Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý cơ sở vật chất của các đơn vị trong đại học thái nguyên (Trang 38 - 41)

5. Bố cục luận văn

2.2.3.Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp phân tích thống kê

Phương pháp phân tích thống kê: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian, số bình quân, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích định tính và phương pháp phân tích định lượng các chỉ tiêu nghiên cứu.

a. Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Đề tài sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động các chỉ tiêu về tình hình đầu tư cơ sở vật chất, chất lượng người lao động thực hiện quản lý cơ sở vật chất, quy mô tuyển sinh và đào tạo của các đơn vị trong ĐHTN... theo thời gian bao gồm:

- Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính:

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y0: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

- Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Các loại tốc độ phát triển được sử dụng trong luận văn:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ri)

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.

Công thức tính: 1   i i i y y t (i = 2,3,…,n) ∆i = yi - y0 (i =1, 2,3,…n)

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian trước liền đó + Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính:

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y0: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu + Tốc độ phát triển bình quân (t)

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn

Công thức tính: Hoặc: 1 0 1     n n n n y y T t

Trong đó: t1, t2, t3... tn là tốc độ phát triển liên hoàn của n thời kỳ Tn là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n

yn là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n

y0 là mức độ tuyệt đối ở thời gian ban đầu + Tốc độ tăng (hoặc giảm)

• Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)

Chỉ tiêu này được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian ban đầu trong dãy số

Công thức tính: Hoặc:

• Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân ( )

Tốc độ tăng hoặc giảm bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.

0 y y T i i(i =1, 2,3,…,n) n n t t t t t 1 . 2.3... 1   Ai = Ti - 1 (nếu Ti tính bằng lần) Ai = Ti - 100 (nếu Ti tính bằng %)

Công thức tính: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoặc:

b. Số bình quân theo thời gian

Số bình quân số học giản đơn là trung bình số học của một tập giá trị hoặc một phân bố; Công thức xác định số bình quân số học:

=

Luận văn sử dụng số bình quân để xác định các chỉ tiêu quy mô tuyển sinh bình quân năm, chi phí sửa chữa, mua sắm TBDH bình quân...và một số chỉ tiêu trong giai đoạn nghiên cứu.

- Công cụ phân tích số liệu: Đề tài sử dụng các công cụ trong Microsoft excel để tổng hợp và phân tích dữ liệu.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh sẽ được sử dụng trong nghiên cứu nhằm chỉ ra sự khác biệt trong đánh giá tình hình quản lý cơ sở vật chất giữa những nhóm đối tượng được nghiên cứu, cũng như so sánh những kết quả đạt được của công tác quản lý cơ sở vật chất,thiết bị dạy học so với kế hoạch của đơn vị trong thời gian qua. Phân tích so sánh sự khác biệt trong đánh giá các vấn đề có liên quan, những vấn đề bất cập trong quản lý cơ sở vật chất đang diễn ra tại các đơn vị trong Đại học Thái Nguyên. Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý cơ sở vật chất tại các đơn vị trong Đại học Thái Nguyên.

2.2.3.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp nghiên cứu xem xét đánh giá những kết quả, thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ, từ đó rút ra kết luận cho hoạt động thực tiễn hiện tại và tương lai.

a = t - 1 (nếu t tính bằng lần)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý cơ sở vật chất của các đơn vị trong đại học thái nguyên (Trang 38 - 41)