5. Bố cục của luận văn
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Hội sở chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thái Nguyên có 6 Phòng nghiệp vụ và 16 phòng giao dịch trực thuộc (trong đó có 8 phòng giao dịch loại I và 8 phòng giao dịch loại II).
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Vietinbank Thái Nguyên
(Nguồn: Vietinbank Thái Nguyên)
Ban giám đốc Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng bán lẻ Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán và giao dịch Phòng tổng hợp Phòng tiền tệ kho quỹ
16 phòng giao dịch trực thuộc bao gồm 8 phòng giao dịch loại I và 8 phòng giao dịch loại II nằm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ.
Chức năng nhiệm vụ phòng ban
a. Ban giám đốc (Ban điều hành)
Với cơ cấu gồm 1 giám đốc phụ trách chung, 3 phó giám đốc phụ trách các nghiệp vụ do giám đốc phân công. Ban điều hành là bộ phận có quyền quyết định cao nhất tại chi nhánh.
Trong đó, giám đốc giữ vai trò quan trọng phụ trách chung trong việc điều hành hoạt động của chi nhánh. Giám đốc là người trực tiếp phê duyệt đối với các hoạt động quan trọng của chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Công thương. Giám đốc có trách nhiệm điều hành và đảm bảo sự hoạt động hài hòa và hiệu quả của các phòng, ban bộ phận của chi nhánh và cũng trực tiếp chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật đối với các quyết định của mình.
Phó giám đốc: có 3 phó giám đốc, là những người được giám đốc chi nhánh phân công phụ trách các nhiệm vụ cụ thể, cùng giám đốc thực hiện công tác quản lý và điều hành chi nhánh hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra các phó giám đốc còn thực hiện giải quyết các công việc đột xuất khác do giám đốc giao và phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong công việc được giao trước pháp luật và Giám đốc chi nhánh.
b. Các phòng giao dịch
VietinBank chi nhánh Thái Nguyên có tổng cộng 16 phòng giao dịch được phân bố nhiều địa phương khác nhau trong tỉnh với vị trí thuận lợi giúp khách hàng dễ dàng hơn cho việc đi lại giao dịch của mình. Trong đó, bao gồm: 8 phòng giao dịch loại I và 8 phòng giao dịch loại II.
Các phòng giao dịch loại I thực hiện nhiệm vụ cho vay, huy động vốn và các sản phẩm dịch vụ khác. Còn các phòng giao dịch loại II chỉ thực hiện nhiệm vụ huy động vốn và các sản phẩm dịch vụ khác.
c. Các phòng nghiệp vụ
- Phòng kế toán giao dịch: Thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng, các công việc liên quan đến quản lý tài chính chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán xử lý hạch toán các giao dịch.
- Tổ điện toán trực thuộc phòng kế toán giao dịch: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán; Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông
suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh; Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác điện toán, quản lý, sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin tại chi nhánh.
- Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là doanh nghiệp, thực hiện các dịch vụ tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng theo đúng quy chế của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp.
- Phòng bán lẻ: Trực tiếp giao dịch với các khách hàng là cá nhân, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, quản lý sản phẩm tín dụng theo đúng quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho các cá nhân.
- Phòng tiền tệ kho quỹ: Quản lý toàn bộ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản đảm bảo…; Bảo đảm công tác an toàn kho quỹ của chi nhánh tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vận chuyển; Điều hành và sử dụng tiền mặt tiết kiệm, hiệu quả; Tổ chức thu, chi, giao, nhận, điều chuyển tiền mặt đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch của khách hàng; Giám sát kiểm tra việc tuân thủ quy định trong lĩnh vực Tiền tệ kho quỹ; Tổ chức kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm… theo quy định của NHCT.
- Phòng Tổng hợp: Tham mưu cho Ban giám đốc về lãi suất huy động, lãi suất cho vay, chiến lược phát triển kinh doanh của chi nhánh; là đầu mối trong triển khai chương trình FTP (Fund Transfer Pricing - hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ); điều hành, cân đối vốn kinh doanh chung của toàn chi nhánh; Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, thực hiện báo cáo tổng hợp, lưu trữ số liệu hoạt động chung toàn chi nhánh theo quy định của NHNN, NHCT.
- Phòng tổ chức hành chính: Là phòng tổ chức quản lý lao động của chi nhánh, thực hiện mua sắm và theo dõi tài sản cố định, công cụ lao động, kho ấn chỉ, chỉ tiêu nội bộ của chi nhánh. Có trách nhiệm bảo vệ và bảo đảm an toàn tài sản, phương tiện vật chất của chi nhánh ở mọi lúc mọi nơi.