Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 52 - 55)

5. Bố cục của luận văn

3.1.4. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Thái Nguyên

qua các năm 2014 - 2016

3.1.4.1. Tài sản

Năm 2014 tổng tài sản đạt 4.443 tỷ thì đến năm 2015 là 5.295 tỷ và đến năm 2016 đạt 5.425 tỷ đồng, tăng 37,3% so với 2014. Tổng tài sản tăng chủ yếu là tăng ở các khoản đầu tư và cho vay, cụ thể là cho vay.

Năm 2014 cho vay đạt 3.720 tỷ đồng, chiếm 83,72%/ Tổng tài sản. Năm 2015, cho vay nền kinh tế đạt 4.025 tỷ đồng, tăng tuyệt đối 305 tỷ, chiếm 76,02%/Tổng tài sản. Năm 2016, dư nợ cho vay đạt 4.298 tỷ đồng, tăng 6,78% so với 2015, chiếm 79,23%/ Tổng tài sản.

- Các khoản đầu tư và cho vay:

+ Các khoản đầu từ (Tiền gửi các TCTD trong nước, cho vay các tổ chức nước ngoài, đầu tư vào tín phiếu Nhà Nước và trái phiếu chính phủ): Không phát sinh.

+ Cho vay nền kinh tế: Chủ yếu cho vay bằng các nguồn vốn thông thường. Đối với cho vay tài trợ ủy thác chiếm tỉ trọng thấp, khoảng 0,4%/tổng dư nợ.

Như vậy trong tổng tài sản của Chi nhánh, ngoài Nguyên giá tài sản cố định, tiền mặt dự trữ và thanh toán, các khoản lãi, phí phải thu thì Dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của đơn vị. Điều này cũng nghĩa hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu và truyền thống của Ngân hàng.

3720 4025 4298 3400 3500 3600 3700 3800 3900 4000 4100 4200 4300

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dư nợ cho vay

Biểu đồ 3.1. Tình hình tài sản qua các năm 2014-2016 (ĐVT: tỷ đồng)

3.1.4.2. Nguồn vốn

Năm 2014 tổng nguồn vốn huy động đạt 3.525 tỷ đồng, chiếm 87,52%/ Tổng nguồn vốn. Năm 2015, nguồn vốn huy động đạt 3.851 tỷ đồng, chiếm 88,62%/ Tổng nguồn vốn và đến năm 2016 nguồn vốn huy động đạt 4.156 tỷ đồng, chiếm 89,12%/ tổng nguồn vốn.

+ Tiền gửi của cá nhân và Doanh nghiệp. Đây là thế mạnh của VietinBank Thái Nguyên bởi đây là nguồn vốn có giá rẻ, ổn định. Tỉ trọng nguồn vốn này chiếm trung bình khoảng 87%/tổng nguồn vốn huy động. Về kỳ hạn huy động chủ yếu là kỳ hạn ngắn (dưới 12 tháng).

+ Tiền gửi thanh toán: Trung bình chiếm khoảng 13%/tổng nguồn vốn, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp. Đây là nguồn tiền không ổn định, các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, thanh toán tiền hàng hóa luân chuyển qua tài khoản tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp.

+ Các khoản vay (Vay của NHNN và các TCTD khác): không phát sinh.

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Huy động vốn Cho vay

Biểu đồ 3.2. Tốc độ tăng huy động vốn và cho vay (ĐVT: tỷ đồng)

Như vậy nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm xong không đáp ứng đủ để tài trợ cho hoạt động cho vay của Chi nhánh. Số nguồn tài trợ cho hoạt động cho vay chi nhánh sử dụng từ nguồn vốn điều hòa của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

3.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 3.1. Tình hình kinh doanh tại chi nhánh giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 3.525.278 3.851.490 4.156.166 326.212 9,25 304.676 7,91 Doanh số cho vay 5.953.370 6.340.413 6.877.048 487.043 6,50 436.635 8,46 Doanh số thu nợ 6.325.455 6.642.939 7.306.864 517.484 5,02 463.925 9,99 Tổng dư nợ 3.720.856 4.025.258 4.298.155 304.402 8,18 272.897 6,78 Nợ quá hạn 157.400 130.946 250.312 -26.454 -16,81 119.366 91,15

(Nguồn: Vietinbank Thái Nguyên)

Nhìn chung trong ba năm gần đây, nguồn vốn huy động của Ngân hàng có xu hướng tăng ổn định nên doanh số cho vay cũng tăng theo. Trong đó, doanh số cho vay của chi nhánh năm 2015 là 6.340.413 triệu đồng, tăng 487.043 triệu đồng, tương ứng 6,5% so với năm 2014. Đến năm 2016, doanh số cho vay đạt 6.877.048 triệu đồng tăng 8,46% so với năm 2015.

Trong giai đoạn này, tổng dư nợ của chi nhánh cũng tăng lên. Năm 2016, tổng dư nợ đạt 4.298.155 triệu đồng, tăng 272.897 triệu đồng, tương ứng 6,78% so với năm 2015. Nợ quá hạn của chi nhánh có sự biến động mạnh. Cụ thể, năm 2015 nợ quá hạn là 130.946 triệu đồng, giảm 26.454 triệu đồng (tương ứng giảm 16,81%) so với năm 2014. Đến năm 2016, nợ quá hạn của chi nhánh tăng vọt lên 250.312 triệu đồng, tăng 119.366 triệu đồng (tương ứng tăng 91,15%) so với năm 2015.

Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng thu nhập 281,998 354,098 402,398

Tổng chi phí 139,185 209,660 254,095

Lợi nhuận trước thuế 142,813 144,438 148,303

Lợi nhuận sau thuế 107,110 108,329 81,227

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 2,81% 1,14% 2,68%

(Nguồn: Vietinbank Thái Nguyên)

Lợi nhuận sau thuế qua các năm của chi nhánh đạt khá, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2015 chi nhánh đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế là 1,14% với số tiền 108 tỷ đồng; năm 2016 lợi nhuận sau thuế tuyệt đối đạt 81 tỷ đồng.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn cũng như những hạn chế tồn tại nhưng có thể khẳng định hoạt động tín dụng của Vietinbank Thái Nguyên trong ba năm qua đã được nâng lên cả về quy mô và chất lượng. Ban lãnh đạo Vietinbank không ngừng đổi mới phương thức làm việc, đưa ra các giải pháp đúng đắn, những chính sách phù hợp nhằm tạo ra nhiều tiện ích cho khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)