5. Bố cục của luận văn
3.2.3. Thực trạng công tác xử lý nợ xấu tại Vietinbank Thái Nguyên
3.2.3.1. Các giải pháp đã thực hiện liên quan đến công tác xử lý nợ xấu đã triển khai tại Vietinbank Thái Nguyên trong thời gian qua
a. Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng
Hàng tháng cán bộ tín dụng thông qua việc kiểm tra thực tế, phân tích tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán các khoản nợ, đánh giá khách hàng từ đó đưa ra biện pháp ứng xử phù hợp.
Bảng 3.6. Các tiêu chí đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng tại Vietinbank Thái Nguyên
STT Tiêu chí đánh giá Kết quả
1 Thái độ, ý thức trả nợ của KH □ Tốt, rất thiện chí hợp tác. □ Bình thường
□ Không tốt, thiếu thiện chí/không hợp tác 2 Nguồn trả nợ theo phương án vay
ban đầu của KH có bị ảnh hưởng xấu trong vòng 3 tháng gần đây không?
□ Không
□ Sụt giảm > 30% □ Sụt giảm < 30% 3 Chi nhánh có dễ dàng liên lạc với
KH và nắm được về thông tin nơi ở của KH?
□ Thường xuyên và dễ dàng liên lạc với KH, có thông tin về nơi ở hiện tại của KH □ 2-3 lần liên tiếp không liên hệ được với KH □ Từ 4 lần trở lên liên tiếp không liên hệ
STT Tiêu chí đánh giá Kết quả
được với KH/không có thông tin về nơi cư trú hiện tại hoặc KH bỏ trốn.
4 Tình trạng pháp lý của KH □ Tốt, KH không gặp vấn đề gì về pháp lý. □ Không có thông tin
□ Bị khởi kiện
□ Bị truy cứu trách nhiệm hình sự 5 Chủ doanh nghiệp có gặp phải
những vẫn đề về năng lực hành vi dân sự/tai nạn/chết/mất tích không?
□ Không
□ Bị tai nạn/sự cố tạm thời, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ □ KH mất năng lực hành vi dân sự, mất khả năng lao động/chết/mất tích 6 Diễn biến Ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh □ Tốt lên
□ Không thay đổi □ Xấu đi
7 Thay đổi về ngành nghề kinh doanh chính
□ Không thay đổi
□ Có thay đổi nhưng ngành nghề mới phát triển tốt
□ Có thay đổi và ngành nghề mới thuộc nhóm hạn chế/không cho vay của NHCT/không phát triển tốt
8 Trong 3 tháng gần đây, cơ sở kinh doanh của KH có bị cháy nổ, trộm cắp không?
□ Không xảy ra hoặc có xảy ra nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ
□ Có xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ
□ Có xảy ra, mất toàn bộ 9 Địa điểm kinh doanh trong vòng 3
tháng qua.
□ Ổn định, không thay đổi/Chuyển đến địa điểm kinh doanh mới tốt hơn, NH có thể giám sát được
STT Tiêu chí đánh giá Kết quả
NH có thể giám sát được
□ Chuyển đến địa điểm kinh doanh kém hơn và/hoặc NH không giám sát được 10 Phương án/dự án hoạt động SXKD
của KH bị cơ quan quản lý Môi trường XH yêu cầu tạm dừng/dừng hoạt động do ảnh hưởng tiêu cực đến Môi trường xã hội không?
□ Không □ Có
11 Giá trị TSBĐ có thay đổi so với lần định giá gần nhất hay không?
□ Không thay đổi/Tăng/Giảm nhưng dư nợ cũng giảm tương ứng
□ Giảm giá trị <20% □ Giảm giá trị >= 20% 12 TSBĐ có dễ phát mại, dễ tìm
người mua trong trường hợp phải xử lý không?
□ Dễ □ Khó □ Rất khó 13 TSBĐ thế chấp tại NHCT bảo đảm
cho khoản vay của KH là BĐS thuộc trường hợp giải tỏa/quy hoạch/tịch thu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền
□ Không □ Có
14 Theo chi nhánh, khoản nợ của KH có khả năng chuyển thành nợ nhóm 2 trở lên trong vòng 3 tháng tới hay không?
□ Không □ Có
(Nguồn Vietinbank Thái Nguyên)
Sau khi đánh giá khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ trình lãnh đạo duyệt. Nếu khách hàng có khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng và đưa ra hướng xử lý kịp thời, không để nợ vay của khách hàng chuyển lên nhóm cao hơn.
b. Phân loại nhóm nợ phù hợp
Phân loại nhóm nợ cho từng khoản nợ Vietinbank Thái Nguyên thực hiện theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước.
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) - quá hạn dưới 10 ngày Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) - quá hạn từ 11 đến 90 ngày
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) - quá hạn từ 91 đến 180 ngày Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) - quá hạn từ 181 đến 360 ngày Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) - quá hạn trên 360 ngày
c. Lập kế hoạch xử lý
Mỗi khoản nợ quá hạn được phân công cụ thể cho từng cán bộ, lãnh đạo phòng và lãnh đạo chi nhánh phụ trách, theo dõi đôn đốc, thực hiện đề xuất các biện pháp thu nợ phù hợp với từng khách hàng, báo cáo những khó khăn, vướng mắc và cam kết thời hạn xử lý khoản nợ xấu đó.
Bảng 3.7. Phân công thu hồi nợ xấu năm 2016 Phòng giao dịch Đán
STT Tên khách hàng Dư nợ gốc Nhóm nợ Cán bộ Lãnh đạo phòng Lãnh đạo chi nhánh phụ trách Thời hạn thu hồi nợ 1 Bùi Thị Minh Hằng 200 triệu đồng 05 Vũ Thị Thanh Tâm Phạm Thị Thi Phạm Thị
Minh Nguyệt Quý II
2 Nguyễn Hồng Sơn 300 triệu đồng 03 Nguyễn Trung Kiên Đặng Thị Hoàn Phạm Thị
Minh Nguyệt Quý II
3 DNTN Thanh Mai 1 tỷ đồng 04 Nguyễn Trung Kiên Phạm Thị Thi Phạm Thị
Minh Nguyệt Quý III
4 Vũ Mai Phương 2 tỷ đồng 05 Vũ Thị Thanh Tâm Phạm Thị Thi Phạm Thị
Minh Nguyệt Quý IV
5 Nguyễn Thị Liên 350 triệu đồng 03 Nguyễn Thị Thu Hường Đặng Thị Hoàn Phạm Thị
Minh Nguyệt Quý III
d. Các biện pháp xử lý nợ xấu đã triển khai tại Chi nhánh Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro
Hàng năm (thường vào thời điểm cuối năm) căn cứ vào tình hình thực tế kinh doanh của khách hàng, Ngân hàng đánh giá lại các khoản nợ, nếu khoản nợ nào không có khả năng thu hồi, cán bộ chuyên quản trực tiếp thu thập hồ sơ trình lãnh đạo và Hội đồng tín dụng xử lý nợ của Vietinbank Thái Nguyên để làm thủ tục xử lý rủi ro tín dụng.
Xử lý tài sản bảo đảm nợ vay
Đây là phương pháp xử lý hiệu quả nhất hiện đang thực hiện tại Chi nhánh. Hầu hết các khách hàng vay có nợ xấu đều tự bán tài sản để thanh toán khoản nợ, còn lại những khách hàng không tự ý bán, có thái độ chây ì Chi nhánh cũng quyết liệt trong việc xử lý nợ bằng cách gửi hồ sơ vay ra tòa án, nhờ tòa án giải quyết.
Giảm miễn lãi cho khách hàng
Giảm miễn lãi giúp khách hàng giảm bớt khó khăn về tài chính, khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống, khuyến khích khách hàng trả toàn bộ phần gốc của khoản nợ xấu.
Bán nợ cho VAMC (Cty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam)
Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đưa nợ xấu về mức dưới 3% trên tổng dư nợ, năm 2015 Chi nhánh đã bán 1 phần nợ nhóm 5 cho VAMC qua đó giải quyết được khó khăn trước mắt, tỷ lệ nợ xấu giảm, các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC được theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán. Hàng năm Vietinbank Thái Nguyên trích lập dự phòng rủi ro 20% thay vì trích dự phòng 100% giá trị của khoản nợ xấu.
Bảng 3.8. Kết quả xử lý nợ xấu năm 2016 Tiêu chí Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro Xử lý tài sản bảo đảm nợ vay Giảm miễn lãi cho khách hàng Bán nợ cho VAMC (Cty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam) Số lượng khách hàng cá nhân 5 3 1 Số lượng khách hàng doanh nghiệp 3 1 2 1 Số tiền gốc xử lý được (Đvt: tỷ đồng) 8,32 7,35 3,14 1
(Nguồn Vietinbank Thái Nguyên) 3.2.3.2. Kết quả xử lý nợ xấu
Với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ Ngân hàng, công tác thu hồi nợ xấu đã đạt được những kết quả đáng kể.
Bảng 3.9. Kết quả công tác thu hồi nợ xấu tại Vietinbank Thái Nguyên năm 2014 - 2016
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số dư đầu năm 50,47 50,52 46,21
Phát sinh trong năm 20,61 16,62 126,33
Thu nợ trong năm 20,56 20,93 19,81
Số dư cuối năm 50,52 46,21 152,73
(Nguồn: Vietinbank Thái Nguyên )
Năm 2014 thu hồi nợ xấu là 20,56 tỷ đồng (đạt 17,29% tổng nợ xấu trong năm), năm 2015 là 20,93 tỷ đồng (đạt 26,82%), năm 2016 là 19,81 tỷ đồng (đạt 11,48%) trong đó:
- Thu nợ trực tiếp từ khách hàng: Bằng nỗ lực bám sát, động viên khách hàng tìm mọi nguồn thu để trả nợ, nếu không còn khả năng thì tự bán tài sản để thanh toán, giữ uy tín với Ngân hàng.
Đặc biệt có 1 khách hàng Doanh nghiệp phát sinh nợ xấu từ năm 2010, qua 4 năm chưa thu được nợ nhờ sự giúp đỡ của Ngân hàng, Doanh nghiệp đã tìm khách hàng có tình hình tài chính tốt mua lại tài sản để tiếp tục thực hiện sản xuất kinh doanh vì vậy mà gần 3 tỷ đồng nợ xấu của khách hàng này đã được xử lý dứt điểm, góp phần hoàn thành chỉ tiêu thu nợ của Chi nhánh.
- Thu nợ từ xử lý rủi ro: việc trích lập dự phòng từ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để thu nợ thường được thực hiện vào thời điểm cuối năm, phòng Tổng hợp lên danh sách khách hàng xử lý rủi ro trong năm của toàn Chi nhánh sau đó trình Hội đồng xử lý rủi ro theo đúng quy trình của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
- Thu nợ từ bán nợ cho VAMC: Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh đã tiến hành rà soát hồ sơ và các điều kiện để bán nợ cho VAMC. Năm 2013 Chi nhánh đã bán nợ của 2 khách hàng Doanh nghiệp, năm 2014 là 2 khách hàng cá nhân, 1 khách hàng Doanh nghiệp và năm 2015 là 4 khách hàng cá nhân. Các khách hàng này vẫn còn tồn tại và có tài sản bảo đảm nhưng không hợp tác trả nợ, Chi nhánh xác định thời hạn thu nợ còn kéo dài nên nếu không bán nợ cho VAMC mà tiếp tục theo dõi trên bảng cân đối kế toán thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Chi nhánh. Bán nợ cho VAMC thì khoản nợ xấu sẽ được theo dõi ngoài bảng và mỗi năm Chi nhánh chỉ trích 20% dự phòng góp phần giảm bớt 1 phần gánh nặng nợ xấu cho Chi nhánh.