5. Bố cục của luận văn
3.6. Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất
3.6.1. Kết quả đạt được
3.6.1.1. Về hoạt động quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
- Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015.
- Hoàn thành đúng kế hoạch tổng kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện đồng thời việc cập nhật thông tin biến động về đất đai giúp công tác quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất đƣợc hiệu quả và sát sao hơn.
- Đôn đốc chủ dự án và hộ gia đình, cá nhân thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã đăng ký kế hoạch; Tổng hợp kế hoạch sử dụng đất các công trình dự án và đăng ký kế hoạch chuyển mục đích của hộ gia đình, cá nhân năm 2016.
- Quá trình sử dụng đất chuyên dùng có xu hƣớng tăng theo tốc độ phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Sự gia tăng các loại đất chuyên dùng phù hợp với quy
luật phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm tới, diện tích đất chuyên dùng sẽ còn tiếp tục tăng bởi huyện đang tập trung đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH, việc cân đối quỹ đất cho các mục tiêu phát triển là vô cùng quan trọng, cần đƣợc đặt lên hàng đầu.
- Quy hoạch đảm bảo di tích lịch sử, công trình cảnh quan công cộng đƣợc giữ gìn và phát triển hợp lý, nhận đƣợc sự đồng tình của nhân dân cả huyện.
3.6.1.2. Về hoạt động quản lý giao đất, cho thuê, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất
- Công tác giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ cho các mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế đã đƣợc triển khai đồng bộ, đúng quy định pháp luật, thu hút nhiều dự án đầu tƣ mới.
- Bảo đảm đƣợc quỹ đất dành cho nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển nông thôn mới. Diện tích đất dành cho phát triển đô thị tăng nhanh.
3.6.1.3. Hoạt động quản lý đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Lƣơng tiếp tục đƣợc chú trọng và đạt kết quả cao.
- Đẩy mạnh công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ hệ thống sổ đỏ 229 cũ sang hệ thống sổ đỏ địa chính mới.
- Tiếp tục thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những diện tích đã đƣợc sử dụng nhƣng chƣa đăng ký quyền sử dụng đất.
3.6.1.4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm sử dụng đất
- Công tác thanh tra, kiểm tra có nhiều tiến bộ, công tác thanh tra nội bộ đƣợc thực hiện quyết liệt hơn, từng bƣớc khắc phục hạn chế, tồn tại qua công tác thanh tra xử lý những vi phạm trong sử dụng đất.
3.6.2. Những hạn chế tồn tại
3.6.2.1. Về hoạt động quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
- Tỷ lệ thực hiện kế hoạch sử dụng đất chƣa cao, nhiều trƣờng hợp đăng ký kế hoạch nhƣng không hoàn thiện hồ sơ đăng ký sử dụng, hạn chế về vốn, chậm trễ trong giải phóng mặt bằng…
3.6.2.2. Về hoạt động quản lý giao đất, cho thuê, thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Việc giao đất, cho thuê, thu hồi đất tại huyện Phú Lƣơng đều có thông báo công khai, thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật tuy nhiên thời gian thực hiện còn kéo dài và quá trình thực hiện còn nhiều bất cập.
- Mức thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trƣớc bạ và các khoản phí khác vẫn còn cao so với thu nhập của ngƣời dân.
- Mức bồi thƣờng khi thu hồi đất thấp hơn nhiều so với giá thị trƣờng khiến công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn.
- Hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn hạn chế, diện tích đất tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng mà không đăng ký còn nhiều.
3.6.2.3. Về hoạt động quản lý đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thời gian thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đôi khi còn kéo dài so với bộ quy trình.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hồ sơ địa chính cấp ra còn có nhiều lỗi phải sửa đổi.
- Nguồn nhân lực hạn chế trong khi khối lƣợng công việc quá lớn khiến việc xử lý hồ sơ đôi khi bị quá tải.
- Chƣa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
3.6.2.4.Về hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm sử dụng đất
- Công tác thanh tra, kiểm tra vi phạm sử dụng đất chƣa thật sát sao, nhiều trƣờng hợp vi phạm sử dụng đất kéo dài và không đƣợc phát hiện kịp thời.
- Việc xử lý vi phạm sử dụng đất chƣa thật quyết liệt, nhanh chóng, tỷ lệ xử lý vi phạm sử dụng đất còn thấp.
3.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại
trong sử dụng tài nguyên đất tại địa phƣơng xuất phát từ cùng một nguyên nhân, tác giả phân tích và đúc rút nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó thành bốn nhóm nhƣ sau:
3.6.3.1. Nhóm nguyên nhân từ cơ chế, chính sách pháp luật
- Công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về đất đai cho ngƣời dân chƣa đủ mạnh mẽ và sâu rộng nên ngƣời tinh thần tự giác của ngƣời dân về pháp luật đất đai chƣa cao, còn vi phạm nhiều.
- Hệ thống các văn bản luật và dƣới luật về đất đai còn thiếu chặt chẽ, rƣờm rà, chồng chéo; còn có một số nội dung pháp luật về đất đai chƣa có quy định điều chỉnh; một số nội dung mặc dù đã có quy định nhƣng khó khả thi vì chƣa phù hợp với điều kiện thực tiễn triển khai tại địa phƣơng.
- Ngoài ra, trong nhiều năm qua, sau khi cấp giấy chứng nhận đã triển khai thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới gắn với quy hoạch lại đồng ruộng, dồn điền đổi thửa, dẫn đến thay đổi cơ bản so với các giấy chứng nhận đã cấp.
- Quy định của pháp luật về đất đai liên quan đến việc áp dụng các phƣơng pháp định giá để xác định giá đất cụ thể trong một số trƣờng hợp còn phức tạp, chƣa phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phƣơng nhƣ thiếu thông tin giá đất thị trƣờng, đội ngũ tƣ vấn định giá đất chƣa đủ để đáp ứng yêu cầu của công tác định giá.
3.6.3.2. Nhóm nguyên nhân từ vấn đề kỹ thuật
- Kinh phí đầu tƣ của địa phƣơng và hỗ trợ của Trung ƣơng cho thực hiện đo đạc, cấp giấy chứng nhận trong những năm qua còn hạn chế so với nhu cầu do nguồn thu từ đất giảm mạnh trong những năm qua và ngân sách Trung ƣơng gặp nhiều khó khăn.
- Việc đo đạc lập bản đồ địa chính còn chậm, nhiều địa phƣơng chƣa có bản đồ địa chính nhất là khu vực đất nông nghiệp, nông thôn, các nông, lâm trƣờng.
- Việc rà soát, sắp xếp, xác định ranh giới, mốc giới, giải quyết tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai thực hiện còn chậm, kém hiệu quả.
3.6.3.3. Nhóm nguyên nhân từ vấn đề kinh tế
- Điều kiện ngân sách hạn hẹp và những hạn chế trong định mức chi tiêu nên những hỗ trợ về đất đai cho ngƣời dân còn bị giới hạn.
- Điều kiện ngân sách hạn hẹp cũng khiến chƣa thể đầu tƣ đồng bộ cơ sở vật chất và công nghệ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kê khai, thu nộp thuế, phí về đất đai.
3.6.3.4. Nhóm nguyên nhân từ vấn đề nhân lực
- Biên chế cán bộ còn hạn chế nên số lƣợng cán bộ đƣợc tuyển chƣa đủ đáp ứng nhu cầu công việc, điều kiện ngân sách và thời gian chƣa cho phép tất cả cán bộ có thể học tập, nâng cao trình độ chuyên môn kết hợp với khối lƣợng công việc quá lớn nên quá trình xử lý đôi khi bị kéo dài và gặp nhiều sai sót.
- Chế độ lƣơng bổng và phúc lợi của cán bộ còn thấp, cuộc sống còn thiếu thốn nhiều bề nên khó tránh khỏi cán dỗ của vật chất dẫn tới làm liều.
- Bản lĩnh chính trị của bản thân cán bộ chƣa vững vàng, công tác kiểm tra giám sát hoạt động quản lý còn lỏng lẻo và do tiền lệ của những thế hệ cán bộ đi trƣớc để lại.
Chƣơng 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
4.1.1. Định hướng về quản lý Nhà nước đối với đất đai tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Trong giai đoạn đất nƣớc đang bƣớc vào quá trình phát triển kinh tế xã hội theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đất đai là một trong những nguồn lực phát triển kinh tế cơ bản và quan trọng nhất đối với quốc gia và mọi địa phƣơng. Để đạt đƣợc mục tiêu về kinh tế - xã hội, công tác quản lý và sử dụng đất phải đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các địa phƣơng cần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, đạo đức, năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nƣớc.
Tiếp tục thực hiện chủ trƣơng chính sách pháp luật của nhà nƣớc, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2010 - 2015) và Nghị quyết của Đảng bộ huyện Phú Lƣơng lần thứ XXIII, phƣơng hƣớng cho công tác quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất đề xuất cho huyện Phú Lƣơng giai đoạn tiếp theo nhƣ sau:
- Các cấp ủy, chính quyền có kế hoạch cụ thể để tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ địa chính - xây dựng cấp xã để đội ngũ cán bộ đó có lập trƣờng tƣ tƣởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ đƣợc phân công, có tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật cao, đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, chính trị.
- Cho các xã, thị trấn rà soát, kiểm kê lại số hộ dân chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để lên phƣơng án thành lập tổ công tác về xử lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tồn đọng cho các hộ gia đình.
- Bên cạnh đó, việc cải cách hành chính trong công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ cần đƣợc nâng cao hơn nữa; cán bộ tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải làm đúng thời hạn, phục vụ nhân dân nhiệt tình, minh bạch, đúng trách nhiệm. Để làm đƣợc nhƣ vậy thì UBND huyện cần ban hành quyết định về quy trình thực hiện việc công nhận lại quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện huyện Phú Lƣơng. Quyết định quy
- UBND huyện nên điều tiết ngân sách từ nguồn thu tiền sử dụng đất và từ các nguồn hợp pháp khác để thuê đơn vị tƣ vấn xây dựng hồ sơ địa chính chính quy cho toàn bộ các xã, thị trấn để công tác quản lý đất đai đƣợc thực hiện kịp thời, đúng quy định của pháp luật đất đai. Ngoài ra, triển khai số hóa cơ sở dữ liệu về đất đai trên toàn huyện, hiện đại hóa cơ sở vật chất hạ tầng địa chính, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất.
- Làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để quy hoạch xây dựng và phát triển trung tâm KT - XH của huyện tại thị trấn Đu và thị trấn Giang Tiên. Quy hoạch các Trung tâm thƣơng mại vệ tinh quanh thị trấn. Song song với việc mở rộng diện tích đô thị cần phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn tạo điều kiện cho huyện Phú Lƣơng hấp dẫn các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Hoàn chỉnh mạng lƣới cấp điện, cấp thoát nƣớc, xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp.
- Sử dụng đất đai tiết kiệm, hạn chế tối đa sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích phi nông nghiệp (đặc biệt là đất chuyên trồng lúa nƣớc). Thực hiện đa dạng hóa cây trồng dựa trên cơ sở thích nghi của từng loại cây trên từng loại đất đối với điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác và trình độ thâm canh. Hình thành các vùng sản xuất tập trung.
4.1.2. Kết quả nghiên cứu đề tài
Căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tại huyện Phú Lƣơng và các yếu tốt ảnh hƣởng với sự phối hợp nhiều phƣơng pháp, nghiên cứu đã chỉ rõ những kết quả đạt đƣợc và hạn chế tồn tại cần khắc phục nhằm tăng cƣờng hoạt động quản lý Nhà nƣớc đối với tài nguyên đất, giúp hoạt động này hiệu quả hơn trong thời gian tới. Đồng thời, các nhóm nguyên nhân gây ra những hạn chế, tồn tại cũng đƣợc làm rõ. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng các nhóm giải pháp cho từng nhóm nguyên nhân cụ thể.
Các nhóm giải pháp đƣợc đề xuất trên quan điểm đẩy mạnh kết quả hoạt động quản lý Nhà nƣớc đối với tài nguyên đất giúp hoạt động quản lý và sử dụng tài nguyên đất đạt hiệu quả tốt nhất nhƣng cũng đảm bảo nâng cao sự hài lòng của ngƣời dân đối với hoạt động này.
4.2. Một số giải pháp cần thực thi
4.2.1. Nhóm giải pháp về mặt kỹ thuật
Trƣớc hết, huyện Phú Lƣơng cần nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch sử dụng đất bằng việc đổi mới phƣơng pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tăng khả năng dự báo nhu cầu sử dụng đất, tăng cƣờng kiểm tra, giám sát quy hoạch sử dụng đất trong tất cả các khâu từ lập quy hoạch đến thực hiện quy hoạch.
Sự phát triển công nghệ thông tin hiện cho phép tiến hành xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia thống nhất. Hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai nằm trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia trên nền tảng tin học sẽ tạo một cơ sở dữ liệu nền địa lý đầy đủ và thống nhất. Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia cung cấp các thông tin điều tra cơ bản về địa hình, tài nguyên đất cho các hoạt động kinh tế của các ngành và các địa phƣơng; tạo công cụ để thực hiện quản lý Nhà nƣớc về hành chính lãnh thổ nhƣ biên giới, địa giới hành chính các cấp, các thửa đất và tài nguyên môi trƣờng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng thông tin cho nhu cầu chung cho ngƣời dân về đất đai và các nhu cầu về phát triển xã hội nâng cao dân trí.
Do đó, huyện Phú Lƣơng cần ƣu tiên đầu tƣ xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin về đất đai và tài sản gắn liền với đất theo hƣớng hiện đại, công khai, minh bạch, phục vụ đa mục tiêu, vừa nâng cao tính chính xác, sự nhanh gọn, tiện lợi, góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí cho mọi đối tƣợng có nhu cầu, vừa góp phần chống tham nhũng một cách hiệu quả.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nƣớc và chỉ đạo điều hành của huyện; áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO TCVN 9001:2008.
Đồng thời, phát triển và nâng cao chất lƣợng hoạt động của Trang thông tin điện tử của phòng Tài Nguyên và Môi trƣờng, nhằm thông tin, tuyên truyền kịp thời các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, các hoạt động của