Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý cơ sở vật chất của các đơn vị trong đại học thái nguyên (Trang 44)

5. Bố cục luận văn

3.1.2.Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổng quan về cơ cấu tổ chức của Đại học Thái Nguyên

Nguồn: Đại học Thái Nguyên

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Đại học Thái Nguyên hiện nay gồm: a) Hội đồng Đại học Thái Nguyên.

b) Giám đốc, các Phó Giám đốc.

VĂN PHÒNG VÀ BAN CHỨC NĂNG

1. Văn Phòng

2. Ban Tổ chức Cán bộ 3. Ban Kế hoạch - Tài chính 4. Ban Đào tạo

5. Ban KHCN và Môi trường 6. Ban Hợp tác Quốc tế 7. Ban Công tác HSSV 8. Ban KT&ĐBCL giáo dục 9. Ban Thanh tra

10. Ban Pháp chế và Thi đua 11. Ban Cơ sở vật chất

1.Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp

2.Trường Đại học Sư phạm 3.Trường Đại học Y Dược 4.Trường Đại học Nông Lâm 5.Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh 6.Trường Đại học Khoa học 7.Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông 8.Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật

9. Phân hiệu tại Lào Cai

HỘI ĐỒNG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI

HỌC THÀNH VIÊN ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO; CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN KHOA TRỰC THUỘC 1. Khoa Ngoại ngữ 2. Khoa Quốc tế TRUNG TÂM VÀ BỆNH VIỆN THỰC HÀNH VIỆN NGHIÊN CỨU 1. TTGiáo dục QP 2. TT Học liệu

3. Bệnh viện Trường Đại học Y Dược

4. Nhà Xuất bản 5. TT Hợp tác Quốc tế 6. TTNCHợp tác và Giáo dục 7. TTĐào tạo từ xa

8. TTĐào tạo Tiền tiến sĩ 9. TTPTNL ngoại ngữ 10. TT CNTT

11. TTNC Hệ thống thông tin Địa lý

1. Viện Khoa học Sự sống 2. Viện NC Công nghệ cao về phát triển KTCN

3. Viện NC Xã hội và Nhân văn Miền núi

4. Viện NC Kinh tế Y tế và Các vấn đề xã hội

5. Viện NC Kinh tế

c) Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Hội đồng tư vấn.

d) Văn phòng và 10 ban chức năng, gồm: Ban Tổ chức Cán bộ; Ban Kế hoạch - Tài chính; Ban Đào tạo; Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Ban Hợp tác Quốc tế; Ban Công tác học sinh, sinh viên; Ban Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục; Ban Thanh tra; Ban Pháp chế và Thi đua; Ban Cơ sở vật chất.

e) Các đơn vị trực thuộc, gồm:

- Khoa trực thuộc: Khoa Ngoại ngữ (2007) và Khoa Quốc tế (2011); - Các viện nghiên cứu khoa học: Viện Khoa học Sự sống (2008); Viện Nghiên cứu Công nghệ cao về phát triển Kỹ thuật Công nghiệp (2008); Viện Nghiên cứu Xã hội và Nhân văn Miền núi (2014); Viện Nghiên cứu Kinh tế Y tế và Các vấn đề xã hội (2014); Viện Nghiên cứu Kinh tế (2014);

- Các trung tâm và bệnh viện thực hành: Trung tâm Giáo dục Quốc phòng (1992); Trung Tâm Học liệu (2007); Bệnh viện Trường Đại học Y Dược (2007): Nhà Xuất bản (2008); Trung tâm Hợp tác Quốc tế (2009); Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác và Giáo dục (2010); Trung tâm Đào tạo từ xa (2012); Trung tâm Đào tạo tiền tiến sĩ (2012); Trung tâm Phát triển Nguồn lực Ngoại ngữ (2012); Trung Tâm Công nghệ Thông tin (2012); Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống thông tin Địa lý (2014).

3.1.2.2. Các trường đại học đơn vị

Các đại học vùng thành viên, gồm 08 đơn vị: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (1965);

-Trường Đại học Sư phạm (1966);

-Trường Đại học Y Dược (1968);

-Trường Đại học Nông Lâm (1970);

- Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (2004);

- Trường Đại học Khoa học (2008);

-Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật (2005).

-Phân hiệu tại Lào Cai (2015)

3.2. Tình hình quản lý cơ sở vật chất tại các đơn vị trong Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2015-2017

3.2.1. Hiện trạng cơ sở vật chất tại các đơn vị trong Đại học Thái Nguyên

3.2.1.1.Hiện trạng trường sở của các đơn vị trong Đại học Thái Nguyên

Đại học Thái Nguyên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể và đầu tư bước 1 ĐHTN tại Quyết định số 600/TTg ngày 01 tháng 8 năm 1997 với các nội dung cơ bản sau:

+ Diện tích đất sử dụng là 300 ha;

+ Triển khai quy hoạch chi tiết; tiến hành đền bù; đầu tư mới, cải tạo nâng cấp một số hạng mục chủ yếu, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất cho 08 khu trong ĐHTN.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đã ra Quyết định phê duyệt đề án "Quy hoạch phát triển ĐHTN thành Đại học trọng điểm, Trung tâm đào tạo, NCKH, CGCN vùng đến năm 2020". Quy hoạch ĐHTN đã được xác định gồm Khu trung tâm điều hành, 09 trường đại học thành viên, 03 Viện nghiên cứu và 04 đơn vị trực thuộc. Đề án này về cơ bản đã được điều chỉnh phù hợp với thực trạng mô hình tổ chức của ĐHTN hiện nay với tổng diện tích quy hoạch là 436,5 ha.

Từ năm 2000 - 2013, ĐHTN đã thực hiện GPMB với tổng diện tích là 270.510,9 m2 nhưng do phần lớn diện tích đất nằm trong khu vực có dân cư đông, do đó một số dự án như xây dựng Trung tâm điều hành; Đường vành đai đến nay vẫn gặp nhiều khó khăn.

Trong tổng số 436,50 ha theo quy hoạch, thực tế ĐHTN và các đơn vị thành viên mới quản lý được 316,78 ha, số diện tích chưa GPMB còn 151.10 ha. Như vậy sau hơn 20 năm kể từ ngày được Thủ tướng phê duyệt Quy

hoạch, ĐHTN mới chỉ giải phóng được một phần diện tích khoảng 32,22 ha, gây ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng và phát triển ĐHTN.

Hiện nay, cơ sở vật chất của ĐHTN đã hoàn thành và đi vào sử dụng các công trình như Khu ký túc xá, Hạ tầng Khu trung tâm, Trung tâm GDQP, Giảng đường và ký túc xá, tiếp tục hoàn thành các hạng mục như Nhà Giảng đường K2, K3 Trường ĐHKT&QTKD, Nhà làm việc và nghiên cứu Trường ĐHKH, Nhà thực hành đa năng Trường ĐHSP, tòa nhà trung tâm nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Trường ĐHNL. Đặc biệt trong trong giai đoạn 2009 - 2013, từ nguồn trái phiếu của Chính phủ, ĐHTN đã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 31 tòa nhà Ký túc xá 5 tầng, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cho sinh viên.

Tuy nhiên, một số dự án triển khai còn chậm như Dự án Bước III (2016- 2020) Dự án xây dựng và phát triển ĐHTN bước 2 đã kết thúc. Dự án bước 2 (7 hạng mục còn lại sắp kết thúc) nhưng các dự án mới kế tiếp về xây dựng CSVC cho ĐHTN chưa được phê duyệt nên kinh phí XDCB trong những năm tiếp theo sẽ gặp nhiều khó khăn.

Bảng 3.1. Các công trình do Đại học Thái Nguyên xây dựng hoàn thành trong giai đoạn 2012-2017

TT Tên công trình Năm hoàn thành

Diện tích sàn xây dựng (m2)

1 Trường ĐH Sư phạm

Nhà thi đấu thể thao 2013 270 Nhà thư viện 2012 2.934 2 Trường ĐH Nông Lâm

Bệnh xá thú y cộng đồng 2014 220 Trung tâm NC ứng dụng CNC trong lĩnh vực

nông lâm nghiệp 2016 5.400

Trại gà 2013 120 Nhà Điều hành 2013 73 3 Trường ĐH CNTT & TT Nhà Giảng đường C5 2013 4.648 4 Trường ĐH KTCN Nhà tuyển sinh 2014 110 Sân thể thao 2013 1.890 5 Trường ĐH Khoa học Nhà làm việc và thí nghiệm 5 tầng 2013 5.240 Nhà lớp học và giảng đường 3B 2016 2.840 6 Trường ĐH KT &QTKD Nhà Giảng đường GK2 2017 4.157 Nhà làm việc và nghiên cứu 2013 4.265 7 Trường ĐH Y Dược

Nhà chụp X quang 2012 25 8 Trường Cao đẳng KT – KT

Nhà ăn sinh viên 2012 667 Nhà Dịch vụ sinh viên 2012 95 9 Trung tâm Học liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm 2012 212 Nhà tập đa năng 2013 179 Công trình T1 (Dự án đầu tư xây dựng Trung

tâm NCKH) 2016 3.778

Qua bảng số liệu tổng hợp về tình hình cơ sở vật chất của ĐHTN giai đoạn 2012 – 2017 cho ta thấy có 9 đơn vị đại học vùng thành viên của ĐHTN được xây dựng mở rộng cơ sở vật chất, riêng chỉ có Trung tâm học liệu nằm trong khối trung tâm và bệnh viện thực hành được mở rộng cơ sở vật chất, điều nay cho thấy ban lãnh đạo ĐHTN rất quan tâm và đặt ưu tiên cho công tác mở rộng cơ sở vật chất cho các đơn vị , nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và sinh hoạt cho cán bộ, giảng viên, sinh viên trong các trường trực thuộc.

Bảng 3.2. Tổng hợp diện tích sàn xây dựng của các đơn vị thành viên giai đoạn 2012- 2017

Đơn vị tính: m2

TT Đơn vị xây dựng ĐHTN Đơn vị tự xây dựng Tổng

1 Trường ĐH Sư phạm 270 2.910 3.180 2 Trường ĐH KTCN 2.000 8.500 10.500 3 Trường ĐH Nông Lâm 5.598 1.000 6.598 4 Trường ĐHY Dược 25 6220 6.245 5 Trường ĐH CNTT&TT 4.648 1.900 6.548 6 Trường ĐH KT&QTKD 8.422 1.048 9.470 7 Trường ĐH Khoa học 8.085 1.050 9.135 8 Trường Cao đẳng KT-KT 762 1.322 2.084 9 Khoa Ngoại ngữ - - - 10 Khoa Quốc tế - - - 11 Trung tâm GDQP 258 17.851 18.109 12 Các đơn vị khác 4.169 - - Tổng cộng 34.237 41.801 71.869 (Nguồn: Ban cơ sở vật chất Đại học Thái Nguyên) Qua bảng tổng hợp trên cho ta thấy tổng diện tích sàn xây dựng do ĐHTN xây dựng và các đơn vị thành viên tự xây dựng chiếm tỷ lệ tương đương nhau, trong đó các đơn vị tự xây dựng chiếm 58,16% ( 41.801m2). Trong đó, các đơn vị ĐH KTCN, ĐH Nông Lâm, ĐH CNTT&TT, ĐH

KT&QTKD, ĐH Khoa học và các đơn vị khác có tổng diện tích sàn xây dựng do ĐHTN thực hiện lớn. Đa số những đơn vị này có đặc điểm là có tuổi đời thành lập muộn hơn, được xây dựng và phát triển trong giai đoạn thực hiện kế hoạch mở rộng quy mô cơ sở vật chất theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, do đó tận dụng nguồn vốn hỗ trợ thực hiện xây dựng của ĐHTN. Các đơn vị còn lại đã có số năm hình thành từ lâu, như ĐHSP (năm 1966), ĐHY Dược (năm 1968), Trung tâm Giáo dục Quốc phòng (năm 1992) đã có cơ sở vật chất ban đầu đáp ứng nhu cầu cơ bản trong việc giảng dạy và học tập, nghiên cứu cho cán bộ giảng viên, sinh viên.

Trong giai đoạn 2015 - 2017, việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị dạy học tại các đơn vị giáo dục thành viên của ĐHTN được ban Giám đốc ĐHTN cũng như các trường đơn vị quan tâm và tạo nhiều điều kiện cả về diện tích mở rộng cơ sở vật chất và kinh phí thực hiện. Nguồn vốn đầu tư mới cho việc mua sắm có gia tăng ở đáp ứng nhu cầu thay thế, bổ sung các thiết bị đã cũ, hư hỏng.

Bảng 3.3. Tình hình đầu tư cơ sở vật chất Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017

TT Đơn vị Tên công trình Diện tích sàn xây dựng (m2)

1 Đại học Thái Nguyên Trung tâm hội thảo, hội nghị Khu trung tâm Đại học Thái Nguyên 2 tầng

3.885

2 ĐH Kinh tế và QTKD San nền khu vực giảng đường GK2, đường nội bộ và sân vườn

3.250

3 ĐH Khoa học San nền tạo mặt bằng mở rộng khu chức năng giảng dạy và học tập

3.000

4 ĐHSP Nhà giảng đường GS1 5 tầng 3.986 5 ĐHNL Thư viện 3 tầng 1.900 6 ĐHKTCN Nhà học đa dụng 2 tầng 4.080 7 Cao đẳng KTKT Nhà giảng đường A2 5 tầng 2.915

Trong giai đoạn 2015 – 2017, có 7 đơn vị thành viên của ĐHTN tiến hành mở rộng cơ sở vật chất với tổng diện tích sử dụng đất là 317,79 ha trong đó tiến hành xây dựng: Trung tâm hội thảo, hội nghị Khu trung tâm ĐHTN 2 tầng với diện tích 3.885 m2, Trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh: san nền khu vực giảng đường GK2, đường nội bộ và sân vườn.Hạ tầng Trường Đại học Khoa học: san nền tạo mặt bằng mở rộng khu chức năng giảng dạy và học tập. Nhà giảng đường GS1 Trường Đại học Sư phạm: công trình cao 5 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng 3.986 m2, Thư viện 3 tầng Trường Đại học Nông Lâm: công trình cao 3 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng 1.900 m2.Nhà học đa dụng Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp: công trình cao 2 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng 4.080 m2. Nhà giảng đường A2 Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật: công trình cao 5 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng 2.915 m2. Với tổng mức đầu tư dự kiến gần 140 tỷ đồng do nguồn vốn của chương trìnhphát triển giáo dục đại học vay vốn WB cho các cơ sở giáo dục công lập: 103.251.000.000 đồng, nguồn vốn tự bổ sung hợp pháp khác: 34.827.000.000 đồng. Như vậy có thấy trong giai đoạn 2015 – 2017, cơ sở vật chất của đa số các trường thành viên đã được mở rộng, đặc biệt chú trọng đến xây dựng giảng đường, khuôn viên và nhà đa năng phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho đối tượng người dạy và học.

Bảng 3.4. Nguồn vốn tư cơ sở vật chất giai đoạn 2012- 2017

Đơn vị: Tỷ đồng

TT Nội dung Tổng số Trong đó

XDCB Thiết bị đào tạo, NCKH

1 Đầu tư của Đại học (NSNN cấp cho xây

dựng cơ bản) 699,335 513,876 185,459 2 Đầu tư của các đơn vị thành viên (ngoài

NSNN cấp cho xây dựng cơ bản) 504,523 318,160 186,337

Cộng 1.203,858 832,036 371,796

Nguồn vốn đầu tư cho cơ sở vật chất trong giai đoạn 2012 – 2016 đạt 1.203,858 tỷ đồng trong đó nguồn vốn đầu tư do NSNN cấp nằm trong khoản đầu tư xây dựng cơ bản đạt 699,335 tỷ đồng (chiếm 58,91), các trường đơn vị thành viên có vốn đối ứng gần tương đương đạt 504,523 tỷ đồng (chiếm 41,09). Trong đó nguồn vốn đầu tư phục vụ cho hoạt động xây dựng cơ bản chiếm phần lớn đạt 823,036 tỷ đồng (chiếm 68,37%) phần vốn còn lại phục vụ mua sắm thiết bị đào tạo, nghiên cứu khoa học (chiếm 31,63%). Qua việc kết quả sử dụng vốn đầu tư, ta có thể thấy ĐHTN rất chú trọng công tác đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là đầu tư vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng ngày một khang trang, phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động ngoại khóa.

3.2.1.2. Hiện trạng thiết bị dạy học; phòng thực hành, thí nghiệm và thư viện

Mặc dù đã được đầu tư nhiều và có trọng tâm, trọng điểm nhưng hệ thống các phòng thí nghiệm chuyên ngành của hầu hết các đơn vị thành viên của ĐHTN vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, lạc hậu về công nghệ. Phần lớn các thiết bị của các trường hiện nay đã hết niên hạn sử dụng, nhưng vẫn còn phải tiếp tục tận dụng để phục vụ đào tạo và nghiên cứu cho giáo viên và sinh viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Thiết bị công nghệ thông tin

Thiết bị công nghệ thông tin là các phương tiện quan trọng hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và học tập. Trong giai đoạn 2015 – 2017, các đơn vị trong ĐHTN đã dành hàng chục tỷ đồng để đầu tư, bổ sung, nâng cấp trang thiết bị tin học, các phòng máy tính, phòng học ngoại ngữ, phòng thi trắc nghiệm cho các đơn vị thành viên. Cụ thể:

Bảng 3.5. Hiện trạng thiết bị công nghệ thông tin của các đơn vị trong ĐHTN giai đoạn 2015 – 2017

ĐVT: Chiếc

Thiết bị 2015 2016 2017 Lượng tăng /giảm 2017/2015 2017/2016 1. Hệ thống máy vi tính 865 910 925 106.9 101.6

2. Máy in 50 58 62 124.0 106.9

3. Màn máy chiếu 205 215 260 126.8 120.9

4. Máy phô tô 57 62 65 114.0 104.8

5. Máy điều hoà nhiệt độ 475 490 512 107.8 104.5

6. Thiết bị âm thanh

- Đầu vi tính cali 8 10 14 175.0 140.0

- Âm ly và loa 15 20 30 200.0 150.0

(Nguồn: Ban cơ sở vật chất Đại học Thái Nguyên) Trong giai đoạn 2015 - 2017, các đơn vị trong ĐHTN đã chú trọng đầu tư mua sắm thêm nhiều thiết bị công nghệ thông tin. Các thiết bị như máy in, màn máy chiếu, đầu vi tính cali, âm ly và loa được mua thêm với số lượng nhiều trong giai đoạn 2015 - 2017, cụ thể đầu âm ly và loa năm 2017 là 30 chiếc tăng 100% so với năm 2015 (15 chiếc), đầu vi tính cali tăng đầu tư tăng thêm 75% (từ 8 chiếc năm 2015 lên 14 chiếc năm 2017). Thiết bị máy in và màn máy chiếu cũng được đầu tư thêm với tỷ lệ tăng trong giai đoạn này lần lượt là 24% và 26,8%. Hệ thống máy tính, máy phô tô, điều hòa nhiệt độ cũng được đầu tư thêm trong giai đoạn này với số lượng hệ thống máy vi tính tăng thêm 50 chiếc (tăng 6,9%), máy phô tô tăng thêm 8 chiếc (tăng 14%), điều hòa nhiệt độ tăng 37 chiếc (tăng 7,8%).

Thống kê thiết bị của các đơn vị năm 2017:

• Hệ thống máy vi tính: Tổng số 925 bộ, trong đó:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý cơ sở vật chất của các đơn vị trong đại học thái nguyên (Trang 44)