Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý cơ sở vật chất của các đơn vị trong đại học thái nguyên (Trang 76 - 79)

5. Bố cục luận văn

3.3.1. Nhân tố bên ngoài

a. Chủ trương và chính sách của Chính phủ về giáo dục và đào tạo

Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 07 năm 2004 của Bộ Chính trị đã xác định "Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu cho một số trường đại học vùng theo hướng đa ngành trong đó có ĐHTN” là nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Kế hoạch chiến lược xây dựng, phát triển của ĐHTN giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 cũng chỉ rõ “Cần tập trung đầu tư, bổ sung và hoàn thiện một số phòng thí nghiệm chuyên ngành, tiến hành những NCKH, ứng dụng, CGCN, đào tạo đội ngũ các nhà khoa học có năng lực nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước…”.

Nhằm thích ứng với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới của ngành giáo dục nói chung và lĩnh vực cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nói riêng.Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tích cực nỗ lực trong việc nâng cao trình độ cán bộ nói chung và cán bộ quản lý cơ sở hạ tầng, quản lý, vận

hành thiết bị dạy học cho các trường các cấp trong cả nước. Bộ đã chỉ đạo đưa các nội dung cơ bản về quản lý, kỹ thuật công nghệ, kỹ năng sử dụng trang thiết bị dạy học vào chương trình đào tạo, mở rộng và nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo đội ngũ nhân viên kỹ thuật trong các trường Đại học, Cao đẳng ngành y dược...

b. Nhu cầu đào tạo của xã hội

Mục tiêu cụ thể của giáo dục đại học Việt Nam trong những năm tới được xác định bao gồm: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo. Đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập hệ thống giáo dục và đào tạo quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Khi nhu cầu đào tạo của xã hội tăng lên, quy mô tuyển sinh của các trường sẽ gia tăng, đồng nghĩa với việc nhà trường phải đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất và thiết bị dạy học từ cơ bản đến đầy đủ và hiện đại đáp ứng nhu cầu của người dạy và học cho từng lĩnh vực, từng chuyên ngành cụ thể. Do đó, để làm tốt công tác đảm bảo cơ sở vật chất gắn với quy mô đào tạo của nhà trường, ban lãnh đạo, các nhà quản lý trường học phải làm tốt công tác nghiên cứu, dự báo quy mô tuyển sinh của nhà trường trong giai đoạn ít nhất 5 năm. Trên cơ sở quy mô tuyển sinh dự kiến, nhà trường xây dựng kế hoạch cải tạo, mở rộng hay thu hẹp cơ sở vật chất, sửa chữa, mua sắm hay thanh lý thiết bị dạy học phù hợp với tình hình.

Bảng 3.14. Dự kiến quy mô đào tạo đại học, cao đẳng, THCN và đào tạo nghề hệ chính quy giai đoạn 2018 - 2020

ĐVT: Người STT Trường 2018 2019 2020 1 Trình độ đại học 59300 59610 60160 2 Trình độ cao đẳng CN 3130 3160 3260 3 Trình độ trung cấp CN 550 550 580 4 Bậc đào tạo nghề 600 650 650 Tổng số 63580 63970 64650

(Nguồn: Kế hoạch chiến lược phát triển Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030)

Tăng quy mô tuyển sinh song song với việc mở các chuyên ngành đào tạo mới: Tăng quy mô tuyển sinh sau đại học từ 10 - 12 %/năm. Đến năm 2020, tuyển sinh đào tạo tiến sĩ đạt từ 180 - 220 người; tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ đạt khoảng 2400 - 2600 người; tuyển sinh bác sĩ chuyên khoa từ 250 - 300 người.

Bảng 3.15. Dự kiến tuyển sinh sau đại học giai đoạn 2018 - 2020

(ĐVT: Người) STT Trường 2018 2019 2020 1 Trình độ tiến sĩ 179 197 220 2 Trình độ thạc sĩ 2245 2505 2680 3 Bác sĩ chuyên khoa I 196 218 238 4 Bác sĩ chuyên khoa II 85 85 85 5 Bác sĩ nội trú 40 40 40 Tổng số 2745 3045 3263

(Nguồn: Kế hoạch chiến lược phát triển Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030)

Quy mô đào tạo: Đến năm 2020, quy mô đào tạo sau đại học là 720 NCS, 5100 học viên thạc sĩ và gần 1000 bác sĩ chuyên khoa cấp I và II. Quy mô học viên sau đại học và NCS so với tổng số sinh viên chính quy đạt 10 - 12% và đạt 15 % (nếu tính cả học viên sau đại học LKĐTQT). Quy mô các hệ đào tạo chất lượng cao, chuẩn quốc tế đạt tối thiểu 5%, liên kết quốc tế đạt

15%. Số người nước ngoài học sau đại học tại ĐHTN đạt 1 - 2% quy mô đào tạo. Nhu cầu tuyển dụng tăng lên do đó nhu cầu về CSVC phục vụ cũng tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý cơ sở vật chất của các đơn vị trong đại học thái nguyên (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)