0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Chiến lược phát triển Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRONG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 86 -86 )

5. Bố cục luận văn

4.1.1. Chiến lược phát triển Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2016

tầm nhìn đến năm 2030

a. Mục tiêu chung

Tối ưu hóa mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, NCKH&CGCN nhằm xây dựng ĐHTN thành Đại học vùng vững mạnh, từng bước hội nhập vào hệ thống các trường đại học hàng đầu trong nước và khu vực Đông Nam Á; có khả năng tạo ra các sản phẩm giáo dục và KHCN chất lượng cao góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b. Mục tiêu cụ thể

(1) Đổi mới công tác quản lý giáo dục và công tác quản trị đại học phù hợp với đặc điểm tình hình của đại học vùng, nhằm tối ưu hóa các nguồn lực, phát huy tính sáng tạo, hiệu quả và nâng cao tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của từng đơn vị trong đại học. Phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy đến 2020 có tối thiểu 25% cán bộ giảng dạy là tiến sĩ.

(2) Chuẩn hóa đầu ra các chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế; chú trọng việc nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường đào tạo kỹ năng nghề nghiệp gắn với yêu cầu của người sử dụng lao động; đa dạng hóa ngành nghề đào tạo theo nhu cầu xã hội; từng bước giảm dần quy mô đào tạo không chính quy song song với việc mở rộng hợp lý quy mô đào tạo sau đại học.

(3) Xây dựng một số ngành đào tạo mũi nhọn và phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình đào tạo tiên tiến trong các lĩnh vực

thế mạnh của ĐHTN: Giáo dục, Nông - Lâm nghiệp, Y tế, Kinh tế, Công nghiệp, CNTT&TT nhằm tạo tiền đề quan trọng để ĐHTN trở thành đại học định hướng nghiên cứu đa ngành vào năm 2030.

(4) Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động NCKH&CGCN, gắn NCKH với các chương trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của vùng. Đảm bảo các hoạt động NCKH&CGCN giúp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và chất lượng cuộc sống của nhân dân tại địa phương. Tăng cường các công bố kết quả NCKH&CGCN trên các tạp chí khoa học quốc gia và quốc tế có uy tín.

(5) Xây dựng môi trường học tập và nghiên cứu quốc tế tại ĐHTN; tăng cường thu hút các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế đến hợp tác, sinh viên quốc tế đến học tập tại ĐHTN; tăng cường đưa cán bộ và sinh viên ĐHTN đi công tác, học tập ở nước ngoài nhằm nâng cao vị thế và đưa thương hiệu ĐHTN hội nhập quốc tế.

4.1.2. Định hướng, mục tiêu quản lý cơ sở vật chất tại các đơn vị của Đại học Thái Nguyên

a. Công tác quy hoạch và giải phóng mặt bằng

Giai đoạn 2016 - 2020, tập trung GPMB để có đủ quỹ đất sạch cho việc thực hiện Quy hoạch chi tiết đầu tư xây dựng. Ưu tiên GPMB có quỹ đất để mở rộng như Trường ĐHKTCN, Trường ĐHKT&QTKD, Trường ĐHKH, Trung tâm điều hành; ưu tiên công tác GPMB và xây dựng CSVC cho các đơn vị mới sẽ được thành lập trong giai đoạn này (Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Quốc tế) với tổng diện tích cần GPMB là 74,41 ha.

Trong giai đoạn 2021 - 2030, tiếp tục thu hồi và GPMB phần đất còn lại nằm trong quy hoạch của ĐHTN là 130,36 ha với kinh phí dự kiến là 505.200 triệu đồng.

Bảng 4.1. Kế hoạch GPMB đợt 1 giai đoạn 2015 - 2020 STT Tên đơn vị Tổng diện tích theo quy hoạch (ha) Diện tích theo QĐ thu hồi, diện tích đang quản lý (ha) Diện tích chưa sử dụng, đất khác, đất chưa GPMB (ha) Diện tích dự kiến thu hồi GPMB (ha) Kinh phí dự kiến (Tỷ VND) 1 Trường ĐHSP 30,50 15,80 14,70 5,00 37,500 2 Trường ĐHKTCN 59,62 46,30 13,32 5,00 37,500 3 Trường ĐHYD cơ sở 2 18,46 0 18,46 6,00 45,000 4 Trường ĐHKH 21,11 7,20 13,91 5,00 37,500 5 Trường ĐHKT&QTKD 21,47 4,58 16,88 7,00 52,500 6 Trường CĐKT-KT 23,28 7,10 16,18 5,00 37,500 7 Khoa Ngoại Ngữ 17,02 0 17,02 7,00 52,500 8 Trường ĐHCNTT&TT 16,52 8,60 7,90 3,00 22,500 9 Khu TT Điều hành 13,43 10,02 3,41 3,41 25,575 10 Đất giao thông 51,90 51,90 15,00 112,500 11 Đất dự kiến phát triển 29,23 29,23 10,00 75,000 Tổng 302,54 99,60 202,91 71,41 535,575

Nguồn: Ban Tài chính ĐHTN

(Kinh phí GPMB được tính theo khung giá của UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành năm 2014 bao gồm kinh phí đền bù đất, tài sản trên đất, chi phí xây dựng khu tái định cư).

b. Xây dựng cơ bản

- Ưu tiên việc hoàn thành các công trình xây dựng đã được phê duyệt như Nhà thực hành kỹ năng sư phạm, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, Giảng đường 3B, Trung tâm NCKH T1, Bệnh viện Trường ĐHYD.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng giảng đường, phòng thí nghiêm. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu giảng đường, phòng thí nghiệm, chấm dứt tình trạng thuê mướn phòng học, nhất là đối với các khoa trực thuộc.

- Tìm nguồn vốn và xã hội hóa xây dựng ký túc xá, đảm bảo tỷ lệ sinh viên có nhu cầu được đáp ứng chỗ ở trong ký túc xá đạt 40 - 45%.

- Tiếp tục báo cáo, đề nghị Bộ cấp kinh phí và thi công tiếp các công trình, hạng mục công trình (gồm 08 công trình, hạng mục công trình) đã được phê duyệt trong Dự án xây dựng ĐHT bước 2 với giá trị dự toán là 205 tỷ đồng.

- Rà soát lại công tác GPMB và xây dựng đề án quy hoạch GPMB phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay.

c. Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và đào tạo

- Tiếp tục triển khai đầu tư mua sắm và sớm đưa vào sử dụng hiệu quả các Dự án trang thiết bị đã được phê duyệt (Dự án tăng cường năng lực Phòng thí nghiệm công nghệ mô phỏng và thực tại ảo, Dự án CNTT phục vụ đào tạo đại học và sau đại học, Dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia cho Trường ĐHSP, Dự án Nâng cấp hạ tầng CNTT ĐHTN).

- Đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về phòng thí nghiệm, thực tập, cơ sở thực hành; phát triển học liệu, xây dựng một số phòng thí nghiệm hiện đại, đồng bộ đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định về chất lượng giáo dục cấp quốc gia.

- Xây dựng phương án, cơ chế sử dụng chung CSVC phục vụ đào tạo và NCKH, đặc biệt là việc sử dụng chung các phòng thí nghiệm, thiết bị được trang bị mới và hiện đại giữa các đại học vùng thuộc ĐHTN.

- Khẩn trương hoàn chỉnh Dự án đầu tư trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu trình cấp thẩm quyền phê duyệt với mức kinh phí 200 tỷ đồng.

d. Công tác tài chính phục vụ cho cơ sở vật chất

Nguồn lực tài chính của Đại học bao gồm: (1) NSNN cấp; (2) Phí, lệ phí; và (3) Các nguồn thu khác: Hợp tác NCKH, HTQT, vốn tài trợ ODA của Chính phủ, vốn vay của các quỹ hỗ trợ phát triển, hỗ trợ đầu tư. Dự tính nguồn thu của ĐHTN trong giai đoạn 2016 - 2020 là 6.204.618 triệu đồng, trong đó nguồn NSNN cấp là 2.166.740 triệu đồng (chiếm 35%), từ các nguồn thu của Đại học là 4.037.878 triệu đồng.

Bảng 4.2. Bảng dự tổng kiến kinh phí chi cho đầu tư phát triển của ĐHTN giai đoạn 2018 - 2020 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Tổng Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Chi đầu tư phát triển 509.871 158.100 169.641 182.130

1.1 Giải phóng mặt bằng, XDCB 339.875 106.742 113.147 119.986

1.2 Trang thiết bị phục vụ đào tạo 169.996 51.358 56.494 62.144

(Nguồn: Kế hoạch chiến lược phát triển Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030)

Dự kiến các khoản chi dành cho đầu tư phát triển trong giai đoạn 2018 - 2020 là 509.871 triệu đồng, trong đó nhu cầu cho chi giải phóng mặt là 339.875 triệu đồng, chi trang thiết bị phục vụ đào tạo là 169.996 triệu đồng.

e. Tự chủ đại học

Thực hiện quyền tự chủ được Nhà nước giao, Đại học Thái Nguyên đã thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội cao trong các lĩnh vực hoạt động của các đơn vị thành viên và các đơn vị trực thuộc, bằng việc ban hành các văn bản hướng dẫn phù hợp với năng lực, điều kiện và hiệu quả hoạt động của từng đơn vị đồng thời đảm bảo sự chỉ đạo, điều phối, thống nhất và kiểm tra giám sát của ĐHN và thúc đẩy liên thông, liên kết toàn diện giữa các đơn vị, sử dụng hiệu quả các nguồn lực chung, tạo thêm giá trị gia tăng để nâng cao chất lượng, hiệu quả mọi hoạt động.

Cơ chế quản lý điều hành hợp lý được hoàn thiện và phát huy hiệu quả: Các đơn vị trực thuộc ĐHTN được tổ chức và hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội cao, mở và liên thông, liên kết, phát huy lợi thế chuyên môn hóa trong khuôn khổ quản lý và điều phối thống nhất của ĐHTN,

kết hợp chặt chẽ đào tạo và NCKH, phối hợp hiệu quả giữa các ngành, lĩnh vực, sử dụng chung đội ngũ cán bộ khoa học (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, lý luận chính trị, giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất...) và cơ sở vật chất (phòng thí nghiệm, thư viện, ký túc xá, phòng tập, sân bãi, hạ tầng công nghệ thông tin...) của ĐHTN. Cơ cấu tổ chức ĐHTN như vậy cho phép các đơn vị chủ động tập trung các nguồn lực cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất... liên quan đến chuyên ngành đào tạo, lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của mình.

4.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý cơ sở vật chất tại địa bàn nghiên cứu

4.2.1.Ban hành các văn bản về định mức tiêu chuẩn, quy định, quy chế quản lý cơ sở vật chất

Quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng làmột công việc cần phải được thể chế hóa bằng các văn bản. Chính vì vậy, người quản lý phải biết dựa vào các văn bản pháp quy: quyết định, quy chế, quy định… để bắt buộc mọi thành viên trong nhà trường phải tuân thủ theo ý đồ quản lý của mình.

Trong phạm vi trường phổ thông, để công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học đạt hiệu quả, ngoài các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước như luật, văn bản dưới luật…và các văn bản pháp quy của ngành kể cả các văn bản pháp quy của các ngành có liên quan khác, hiệu trưởng các đơn vị cần phải xây dựng và ban hành các quy định,quy chế, nội quy về quản lý cơ sở vật chất mang tính đặc thù riêng của nhà trường.

Mục đích và nội dung của những văn bản này là sự thể chế hóa, cụ thể hóa các văn bản pháp luật của Nhà nước và các cơ quan quản lý cấp trên về công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học cho sát hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, gắn trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường đối với công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học.

Hiệu trưởng các đơn vị cần xây dựng và hoàn chỉnh những văn bản sau đây có liên quan đến công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học:

- Quyết định phân công bổ nhiệm các thành viên thuộc bộ máy quản lý cơ sở vậtchất - thiết bị dạy học của nhà trường

- Quy định cụ thể và công khai về quy trình mua sắm thiết bị giáo dục và các trang thiết bị khác.

- Quy định về việc phân công trách nhiệm trong công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học.

- Quy định cụ thể và công khai về quy trình giao nhận, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học.

- Nội quy sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học ở các loại phòng chức năng trong nhà trường

- Quyết định cụ thể và công khai về chế độ trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và nhân viên trực tiếp quản lý các loại phòng chức năng.

4.2.2. Tổ chức công tác đào tạo bồi dưỡng giảng viên, cán bộ phụ trách các phòng chức năng nhằm nâng cao năng lực sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là một hoạt động cần thiết hữu ích của mọi chủ thể trực tiếp là các sinh viên, giảng viên, các cán bộ phụ trách các phòng chức năng vàkhách thể là các yếu tố vật chất: khuôn viên, phòng học, phòng thí nghiệm thực hành, thiết bị giáodục, thư viện với sách và các tài liệu phục vụ cho công tác dạy - học… Để nâng caonăng lực và tạo động lực trong việc sử dụng cơ sở vật chất- thiết bị dạy học, ngoài các biện pháp tăng cường cải tạo cơ sở vật chất - thiết bị dạy học, cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố con người, đó là: kiến thức, phẩm chất tâm lý nhân cách, kỹ năng, kỹ xảo, lòng nhiệt tình đối với việc sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học.

Do vậy, cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Chọn lựa, cử cán bộ phụ trách các phòng chức năng và giáo viên đi học tập,tham quan, dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng sử dụng cơ sở vật chất- thiết bị dạy học;

- Mời chuyên gia từ nơi khác đến trường bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, giáoviên về kiến thức, kỹ năng sử dụng các cơ sở vật chất - thiết bị dạy học (trang thiết bị, máymóc, công nghệ hiện đại…). Đặc biệt là về phía giảng viên, đối với các thiết bị giáo dục mới lạ, cấu tạo phức tạp, quy trình sử dụng nghiêm ngặt cần được huấn luyện, tập dượtthật thành thạo.

- Tổ chức tập huấn, hội thảo, báo cáo chuyên đề tại chỗ về các kỹ năng sử dụng cơ sở vật chất - trang thiết bị dạy học. Người báo cáo, người hướng dẫn chọn trong số cán bộ giáo viên đã đưa đi bồi dưỡng hoặc đã am hiểu tinh thông về kiến thức và kỹ năng sử dụng các trang thiết bị, máy móc. Thông qua đợt tập huấn nhằm phổ biến các kiến thức thông tin mới về công nghệ, về kỹ thuật tiên tiến.

Bên cạnh đó, các đơn vị cần quan tâm thực hiện các bước bồi dưỡng cán bộ Quản trị phục vụ bao gồm:

- Xác định rõ nhu cầu bồi dưỡng cán bộ

- Lựa chọn phương thức bồi dưỡng cán bộ phù hợp - Tạo môi trường học và tự học tại mỗi cơ quan - bồi dưỡng cán bộ liên tục và bình đẳng

- Huy động mọi nguồn kinh phí có thể cho bồi dưỡng cán bộ

- Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan trong bồi dưỡng cán bộ

- Có chính sách khích lệ cán bộ qua bồi dưỡng cán bộ - Tạo lập và duy trì đội ngũ cán bộ chuyên môn nòng cốt.

a. Xác định rõ nhu cầu bồi dưỡng cán bộ

Mỗi phòng Quản trị phục vụ cần có kế hoạch và chương trình bồi dưỡng cán bộ cụ thể cho cán bộ, viên chức, công chức. Xây dựng chương trình trọng

tâm, trong đó cần chỉ rõ những kỹ năng nào là cần thiết nhất với hiện tại và trong tương lai, hay sẽ đem lại những lợi ích thiết thực nhất cho cơ quan.

Nhu cầu bồi dưỡng cán bộ có thể xác định dựa trên các yêu cầu đối với cán bộ, dựa trên các yêu cầu chính thức gồm các yêu cầu được quy định bởi các văn bản, văn bản pháp quy và văn bản cá biệt như: tiêu chuẩn, quy chế, quy định:

- Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn ngạch bậc (lãnh đạo, nghiên cứu viên, nghiên cứu viên chính, chuyên viên, chuyên viên chính…); Tiêu chuẩn trường đại học.

- Quy định bởi nội quy, quy chế: Nội quy phòng Quản trị phục vụ; Quy định về công tác phục vụ, quản trị phục vụ; Quy chế thi đua…

b. Lựa chọn phương thức bồi dưỡng cán bộ

Sau khi xác định được nhu cầu, cần phải xem xét phương thức bồi dưỡng cán bộ: Tự tổ chức hay gửi đi học. Nếu tự tổ chức thì đội ngũ cán bộ là ai?

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRONG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 86 -86 )

×