghiên cứu trong luận văn, giai đoạn 2013 - 2015 tại Vietinbank Thái Nguyên:

- Tính hợp lý của mô hình quản lý rủi ro tín dụng - Tính phù hợp của công tác cảnh báo sớm

- Chất lượng của công tác đào tạo cán bộ

Các chỉ tiêu định tính tuy không đánh giá được chất lượng nợ xấu bằng con số nhưng có đóng góp quan trọng trong việc phòng ngừa nợ xấu phát sinh và phản ánh chất lượng tín dụng tại Vietinbank Thái Nguyên

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO NỢ XẤU TẠI VIETINBANK THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)