Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ, Chính quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 91 - 96)

5. Bố cục của luận văn

4.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ, Chính quyền

a) Bán nợ cho VAMC

Việc bán nợ cho VAMC phải đáp ứng được 5 điều kiện:

- Khoản nợ xấu của TCTD, bao gồm nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, uỷ thác cấp tín dụng và hoạt động khác theo quy định của NHNN.

- Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ. - Khách hàng vay còn tồn tại, chưa bị rút giấy phép hoạt động, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật (đối với doanh nghiệp) hoặc chưa chết, mất tích (đối với cá nhân).

- Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ cá nhân nghèo vay để chăn nuôi phát triển sản xuất kinh doanh, vay cho con đi học hoặc xây dựng nhà ở, vay thế chấp bằng lương, Vieinbank Thái Nguyên đã cho rất nhiều khách hàng tư cách tốt vay trả sòng phẳng, nhưng bên cạnh đó có một số không ít cá nhân gặp rủi ro không trả được nợ. Những khoản nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc khách hàng vay phá sản, chết mất tích thì đều không bán được nợ cho VAMC. Nếu khoản vay có giá trị lớn Ngân hàng phải xử lý rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cũng như thu nhập của người lao động trong Chi nhánh.

Nếu khách hàng vay phá sản, chết mất tích nhưng vẫn có tài sản bảo đảm tại Ngân hàng thì VAMC nên xem xét kỹ lưỡng từng trường hợp cụ thể để đưa ra phương án mua bán hợp lý chứ không nên cứng nhắc áp dụng phải đầy đủ 5 điều kiện mua bán như trên.

b) Cần tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, rõ ràng hơn trong việc xử lý nợ.

Các quyết định hướng dẫn về xử lý tài sản thế chấp và giải toả các khoản nợ đóng băng, thực hiện một đợt tổng rà soát để giúp ngành Ngân hàng xử lý, giải quyết vấn đề thu hồi nợ bằng tài sản, hướng dẫn xử lý các nội dung đang thực sự khó khăn vướng mắc, cụ thể như:

- Xác định giá gán nợ, hội đồng thẩm định giá tài sản gán nợ.

- Hợp pháp hoá hồ sơ gán nợ đảm bảo quyền sở hữu tài sản của Ngân hàng, để Ngân hàng có thể bán, chuyển nhượng, khai thác thu hồi vốn được thuận lợi.

- Cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc tài sản gán nợ.

- Bất động sản xử lý theo quy định này được hiểu là biện pháp thu hồi nợ thuộc hoạt động tín dụng.

Đối với những tài sản Ngân hàng đã nhận gán nợ mà không có tranh chấp nhưng hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ, đề nghị Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng của trung ương và đại phương giúp Ngân hàng hợp thức hoá, hoàn chỉnh hồ sơ đúng luật.

Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý để các Ngân hàng thương mại có quyền tự chủ đứng ra tổ chức bán tài sản cầm cố thế chấp để thu hồi vốn đối với các khoản nợ quá hạn (theo như điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng), đặc biệt có thể có các chính sách ưu tiên đối với những khoản nợ khó thu hồi phát sinh như miễn thuế doanh thu, thuế quyền sử dụng đất, chỉ thu phí dịch vụ bán đấu giá một lần khi bán được tài sản cầm cố, thế chấp trong trường hợp phát mại tài sản qua các trung tâm bán đấu giá. Phí này theo quy định của pháp luật, bên vay phải thanh toán nhưng đối với nợ quá hạn phải xử lý thế chấp để thu hồi nợ thì phần lớn khách hàng không còn khả năng thanh toán, do đó sẽ phải trừ vào số tiền thu được từ việc bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp này sẽ ảnh hưởng đến vấn đề thu nợ của Ngân hàng. Tất nhiên sẽ có vấn đề đặt ra là các văn bản pháp quy đã quy định tỷ lệ hợp pháp giữa giá tị tài sản cầm cố, thế chấp và mức cho vay ban đầu để đảm bảo thu nợ gốc, lãi trong hạn, lãi quá hạn và các chi phí phát sinh. Nhưng trên thực tế thì khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng không ít đến giá trị tài sản cầm cố, thế chấp đặc biệt là sự giảm giá của thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay. Thực tế đến nay gần như các khoản nợ quá hạn được thu hồi từ việc xử lý tài sản thế chấp đều được thực hiện bằng cách: khách hàng và Ngân hàng thoả thuận bán có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Để xử lý theo hướng trên thì Ngân hàng cần phải hoàn toàn linh động tron việc xử lý tài sản thế chấp và phải có sự đồng tình ủng hộ của các cơ quan hữu quan cùng với sự tự giác nhất định từ phía khách hàng.

c) Mở rộng thị trường mua bán nợ, từ đó hình thành và phát triển một thị trường mua bán nợ

Thị trường mua bán nợ ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu hình thành và còn khá nhiều lấn cấn, khiến hoạt động mua bán, xử lý các khoản nợ của tổ chức tín dụng nói riêng, của các DN nói chung chưa đạt hiệu quả. Trong khi đó, một số NHTM cũng đã thành lập công ty quản lý và khai thác tài sản, nhưng hầu hết chỉ hoạt động

giới hạn trong việc mua, bán các khoản nợ mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay, chứ không được phép mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực mua bán nợ của DN, tổ chức và cá nhân. Gần đây, thành viên mới nhất trong lĩnh vực này là VIB AMC, ngoài việc đặt mục tiêu “quản lý, khai thác có hiệu quả những tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu nhằm nâng cao chất lượng và sự an toàn trong các hoạt động tín dụng của VIB, có công bố sẽ sử dụng các kỹ năng chuyên sâu để phục vụ nhu cầu xử lý nợ và tài sản tồn đọng của các tỏ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, mức độ thực hiện hoạt động mở rộng này như thế nào lại không hoàn toàn do VIB AMC quyết định. Bởi lẽ, các Ngân hàng ở Việt Nam thường có chung khách hàng doanh nghiệp, nhưng khi phát sinh nợ xấu, hầu như chưa có sự hợp tác giữa các Ngân hàng để xử lý khoản nợ xấu chung đó, mà các Ngân hàng mới chỉ tập trung xử ý tài sản đảm bảo liên quan đến khoản nợ của mình. Điều hạn này hạn chế phần nào hiệu quả của việc xử lý và thu hồi nợ.

Về môi trường pháp lý: Nhà nước cần đưa ra các cơ chế chính sách rõ ràng, cải tiến và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt chi phí xử lý nợ giữa Ngân hàng và các doanh nghiệp.

Nhà nước cần tạo điều kiện mở rộng các giao dịch thương phiếu và các công cụ thanh toán quốc tế khác để mở rộng phạm vi áp dụng và hiệu quả của các giao dịch mua bán nợ.

Đối với các doanh nghiệp tham gia vào thị trường mua bán nợ: khi thực hiện mua bán các khoản nợ thành công, như phải chủ động tìm hiểu thông tin về DN và chủ nợ, DN có tiềm năng phát triển và có thể phát triển hiệu quả nếu được hỗ trợ giải quyết những khó khăn tạm thời đang gặp phải; bản thân DN và chủ sở hữu DN, chủ nợ sẵn sàng hợp tác trong việc áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm xử lý khó khăn trước mắt để tiếp tục tồn tại và phát triển.

KẾT LUẬN

Rủi ro tín dụng luôn song hành với tín dụng. Rủi ro tín dụng rất phức tạp và đa dạng, bao gồm rủi ro có thể kiểm soát và rủi ro không thể kiểm soát được. Rủi ro tín dụng bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan. Và hậu quả của rủi ro tín dụng thường rất nặng nề, không những làm giảm thu nhập, thất thoát vốn vay, tổn hạn đến uy tín và vị thế của Ngân hàng mà rủi ro tín dụng còn có tác động ảnh hưởng dây chuyền đến sự tồn tại của hệ thống Ngân hàng và “sức khỏe” của toàn bộ nền kinh tế.

Vì vậy việc tìm kiếm và áp dụng phù hợp các biện pháp phòng ngừa có thể giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra. Khi Ngân hàng kinh doanh với một mức tổn thất thấp hơn hoặc bằng mức tỷ lệ tổn thất dự kiến thì đó là sự thành công trong quản lý rủi ro. Ngân hàng cùng với sự phối hợp, hỗ trợ của các ngành, các cấp có liên quan bằng nhiều biện pháp tác động đến hoạt động tín dụng nhằm góp phần đạt tới mục tiêu hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả trong tăng trưởng.

Thực tiễn hoạt động tín dụng của Vietinbank Thái Nguyên trong thời gian qua cho thấy, Ngân hàng đã và đang tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế về đánh giá rủi ro tín dụng từ đó áp dụng nhiều biện pháp tích cực trong việc phòng ngừa và quản lý rủi ro một cách bài bản, hiệu quả giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro tín dụng và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng. Mặc dù vậy hậu quả của rủi ro tín dụng vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Từ thực tế trên, cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như kinh nghiệm trong thực tế, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Thái Nguyên.

Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Quý thầy cô, các anh chị và các bạn đóng góp, bổ sung thêm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Chi nhánh Vietinbank Thái Nguyên (2014, 2015, 2016).

2. “Báo cáo kết quả xử lý nợ xấu 9 tháng đầu năm 2015” của Vietcombank gửi NHNN năm 2015.

3. “Giải pháp quan trọng trong thực hiện Đề án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2012-2015” của Agribank gửi NHNN năm 2015.

4. Website: kenhsinhvien.vn 5. Website: luanvan.net.vn

6. Nguyễn Thị Mỹ Hằng (2011), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai.

7. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước. 8. Vietinbank Thái Nguyên (2016), báo cáo tổng kết năm 2016 và định hướng

hoạt động tín dụng giai đoạn 2017-2022.

9. Trương Đình Chiến (2011), Quản trị marketing, NXB Kinh tế Quốc Dân. 10. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê. 11. Hồ Diệu, Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê.

12. Trần Quốc Đạt (2010), “Kinh nghiệm phát triển hoạt động dịch vụ Ngân hàng thương mại một số nước”, Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng, số 51. 13. Nguyễn Đăng Đờn (chủ biên), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê. 14. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại học

Kinh tế quốc dân.

15. Nguyễn Minh Kiều (2008), Giáo trình tiền tệ - tín dụng, Ngân hàng và thanh toán quốc tế, NXB Giáo dục Hà Nội.

16. Luật tổ chức tín dụng (2010), Quốc hội khóa 12 thông qua vào ngày 16/06/2010.

17. Võ Kim Thanh (2010), Đa dạng hóa các nghiệp vụ Ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam, NXB Học viện Ngân hàng. 18. Nguyễn Văn Tiến (2014), Giáo trình tín dụng Ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội. 19. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Giáo trình phân tích dữ liệu

nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. 20. Tạp chí Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 91 - 96)