0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRONG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 79 -79 )

5. Bố cục luận văn

3.3.2. Nhân tố bên trong

a. Chủ trương chiến lược phát triển của Đại học Thái Nguyên

Chủ trương chiến lược phát triển của Đại học Thái Nguyên cũng là một yếu tố ảnh hưởng đếncông tác quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, ĐHTN tiếp tục tăng quy mô tuyển sinh cả về chính quy và sau đại học mở các ngành đào tạo mới theo nhu cầu của xã hội, đồng thời phát triển các chương trình tiên tiến, chất lượng cao. Do đó nhu cầu về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học cũng đòi hỏi cần có sự bổ sung và hoàn thiện.

Để đáp ứng nhu cầu về quy mô đào tạo dự kiến của ĐHTN, giai đoạn 2016 - 2020, về công tác quy hoạch, GPMB, ĐHTN tập trung GPMB để có đủ quỹ đất sạch cho việc thực hiện Quy hoạch chi tiết đầu tư xây dựng. Ưu tiên GPMB có quỹ đất để mở rộng như Trường ĐHKTCN, Trường ĐHKT&QTKD, Trường ĐHKH, Trung tâm điều hành; ưu tiên công tác GPMB và xây dựng CSVC cho các đơn vị mới sẽ được thành lập trong giai đoạn này. Trong giai đoạn 2021 - 2030, tiếp tục thu hồi và GPMB phần đất còn lại nằm trong quy hoạch của ĐHTN là 130,36 ha với kinh phí dự kiến là 505.200 triệu đồng.

Về xây dựng cơ bản: Ưu tiên việc hoàn thành các công trình xây dựng đã được phê duyệt; Tiếp tục đầu tư xây dựng giảng đường, phòng thí nghiêm. Tìm nguồn vốn và xã hội hóa xây dựng ký túc xá, đảm bảo tỷ lệ sinh viên có nhu cầu được đáp ứng chỗ ở trong ký túc xá đạt 40 - 45%. Rà soát lại công tác GPMB và xây dựng đề án quy hoạch GPMB phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay.

Về trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và đào tạo: Tiếp tục triển khai đầu tư mua sắm và sớm đưa vào sử dụng hiệu quả các Dự án trang thiết bị đã

được phê duyệt (Dự án tăng cường năng lực Phòng thí nghiệm công nghệ mô phỏng và thực tại ảo, Dự án CNTT phục vụ đào tạo đại học và sau đại học, Dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia cho Trường ĐHSP, Dự án Nâng cấp hạ tầng CNTT ĐHTN). Đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về phòng thí nghiệm, thực tập, cơ sở thực hành; phát triển học liệu, xây dựng một số phòng thí nghiệm hiện đại, đồng bộ đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định về chất lượng giáo dục cấp quốc gia.

b. Nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính là điều kiện tiên quyết để tiến hành đầu tư mở rộng, cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm và sửa chữa trang thiết bị dạy học. Hiện nay nguồn lực tài chính của các đơn vị của ĐHTN bao gồm: (1) NSNN cấp; (2) Phí, lệ phí; (3) Các nguồn thu khác như: Hợp tác NCKH, HTQT, vốn tài trợ ODA của Chính phủ, vốn vay của các quỹ hỗ trợ phát triển, hỗ trợ đầu tư...Quản lý thu, chi tài chính chặt chẽ và tập trung. Hàng năm, các đơn vị thành lập hội đồng xét duyệt dự toán ngân sách cho các hoạt động trong nhà trường, trong đó ưu tiên chi cho con người và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phù hợp với chiến lược phát triển chung của từng đơn vị. Xu hướng các đơn vị tiến tới thực hiện kế hoạch và giải pháp về tự chủ tài chính do đó khoản chi cho các hoạt động bị cắt giảm nhiều trong đó có chi đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

c. Trình độ cán bộ quản lý cơ sở vật chất

Trong quá trình quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trình độ cán bộ tham gia công tác này có vai trò rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ được làm công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa cao. Đây là một trong những trở ngại lớn trong công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Bởi vậy, nhằm hoàn thiện công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy

học tại các đơn vị thành viên, trong thời gian tới lãnh đạo các đơn vị thành viên của ĐHTN cần quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo và phát triển cán bộ, nhân viên có chuyên môn, trình độ phù hợp với chức năng, nghiệm vụ của bộ phận này.

3.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý cơ sở vật chất tại các đơn vị của Đại học Thái Nguyên

3.4.1. Những kết quả đạt được

Được sự quan tâm của ĐHTN trong việc ưu tiên chiến lược, chính sách cải tạo, mở rộng cơ sở vật chất của các đơn vị thành viên, cùng sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo các đơn vị, những năm vừa qua các đơn vị thành viên của ĐHTN đã thực hiện việc đầu tư, xây dựng, sửa chữa các trường học khang trang cơ sở vật chất nhà trường. Cùng với đó là sự trang bị, bổ sung thêm nhiều TBDH, trong đó có TBDH hiện đại tạo điều kiện nâng cao chất lượng giảng dạy của GV, tạo điều kiện để GV áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên thông qua các kiến thức được minh họa cụ thể, các kỹ năng được trực tiếp thực hành với sự hỗ trợ của TBDH.

Đa số các đơn vị của ĐHTN đã có đầy đủ hệ thống thư viện, giảng đường và các điều kiện cơ sở vật chất cơ bản khác phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường.

Các đơn vị đã hoàn thiện cơ cấu tổ chức phòng Quản trị phục vụ làm đơn vị chuyên trách, trực tiếp theo dõi, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tại đơn vị mình, đồng thời các đơn vị cũng quan tâm cải tạo, duy trì cảnh quan, môi trường xanh, sạch đẹp.

Công tác lập kiểm kê cơ sở vật chất hàng năm được thực hiện tốt, làm tiền đề cho công tác lập kế hoạch. Đây cũng là tiêu chí nhận được giá cao nhất từ đối tượng khảo sát. Tiêu chí kế hoạch tăng, giảm chi cho cơ sở vật chất là thỏa đáng được đánh giá cao thứ hai trong 4 tiêu chí của công tác lập kế hoạch quản lý cơ sở vật chất.

Đa số cán bộ nhân viên được hỏi đánh giá công tác tổ chức quản lý cơ sở vật chất của các đợn vị trong ĐHTN là tốt. Trong đó, tiêu chí đánh giá việc ban hành đầy đủ các văn bản pháp quy quy định về mức tiêu chuẩn, quy định, quy chế quản lý và sử dụng cơ sở vật chất và tiêu chí có sổ đăng ký, theo dõi sử dụng CSVC chi tiết và đầy đủ, dễ theo dõi được đánh giá cao. Bên cạnh đó, các đơn vị trong ĐHTN cũng thường xuyên tổ chức đào tạo và hướng dẫn để sử dụng cơ sở vật chất đúng theo quy định do đó tiêu chí này cũng được đánh giá tốt. Tiêu chí cơ cấu và số lượng cán bộ phòng quản trị phục vụ có phù hợp với công tác quản lý cơ sở vật chất cũng được đánh giá ở mức tốt.

Các đơn vị đã tiến hành thực hiện công tác quản lý, kiểm kê tài sản định kỳ hàng năm và công tác thanh kiểm tra việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong trường. Nhìn chung, công tác kiểm tra giám sát, đánh giá trong việc quản lý - sử dụng cơ sở vật chất tại các đơn vị của ĐHTN được đánh giá tốt.

3.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được ở trên, công tác quản lý cơ sở vật chất của các đơn vị thành viên của ĐHTN còn tồn tại một số hạn chế cần giải quyết:

Thứ nhất: Quá trình lập kế hoạch quản lý cơ sở vật chất

Những yếu kém chủ yếu của khâu lập kế hoạch quản lý cơ sở vật chất của các đơn vị trong ĐHTN thể hiện ở chỗ mặc dù bám sát nhu cầu thực tiễn và mục tiêu của đại học Thái Nguyên về nhu cầu cơ sở vật chất, tuy nhiên trên thực tế thực trạng cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu và học tập. Vẫn còn thực trạng không hoàn thành kế hoạch do hạn chế về kinh phí đầu tư, thiếu các cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên sâu.

Thứ hai: Một bộ phận các cán bộ làm công tác quản lý cơ sở vật chất tại các đơn vị thành viên của Đại học Thái Nguyên còn hạn chế trong công tác tổ chức quản lý cơ sở vật chất, chậm chễ trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh về cơ sở vật chất. Do đó cần tổ chức công tác đào tạo bồi dưỡng giảng viên, cán bộ phụ trách các phòng chức năng nhằm nâng cao năng lực sử dụng

cơ sở vật chất. Bên cạnh đó cơ cấu về giới tại phòng quản trị phục vụ của các đơn vị có sự chênh lệch đáng kể giữa nam và nữ. Trong đó tỷ lệ giới tính nam chiếm ưu thế với trên 60%, về thâm niên công tác, đa số nhân viên tại phòng QTPV có tuổi nghề còn trẻ với trên 50% số người có thâm niên dưới 3 năm trong giai đoạn 2015 - 2016. Đến năm 2017 con số này giảm còn 47,19%. Trong khi tỷ lệ cán bộ, nhân viên có thâm niên từ 5 năm trở lên còn thấp khoảng 15% năm 2017 và tăng nhẹ so với 2 năm trước đó (2 - 3%).

Có thể thấy sự quan tâm của ban lãnh đạo các đơn vị và sự nhận thức tầm quan trọng của cán bộ nhân viên đối với hoạt động đào tạo đã được nâng lên, tuy nhiên số lượng nhân viên được đào tạo mới chỉ dừng lại ở việc đào tạo các cán bộ nhân viên tại phòng Quản trị phục vụ, trong khi đối tượng sử dụng cơ sở vật chất còn có đội ngũ giảng viên, sinh viên và người quản lý các đơn vị của cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo còn chưa chú trọng nhiều vào các nội dung kỹ năng như: nâng cao kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, đối thoại, thương lượng...

Bên cạnh đó cần chú trọng xây dựng các định mức tiêu chí về sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học làm tiêu chuẩn thi đua để đánh giá cán bộ và giảng viên.

Thứ ba: Một số nội dung trong công tác tổ chức quản lý cơ sở vật chất của các đợn vị trong ĐHTN còn hạn chế thể hiện ở việc chưa ban hành các tiêu chí về sử dụng cơ sở vật chất làm tiêu chuẩn thi đua để đánh giá cán bộ và giáo viên. Đây là một tiêu chí quan trọng góp phần gắn việc nâng cao ý thức trách nhiệm bảo quản cơ sở vật chất của những đối tượng sử dụng với việc hoàn thành nhiệm của họ. Đồng thời cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa phòng QTPV và các đơn vị khác trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu công tác tổ chức quản lý cơ sở vật chất tại các đơn vị.

Thứ tư: Công tác kiểm tra giám sát, đánh giá trong việc quản lý - sử dụng cơ sở vật chất còn một số tiêu chí được đánh giá ở mức trung bình, đó là

các sai phạm được phát hiện chậm được khắc phục nhanh chóng, hiệu quả, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý cơ sở vật chất tại các đơn vị trong ĐHTN. Bên cạnh đó tiêu chí kết quả kiểm tra, đánh giá được được thông báo chi tiết tới cả các cán bộ quản lý cơ sở vật chất và tới các đơn vị thành viên để rút kinh nghiệm trong toàn đại học Thái Nguyên còn chưa được đánh giá cao.

Thứ năm: Nguồn vốn để thực hiện cho công tác đầu tư - xây dựng, mua sắm, lắp đặt, sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các đơn vị còn hạn chế, chủ yếu là nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nguồn vốn hạn chế dẫn đến hạn chế chất lượng và số lượng các dự án đầu tư xây dựng, mua sắm lắp đạt và sửa chữ, ảnh hưởng đến chất lượng công tác dạy và học. Do đó cần có phương án huy động nguồn vốn phục vụ cho đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

3.4.3. Nguyên nhân

- Kinh phí cho đầu tư cải tạo cơ sở vật, sửa chữa, mua sắm thiết bị dạy học còn hạn chế, dù dự toán kế hoạch hàng năm cho công tác cơ sở vật chất đã được lập theo nhu cầu của từng đơn vị, tuy nhiên do thiếu vốn nên nhiều đơn vị vẫn đảm bảo chưa thực hiện kế hoạch cải thiện cơ sở vật chất đã đề ra ban đầu.

- Cán bộ quản lý thiết bị dạy học là GV kiêm nhiệm, chính vì vậy các chức năng của quản lý chưa được thực hiện tốt, chất lượng đội ngũ nhân viên làm công tác quản trị phục vụ còn hạn chế, có khoảng 60% có trình độ dưới đại học.

- Đội ngũ Cán bộ quản lý chưa thực hiện tốt công tác khen thưởng, tổ chức các phong trào thi đua nhằm động viên, khuyến khích GV tích cực, nỗ lực sáng tạo sử dụng TBDH, nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy và học, xem đó chỉ là nhiệm vụ cần thực hiện của GV.

- Hoạt động quản lý cơ sở vật chất được lập kế hoạch 1 lần vào đầu năm học, kế hoạch kiểm tra, duy tu bảo dưỡng thiết bị dạy học còn chưa được thực

hiện một cách thường xuyên, ảnh hưởng đến chất lượng thiết bị, do đó ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

- Việc lập kế hoạch được thực hiện dựa theo sự học hỏi từ đồng nghiệp, Công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá vẫn còn nhiều yếu kém do nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động quản lý cơ sở vật chất; công tác kiểm tra, đánh giá được thực hiện nhưng không đạt hiệu quả, không đáp ứng được mục đích tìm ra hạn chế, yếu kém từ đó có các biện pháp hỗ trợ cải thiện việc sử dụng và QL sử dụng cơ sở vật chất.

Chương 4

GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI CÁC ĐƠN VỊ CỦA ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRONG NHỮNG NĂM TỚI

4.1. Chiến lược phát triển của Đại học Thái Nguyên

4.1.1. Chiến lược phát triển Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2030

a. Mục tiêu chung

Tối ưu hóa mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, NCKH&CGCN nhằm xây dựng ĐHTN thành Đại học vùng vững mạnh, từng bước hội nhập vào hệ thống các trường đại học hàng đầu trong nước và khu vực Đông Nam Á; có khả năng tạo ra các sản phẩm giáo dục và KHCN chất lượng cao góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b. Mục tiêu cụ thể

(1) Đổi mới công tác quản lý giáo dục và công tác quản trị đại học phù hợp với đặc điểm tình hình của đại học vùng, nhằm tối ưu hóa các nguồn lực, phát huy tính sáng tạo, hiệu quả và nâng cao tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của từng đơn vị trong đại học. Phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy đến 2020 có tối thiểu 25% cán bộ giảng dạy là tiến sĩ.

(2) Chuẩn hóa đầu ra các chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế; chú trọng việc nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường đào tạo kỹ năng nghề nghiệp gắn với yêu cầu của người sử dụng lao động; đa dạng hóa ngành nghề đào tạo theo nhu cầu xã hội; từng bước giảm dần quy mô đào tạo không chính quy song song với việc mở rộng hợp lý quy mô đào tạo sau đại học.

(3) Xây dựng một số ngành đào tạo mũi nhọn và phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình đào tạo tiên tiến trong các lĩnh vực

thế mạnh của ĐHTN: Giáo dục, Nông - Lâm nghiệp, Y tế, Kinh tế, Công nghiệp, CNTT&TT nhằm tạo tiền đề quan trọng để ĐHTN trở thành đại học định hướng nghiên cứu đa ngành vào năm 2030.

(4) Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động NCKH&CGCN, gắn NCKH với các chương trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của vùng. Đảm bảo các hoạt động NCKH&CGCN giúp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và chất lượng cuộc sống của nhân dân tại địa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRONG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 79 -79 )

×