.Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý cơ sở vật chất của các đơn vị trong đại học thái nguyên (Trang 35)

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Tác giả thu thập các tài liệu đã được công bố, các báo cáo, số liệu thống kê thực trạng cơ sở vật chất của đơn vị trong ĐHTN, thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất tại những đơn vị nghiên cứu qua các thời kỳ. Nguồn thông tin thứ cấp giúp cho đề tài có được những thông tin về các khía cạnh sau:

- Thông tin về các văn bản pháp luật, văn bản dưới luật hướng dẫn về các chế độ quản lý, sử dụng cơ sở vật chất của các đơn vị sự nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Các văn bản hướng dẫn của ĐHTN về chế độ quản lý sử dụng cơ sở vật chất tại các đơn vị giáo dục thành viên.

- Thông tin về tình hình cơ sở vật chất tại các đơn vị trong ĐHTN

- Thông tin về quy mô đào tạo, nhu cầu tuyển sinh của các đơn vị thành viên.

- Thông tin về tình hình tài chính thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng, sửa chữa, mua sắm thiết bị dạy học tại các đơn vị thành viên.

- Sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các đề tài khoa học có liên quan ở Việt Nam.

- Các báo cáo tổng kết và những số liệu, tài liệu có liên quan của Đại học Thái Nguyên, tại các Phòng quản trị phục vụ của các đơn vị thành viên..

Các tài liệu này sẽ được tổng hợp, phân loại và sắp xếp theo từng nhóm phù hợp với nội dung nghiên cứu.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá về công tác quản lý cơ sở vật chất tại các đơn vị trong Đại học Thái Nguyên, tác giả đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp sau đó thu về và tiến hành xử lý số liệu.

- Đối tượng điều tra: Đối tượng nghiên cứu, điều tra thu thập số liệu sơ cấp được xác định là người trực tiếp tham gia quản lý cơ sở vật chất tại các đơn vị của Đại học Thái Nguyên.

- Chọn mẫu điều tra:

Tính đến hết ngày 31/12/2017, các đơn vị trong Đại học Thái Nguyên có 267 cán bộ, công chức, người lao động. Căn cứ vào quy mô nguồn nhân lực của các đơn vị trong Đại học Thái Nguyên và các chi phí khi tiến hành điều tra như chi phí văn phòng phẩm, chi phí đi lại..., tác giả tiến hành điều tra thu thập số liệu sơ cấp theo phương pháp điều tra toàn bộ 267 cán bộ, công chức, người lao động của các đơn vị trong Đại học Thái Nguyên.

- Phương pháp điều tra:

Tác giả dùng một hệ thống các câu hỏi theo những nội dung xác định nhằm thu thập thông tin khách quan liên quan đến các tiêu chí nghiên cứu. Phương pháp này cho phép điều tra, thăm dò ý kiến đồng nhiều người nên tác giả đã sử dụng phương pháp này.

- Nội dung phiếu điều tra:

Phần 1: Thông tin cá nhân và đơn vị của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, trình độ đào tạo, vị trí công tác, thời gian công tác.

Phần 2: Các câu hỏi điều tra cụ thể liên quan đến câu hỏi nghiên cứu về đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý cơ sở vật chất của các đơn vị nghiên cứu trong thời gian qua.

Việc chuẩn bị phiếu điều tra và nội dung của phiếu điều tra dựa vào mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu của việc điều tra. Đối với một số tiêu chí đánh giá người được hỏi sẽ đánh giá và xếp hạng từ 5 đến 1 tương ứng:, Rất kém, Kém, Bình thường, Tốt và Rất tốt hoặc từ 1 đến 5 tương ứng với: Rất không ảnh hưởng, Không ảnh hưởng, Không có ý kiến, Có ảnh hưởng và Rất ảnh hưởng - Tổ chức điều tra:

Mỗi chủ thể trong mẫu được chọn điều tra tác giả phát 1 phiếu điều tra. Phương pháp điều tra được thực hiện kết hợp giữa phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu gửi lại rồi thu phiếu sau.

+ Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,0 đến 1,8 Rất kém/Rất không ảnh hưởng

2 1,81 đến 2,6 Kém/ Không ảnh hưởng

3 2,61 đến 3,4 Trung bình

4 3,41 đến 4,2 Tốt/Có ảnh hưởng

5 4,21 đến 5,0 Rất tốt/Rất ảnh hưởng

2.2.2.Phương pháp tổng hợp thông tin

- Đối với thông tin thứ cấp: Các số liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các số liệu về công tác quản lý cơ sở vật chất sẽ được hệ thống hóa thông qua các số tuyệt đối, số tương đối, các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với thông tin sơ cấp: Phiếu điều tra sau khi thu thập được sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp phân tích thống kê

Phương pháp phân tích thống kê: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian, số bình quân, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích định tính và phương pháp phân tích định lượng các chỉ tiêu nghiên cứu.

a. Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Đề tài sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động các chỉ tiêu về tình hình đầu tư cơ sở vật chất, chất lượng người lao động thực hiện quản lý cơ sở vật chất, quy mô tuyển sinh và đào tạo của các đơn vị trong ĐHTN... theo thời gian bao gồm:

- Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính:

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y0: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

- Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Các loại tốc độ phát triển được sử dụng trong luận văn:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ri)

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.

Công thức tính: 1   i i i y y t (i = 2,3,…,n) ∆i = yi - y0 (i =1, 2,3,…n)

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian trước liền đó + Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính:

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y0: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu + Tốc độ phát triển bình quân (t)

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn

Công thức tính: Hoặc: 1 0 1     n n n n y y T t

Trong đó: t1, t2, t3... tn là tốc độ phát triển liên hoàn của n thời kỳ Tn là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n

yn là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n

y0 là mức độ tuyệt đối ở thời gian ban đầu + Tốc độ tăng (hoặc giảm)

• Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)

Chỉ tiêu này được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian ban đầu trong dãy số

Công thức tính: Hoặc:

• Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân ( ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tốc độ tăng hoặc giảm bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.

0 y y T i i(i =1, 2,3,…,n) n n t t t t t 1 . 2.3... 1   Ai = Ti - 1 (nếu Ti tính bằng lần) Ai = Ti - 100 (nếu Ti tính bằng %)

Công thức tính:

Hoặc:

b. Số bình quân theo thời gian

Số bình quân số học giản đơn là trung bình số học của một tập giá trị hoặc một phân bố; Công thức xác định số bình quân số học:

=

Luận văn sử dụng số bình quân để xác định các chỉ tiêu quy mô tuyển sinh bình quân năm, chi phí sửa chữa, mua sắm TBDH bình quân...và một số chỉ tiêu trong giai đoạn nghiên cứu.

- Công cụ phân tích số liệu: Đề tài sử dụng các công cụ trong Microsoft excel để tổng hợp và phân tích dữ liệu.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh sẽ được sử dụng trong nghiên cứu nhằm chỉ ra sự khác biệt trong đánh giá tình hình quản lý cơ sở vật chất giữa những nhóm đối tượng được nghiên cứu, cũng như so sánh những kết quả đạt được của công tác quản lý cơ sở vật chất,thiết bị dạy học so với kế hoạch của đơn vị trong thời gian qua. Phân tích so sánh sự khác biệt trong đánh giá các vấn đề có liên quan, những vấn đề bất cập trong quản lý cơ sở vật chất đang diễn ra tại các đơn vị trong Đại học Thái Nguyên. Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý cơ sở vật chất tại các đơn vị trong Đại học Thái Nguyên.

2.2.3.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp nghiên cứu xem xét đánh giá những kết quả, thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ, từ đó rút ra kết luận cho hoạt động thực tiễn hiện tại và tương lai.

a = t - 1 (nếu t tính bằng lần)

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

* Chỉ tiêu phản ánh hiện trạng các cơ sở vật chất

- Hiện trạng sử dụng cơ sở vật chất trường học về quy mô về diện tích đất đai, diện tích sàn xây dựng (gồm: giảng đường, phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, thực hành, ký túc xá, diện tích khác.

- Tổng số chủng loại thiết bị dạy học hiện có; Số lượng từng loại thiết bị dạy học đang còn sử dụng; Số lượng từng thiết bị dạy học không có nhu cầu sử dụng; Số lượng từng loại thiết bị dạy học hỏng không còn sử dụng được; Nguồn gốc các loại thiết bị dạy học; Tần suất sử dụng các thiết bị dạy học hiện có tại các đơn vị nghiên cứu

* Chỉ tiêu phản ánh công tác xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, mua sắm, sửa chữa, thanh lý thiết bị dạy học

- Tình hình xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, nguồn vốn thực hiện.

- Tình hình mua sắm, sửa chữa, thanh lý thiết bị dạy học.

* Chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý cơ sở vật chất:

- Chỉ tiêu về công tác lập kế hoạch quản lý cơ sở vật chất

- Chỉ tiêu về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ trách các phòng chức năng nhằm nâng cao năng lực sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật

- Định mức tiêu chí về sử dụng cơ sở vật chất làm tiêu chuẩn thi đua để đánh giá cán bộ và giáo viên

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRONG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

3.1. Giới thiệu chung về Đại học Thái Nguyên

3.1.1. Tổng quan

3.1.1.1. Lịch sử hình thành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) được thành lập theo Nghị định số 31/CP ngày 04 tháng 4 năm 1994 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, nhằm hình thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm NCKH&CGCN tiên tiến trong các lĩnh vực giáo dục, nông lâm ngư nghiệp, y tế, kinh tế, công nghiệp, CNTT&TT; nơi tư vấn và phản biện các chính sách phát triển nhằm đóng góp cho sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ. Để hoàn thành tốt vai trò, sứ mệnh của mình, ĐHTN luôn kiên trì mục tiêu: “Hướng tới chất lượng, đẳng cấp và trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu ở Việt Nam và có uy tín trong khu vực”.

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2018), từ lúc ban đầu chỉ có 05 đơn vị thành viên, đến nay ĐHTN đã có 27 đơn vị trực thuộc gồm: 11 đại học vùng thành viên đó là Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật; Phân hiệu tại Lào Cai, 02 Khoa trực thuộc là Khoa Ngoại ngữ, Khoa Quốc tế và 05 Viện nghiên cứu do ĐHTN quản lý là Viện Khoa học Sự sống, Viện Nghiên cứu Công nghệ cao về Kỹ thuật Công nghiệp, Viện Nghiên cứu Xã hội và Nhân văn Miền núi, Viện Nghiên cứu Kinh tế, Viện Kinh tế Y tế và Các vấn đề Xã hội. Ngoài ra, còn có 11 đơn vị

phục vụ đào tạo và dịch vụ triển khai các nhiệm vụ liên quan đến đào tạo, NCKH&CGCN cụ thể là: Nhà Xuất bản ĐHTN, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược, Trung tâm Học liệu, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng, Trung tâm Hợp tác quốc tế, Trung tâm Đào tạo từ xa, Trung tâm Đào tạo Tiền tiến sĩ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Phát triển nguồn lực Ngoại ngữ (CFORD), Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống thông tin Địa lý (GIS), Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác và Giáo dục.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, ĐHTN đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ.

3.1.1.2. Sứ mạng - Tầm nhìn a. Sứ mạng

ĐHTN là Đại học vùng, Đại học trọng điểm quốc gia, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực; là trung tâm NCKH&CGCN tiên tiến; đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b. Tầm nhìn

ĐHTN giữ vững vị thế là Đại học vùng trọng điểm quốc gia và trở thành một trong những đại học định hướng nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, từng bước hội nhập vào hệ thống các trường đại học hàng đầu trong nước và khu vực Đông Nam Á. Là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; trung tâm NCKH&CGCN xuất sắc, đặc biệt trong một số ngành mũi nhọn: Giáo dục, Nông - Lâm nghiệp, Y tế, Kinh tế, Công nghiệp, CNTT&TT; đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổng quan về cơ cấu tổ chức của Đại học Thái Nguyên

Nguồn: Đại học Thái Nguyên

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Đại học Thái Nguyên hiện nay gồm: a) Hội đồng Đại học Thái Nguyên.

b) Giám đốc, các Phó Giám đốc.

VĂN PHÒNG VÀ BAN CHỨC NĂNG

1. Văn Phòng

2. Ban Tổ chức Cán bộ 3. Ban Kế hoạch - Tài chính 4. Ban Đào tạo

5. Ban KHCN và Môi trường 6. Ban Hợp tác Quốc tế 7. Ban Công tác HSSV 8. Ban KT&ĐBCL giáo dục 9. Ban Thanh tra

10. Ban Pháp chế và Thi đua 11. Ban Cơ sở vật chất

1.Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp

2.Trường Đại học Sư phạm 3.Trường Đại học Y Dược 4.Trường Đại học Nông Lâm 5.Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh 6.Trường Đại học Khoa học 7.Trường Đại học Công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý cơ sở vật chất của các đơn vị trong đại học thái nguyên (Trang 35)