0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đối với các đơnvị thành viên trong ĐHTN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRONG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 105 -113 )

4.2.4 .Tăng cường các biện pháp quản lý sử dụng

4.3. Kiến nghị

4.3.3. Đối với các đơnvị thành viên trong ĐHTN

- Quy trình hoá một số biện pháp quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đối với ban lãnh đạo nhà trường, cán bộ, nhân viên trực tiếp hay gián tiếp sử dụng, vận hành cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Tăng cường kiểm tra giám sát và đánh giá tình hình sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong đơn vị. –

Trong mua sắm thiết bị dạy học không nên đầu tư dàn chải, cần đầu tư có trọng tâm và ưu tiên những thiết bị dạy học thông thường, có tần suất sử dụng cao. Trong khâu lập kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học cần có sự tham gia góp ý của đội ngũ lãnh đạo nhà trường, các nhà khoa học, giảng viên, nhân viên và sinh viên.

- Tổ chức nghiên cứu thực hiện và từng bước thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tại các đơn vị. Cần có mạng lưới về quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ( từ khâu lên kế hoạch quy hoạch, mua sắm tới khi thanh lý thiết bị dạy học).

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, huy động tối đa kinh phí từ các nguồn khác nhau trong xã hội để tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đáp ứng nhu cầu sử dụng của các cán bộ giảng viên, nhân viên, sinh viên.

- Thực hiện đúng quy trình quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đặc biệt là công tác sử dụng cần ghi đầy đủ các thông tin theo yêu cầu. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tránh gây thất thoát và đạt hiệu quả cao.

- Cần quan tâm hơn nữa đến việc tuyển dụng cán bộ có chuyên môn, trình độ phù hợp vào bộ phận quản lý phục vụ.

- Đẩy mạnh lĩnh vực đào tạo lại cán bộ vận hành sử dụng các trang thiết bị dạy học, để ngày càng đáp ứng với yêu cầu chuyên môn.

KẾT LUẬN

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là điều kiện đảm bảo góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảng dạy và học tập cho cán bộ giảng viên và sinh viên, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập nghiên cứu. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học không chỉ là nhiệm vụ chung của lãnh đạo ĐHTN, lãnh đạo các đơn vị thành viên, phòng Quản trị phục vụ của các trường, mà còn là trách nhiệm của tất cả các giảng viên, nhân viên và sinh viên trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

Quản lý CSVC là một nội dung lớn trong những nội dung quản lý tại các cơ sở đào tạo nói chung và tại các đơn vị giáo dục thành viên trong khối ĐHTN nói riêng. Nội dung này bao gồm: quản lý, sử dụng và bảo quản. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, xuất phát từ tình hình thực tiễn của các đơn vị, tác giả không có tham vọng đi vào phân tích tất cả các lĩnh vực mà chủ yếu đi sâu vào phân tích, lý giải thực trạng về công tác quản lý CSVC, tại các đơn vị. Từ đó đề ra một số biện pháp thích hợp để có thể áp dụng vào quản lý trong các trường, từng bước đưa công tác quản lý CSVC vào quy củ, nề nếp được bảo quản tốt, ngăn nắp, khoa học, để thuận lợi trong việc sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Tác giả nêu ra đây một số định hướng về biện pháp quản lý như sau:

- Tìm nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng mới, cải tạo các cơ sở hạ tầng, thiết bị dạy học thiết yếu. Phối hợp với ĐHTN và các đơn vị chức năng có thẩm quyền kêu gọi đầu tư, từng bước giải phóng mặt bằng, xây dựng CSVC theo quy hoạch đã được phê duyệt.

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên, sinh viên - Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên phụ trách quản lý CSVC;

- Tổ chức quản lý CSVC hiệu quả, khoa học, quy cũ, nề nếp, có kế hoạch. - Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát đối với hoạt động quản lý cơ sở vật chất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài Chính (2009), Thông tư số: 245/2009/TT-BTC, Quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, Hà Nội ngày 31/12/2009

2. Bộ Tài chính (2014), Thông tư quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước, Hà Nội ngày 06/11/2014

3. Chính phủ (2009), Nghị định chính phủ số 52/2009/NĐ-CP, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Hà nội ngày 03/06/2009

4. Đại học Thái Nguyên (2015), Kế hoạch chiến lược phát triển Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

5. Nguyễn Minh Đạo (1997): Cơ sở khoa học quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

6. Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học, Nxb Giáo dục.

7. Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý giáo dục, Nxb Đại Học Sư Phạm.

8. Koontz, H.; Odonnell, C. và Weihrich, H.; “Những vấn đề cốt yếu của Quản Lý”. Người dịch: Vũ Thiếu, Nguyễn Mạnh Quân và Nguyễn Đăng Dậu. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 1998.

9. Nguyễn Lộc (2010), Lý luận về quản lý, Nxb Đại Học Sư Phạm.

10. Phan Văn Ngoạn (2013), Thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở trường đại học Tiền Giang

11. Ngô Đình Qua (2012), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục - Luật số 38/2005/QH11

13. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục - Luật số 44/2009/QH12

14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, Quốc hội Khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 09/2018/QH12 (ngày 03 tháng 06 năm 2008)

15. Trường Đại học Kinh tế và QTKD Thái Nguyên (2015, 2016, 2017), Báo cáo về việc thực hiện công khai năm học 2014 - 2015, 2015- 2016, 2016 – 2017

16. Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên (2015, 2016, 2017),

Báo cáo về việc thực hiện công khai năm học 2014 - 2015, 2015- 2016, 2016 - 2017

17. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (2015, 2016, 2017), Báo cáo về việc thực hiện công khai năm học 2014 - 2015, 2015 - 2016, 2016 - 2017

18. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên (2015, 2016, 2017), Báo cáo về việc thực hiện công khai năm học 2014 - 2015, 2015- 2016, 2016 - 2017

19. Nguyễn Thành Vinh (2012), Khoa học quản lý đại cương, Nxb Giáo Dục Việt Nam.

PHỤ LỤC

BẢNG HỎI GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRONG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

(Bảng hỏi dành cho cán bộ, nhân viên)

Xin chào anh (chị) Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Tăng cường

quản lý cơ sở vật chất của các đơn vị trong đại học Thái Nguyên” và mong

muốn được anh (chị) chia sẻ một số thông tin như nội dung bảng khảo sát bên dưới. Thông tin được anh (chị) cung cấp sẽ rất hữu ích cho đề tài của tôi, và tôi cam kết thông tin sẽ được giữ bí mật. Rất mong anh (chị) dành chút thời gian để giúp tôi hoàn thành bài nghiên cứu này.

Xin chân thành cảm ơn.

I. Thông tin cá nhân: Anh (chị) vui lòng cho biết các thông tin cá nhân sau:

1. Họ và tên:… ... 2. Giới tính

Nam Nữ

3. Trình độ văn hóa

Phổ thông Cao đẳng, trung cấp

Đại học Sau đại học

4. Vị trí công tác: Cán bộ quản lý Nhân viên 5. Thâm niên công tác ở vị trí hiện tại anh chị đang đảm nhiệm:

Dưới 3 năm Trên 5 -10 năm

Từ 3 – 5 năm Trên 10 năm

II. Công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật chất

Anh (chị) vui lòng thể hiện mức độ đồng ý của anh/chị đối với các yếu tố về năng lực quản lý như bên dưới bằng cách khoanh tròn vào một trong số năm ô theo mức độ thang điểm từ 1 đến 5 với quy ước về điểm của thang đo như sau:

1 2 3 4 5 Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Rất kém Kém Bình thường Tốt Rất tốt STT Chỉ tiêu Mức độ quan trọng Mức độ đồng ý 1 2 3 4 5 1. Công tác lập kế hoạch quản lý cơ sở vật chất

1.1

Công tác lập kiểm kê cơ sở vật chất hàng năm được thực hiện tốt, làm tiền đề cho công tác lập kế hoạch

1.2

Công tác lập kế hoạch quản lý cơ sở vật chất được thực hiện bám sát nhu cầu thực tiễn và mục tiêu của đại học Thái Nguyên

1.3 Kế hoạch tăng, giảm chi cho cơ sở vật chất là thỏa đáng

1.4

Công tác lập kế hoạch quản lý cơ sở vật chất giúp đại học Thái Nguyên và các đơn vị thành viên chủ động trong quản lý và sử dụng CSVC hàng năm

2. Công tác tổ chức quản lý cơ sở vật chất

2.1

Có đầy đủ các văn bản pháp quy quy định về mức tiêu chuẩn, quy định, quy chế quản lý và sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật

2.2

Ban hành mức tiêu chí về sử dụng cơ sở vật chất làm tiêu chuẩn thi đua để đánh giá cán bộ và giáo viên

2.3 Các cán bộ và nhân viên được đào tạo và hướng dẫn để sử dụng cơ sở vật chất đúng theo quy định

2.4

Cán bộ phòng quản trị phục vụ có cơ cấu và số lượng phù hợp với công tác quản lý cơ sở vật chất

2.5 Có sổ đăng ký, theo dõi sử dụng CSVC chi tiết và đầy đủ, dễ theo dõi

2.6

Có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng Quản trị phục vụ và các phòng ban, đơn vị khác trong việc quản lý cơ sở vật chất

3. Công tác kiểm tra, đánh giá quản lý cơ sở vật chất

3.1 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý cơ sở vật chất được xây dựng hợp lý

3.2 Công tác kiểm tra, đánh giá được thực hiện định kỳ, thường xuyên nhằm đảm bảo hiệu quả cho công tác quản lý cơ sở vật chất

3.3 Tổng kết, đánh giá hiệu việc quả sử dụng cơ sở vật chất

3.4 Hoạt động kiểm tra, đánh giá được thực hiện nghiêm túc, công bằng

3.5 Công tác kiểm tra, đánh giá được thực hiện đúng quy trình, quy định

3.6 Các sai phạm được phát hiện được khắc phục nhanh chóng, hiệu quả

3.7 Kết quả kiểm tra, đánh giá được thông báo chi tiết tới cả các cán bộ quản lý cơ sở vật chất và tới các đơn vị thành viên để rút kinh nghiệm trong toàn đại học Thái Nguyên

III. Câu hỏi khác:

Ý kiến đóng góp của anh/chị để quản lý cơ sở vật chất hiệu quả

... ... ... Xin chân thành cám ơn những đóng góp của anh (chị) dành cho bài nghiên cứu này. Chúc anh (chị) thành công!

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRONG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 105 -113 )

×