Cơ chế quản lý tài chính về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 84)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2. Cơ chế quản lý tài chính về đất đai

chức quốc tế đã chỉ ra rằng, hiện nay có ít nhất 3 loại giá đất ở Việt Nam, cụ thể: (1) giá giao dịch gốc đối với đất đai giữa Nhà nƣớc và bên nhận quyền sử dụng đất. Mức giá này đƣợc sử dụng để tính thuế và phí trƣớc bạ nhƣợng quyền sử dụng đất; (2) giá giao dịch thực tế giữa các hộ gia đình và doanh nghiệp chuyển nhƣợng cho nhau. Đây là mức giá phổ biến trong mọi giao dịch dân sự và luôn cao hơn nhiều mức công bố của Nhà nƣớc; (3) giá cho thuê bất động sản giữa các hộ gia đình hay doanh nghiệp. Đây là mức giá tồn tại trong thời gian ngắn so với hai mức giá trên [34].

Giá đất do các cơ quan nhà nƣớc nói chung và cơ quan chức năng huyện Phú Lƣơng nói riêng đƣa ra thƣờng bằng 60 - 70% mức giá thị trƣờng (Phụ lục 01). Hiện tƣợng giá đất thực tế quá cao so với giá đất thực phản ảnh khả năng sinh lợi từ sử dụng đât do nhiều nguyên nhân:

(1) có thể nhiều ngƣời có nhiều tiền từ các nguồn khác nhau và có thể là bất hợp pháp mua nhà ở tại các đô thị lớn nhƣ một biện pháp giữ tiền, gây áp lực giả tạo về nhu cầu nhà ở;

(2) lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp, thị trƣờng chứng khoán chƣa phát triển để huy động tiết kiệm trong dân nên đƣợc đầu tƣ vào bất động sản;

(3) hiện tƣợng đầu cơ đất đai do hệ thống thuế và quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất còn yếu kém;

(4) quỹ nhà ở thiếu, cơ chế Nhà nƣớc hỗ trợ cho ngƣời có thu nhập thấp, ngƣời trong diện chính sách còn lẫn trong hoạt động xây dựng nhà ở vì mục tiêu lợi nhuận.

Vấn đề đặt ra trong thời gian tới cần đổi mới hệ thống tài chính đất đai nhằm đƣa giá đất về đúng giá trị thực. Hiện tƣợng có sự chênh lệch lớn giữa giá đất do Nhà nƣớc quy định và giá đất thực tế là một nhƣợc điểm của hệ thống tài chính đất đai nƣớc ta.

Hiện tƣợng này tạo nên những bất cập trong quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất của chính quyền huyện Phú Lƣơng cũng nhƣ nhiều quận (huyện) khác trên cả nƣớc, đó là:

(1) tình trạng khó khăn trong việc bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng khi Nhà nƣớc thu hồi đất, gián tiếp làm tình trạng khiếu kiện của dân ngày càng phức tạp;

(2) tạo môi trƣờng bao cấp xin - cho về đất khi Nhà nƣớc giao đất có thu tiền SDĐ làm phát sinh tiêu cực trong quản lý;

(3) tạo môi trƣờng cho đầu cơ đất đai, hình thành lợi nhuận lớn từ buôn bán đất mà không có đầu tƣ thêm trên đất.

Vấn đề đặt ra trong thời gian tới là phải tiếp tục đổi mới hệ thống tài chính đất đai, điều tiết giá đất thực tế hƣớng về giá do Nhà nƣớc quy định.

Ý kiến ngƣời dân đối với cơ chế quản lý tài chính về đất đai tại huyện Phú Lƣơng đƣợc trình bày trong bảng 3.14:

Bảng 3.14. Ý kiến ngƣời dân đối với hoạt động quản lý tài chính về đất đai tại huyện Phú Lƣơng

Cá nhân Doanh nghiệp Tổng

GTTB Đánh giá GTTB Đánh giá GTTB Đánh giá

1. Mức thuế chuyển quyền SD, lệ phí trƣớc bạ và các khoản phí khác là hợp lý

2.37 K 2.75 B 2.43 K

2. Mức bồi thƣờng khi thu hồi

đất hiện nay là hợp lý 2.08 K 2.35 K 2.12 K

3. Thủ tục nộp thuế, phí đƣợc

thực hiện nhanh chóng 2.58 K 3.0 B 2.74 B

4. Khi nộp thuế, phí có biên

lai đầy đủ 3.78 H 4.07 H 3.83 H

5. Danh mục các khoản thuế, phí phải nộp đƣợc niêm yết công khai, rõ ràng

4.06 H 4.25 H 4.09 H

6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào kê khai, thu nộp thuế, phí về đất đai

2.06 K 2.46 K 2.12 K

Bình quân 2.82 B 3.15 B 2.89 B

(Nguồn: Số liệu điều tra và tổng hợp)

Bảng 3.14 trình bày kết quả khảo sát ý kiến ngƣời dân liên quan nội dung “Quản lý tài chính về đất đai” thông qua 6 tiêu thức. Nhìn chung, cả nhóm cá nhân và nhóm doanh nghiệp đều đánh giá nội dung này ở mức B (bình thƣờng) với điểm trung bình bình quân lần lƣợt là 2.82 và 3.15. Có thể nói, ngƣời dân tại huyện Phú Lƣơng chƣa hoàn toàn hài lòng với nội dung này, vẫn còn nhiều điểm khiến ngƣời dân cảm thấy không hài lòng và cần khắc phục.

Tiêu thức đầu tiên “Mức thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trƣớc bạ và các khoản phí khác là hợp lý” nhận đƣợc sự đánh giá khác nhau từ hai nhóm đối

tƣợng điều tra. Nhóm cá nhân đƣa ra giá trị trung bình là 2.37 tƣơng ứng với mức K (không hài lòng) trong khi nhóm doanh nghiệp đƣa ra giá trị trung bình là 2.75 tƣơng ứng với mức B (bình thƣờng). Có thể kết luận rằng, ngƣời dân tại huyện Phú Lƣơng thấy mức thuế và các khoản phí khi thực hiện các giao dịch đất đai hiện nay là cao còn các doanh nghiệp thì thấy mức thuế và phí này là chấp nhận đƣợc.

Tiêu thức “Mức bồi thƣờng khi thu hồi đất hiện nay là hợp lý” nhận đƣợc phản hồi không tốt lắm từ phía ngƣời dân. Cả đối tƣợng điều tra là cá nhân và doanh nghiệp đều đánh giá chung ở mức K (không hài lòng) với điểm trung bình đƣa ra lần lƣợt là 2.08 và 2.35. Trong tổng số 170 ngƣời đƣợc hỏi, 90% cho rằng mức đền bù khi thu hồi đất hiện nay là còn quá thấp so với giá thị trƣờng và họ không hài lòng về điều đó. Phần lớn ngƣời dân nhận đền bù một cách miễn cƣỡng và có nhiều trƣờng hợp phải thực hiện cƣỡng chế để thu hồi đất.

Trong mục “Thủ tục nộp thuế, phí đƣợc thực hiện nhanh chóng”, có sự khác biệt khá lớn trong ý kiến của hai nhóm đối tƣợng điều tra. Nhóm cá nhân đƣa ra số điểm trung bình là 2.58 tƣơng ứng với mức K (không hài lòng) trong khi nhóm doanh nghiệp đƣa ra số điểm trung bình là 3.0 tƣơng ứng với mức B (bình thƣờng). Dƣờng nhƣ khi thực hiện thủ tục nộp các khoản thế và phí liên quan tới giao dịch đất đai, các doanh nghiệp đƣợc giải quyết nhanh chóng hơn so với ngƣời nộp là cá nhân. Có 17% trong số đối tƣợng điều tra cho biết, họ từng ít nhất 1 lần tới cơ quan nộp thuế, phí để nộp và gặp tình trạng có cán bộ tại phòng nhƣng không xử lý ngay với nhiều lý do khác nhau khiến ngƣời dân phải chờ đợi hoặc đi lại nhiều lần.

Mục tiếp theo “Khi nộp thuế, phí có biên lai đầy đủ” nhận đƣợc phản hồi tích cực từ cả hai nhóm đối tƣợng điều tra ở mức H (hài lòng) với giá trị trung bình thu đƣợc là 3.78 (từ nhóm cá nhân) và 4.07 (từ nhóm doanh nghiệp). Có thể thấy rằng, khi thực hiện việc thu nộp các khoản thuế, phí về đất đai, ngƣời dân đƣợc trả biên lai khá đầy đủ.

Tƣơng tự, mục “Danh mục các khoản thuế, phí phải nộp đƣợc niêm yết công khai, rõ ràng” cũng đƣợc đánh giá rất cao ở mức H (hài lòng) với các điểm trung bình 4.06 và 4.25 từ các nhóm đối tƣợng điều tra là cá nhân và doanh nghiệp. Kết quả này chứng tỏ rằng trên thực tế, danh mục các khoản thuế, phí phải nộp khi thực hiện các giao dịch đất đai đƣợc niêm yết công khai, rõ ràng tại cơ quan quản lý liên quan giúp ngƣời dân có thể tra cứu dễ dàng.

Mục cuối cùng, “Ứng dụng công nghệ thông tin vào kê khai, thu nộp thuế, phí về đất đai” lại nhận đƣợc đánh giá không tốt lắm từ những ngƣời đƣợc hỏi. Cả

hai nhóm đối tƣợng điều tra đều xếp mục này ở mức K (không hài lòng) với giá trị trung bình 2.06 (từ nhóm cá nhân) và 2.46 (từ nhóm doanh nghiệp). Thực tế là, huyện Phú Lƣơng hiện vẫn chƣa áp dụng hình thức kê khai, thu nộp thuế, phí về đất đai quan mạng internet. Mọi vấn đề liên quan tới vấn đề kê khai, thu nộp thuế, phí về đất đai của ngƣời dân vẫn thực hiện thô sơ bằng giấy mực tại cơ quan quản lý khiến ngƣời dân mất khá nhiều thời gian và công sức.

Có thể thấy rằng, yếu tố cơ chế tài chính về đất đai công khai, minh bạch hiện nay có ảnh hƣởng tích cực tới hoạt động quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên đất tại huyện Phú Lƣơng,

3.4.3. Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất

Bảng 3.15 trình bày tổng hợp về trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tại huyện Phú Lƣơng:

Bảng 3.15. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tại huyện Phú Lƣơng

Trình độ

Cấp huyện Cấp xã, thị trấn Tổng

Số người Cơ cấu

(%) Số người Cơ cấu

(%) Số người Cơ cấu

(%) Trên đại học 5 18.52 0 0 5 8.47 Đại học 20 74.07 23 71.88 43 72.88 Cao đẳng 2 7.41 8 25.00 10 16.95 Trung cấp 0 0.00 1 3.13 1 1.69 Tổng 27 100.00 32 100.00 59 100.00

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Lương)

Bảng trên cung cấp thông tin về trình độ chuyên môn của những cán bộ trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tại địa bàn nghiên cứu, hiện đang công tác tại phòng Tài Nguyên và Môi trƣờng, Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện.

Trong tổng số 59 cán bộ đang trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tại huyện Phú Lƣơng thì 5 ngƣời có trình độ trên đại học (5 thạc sĩ, chƣa có tiến sĩ) tƣơng ứng 8.47%. Phần lớn cán bộ có trình độ đào tạo ở bậc đại học chiếm 72.88% tƣơng đƣơng 43 ngƣời. Hiện vẫn còn 10 cán bộ chỉ đạt trình độ cao đẳng và 1 cán bộ có trình độ trung cấp, chủ yếu là cán bộ cấp xã.

để cán bộ quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn kết hợp với tuyển dụng công khai theo quy chế của Bộ Nội vụ nên trình độ của cán bộ trong lĩnh vực này đã tăng lên đáng kể. Tất cả cán bộ quản lý đất đai hiện thời đều đƣợc tuyển theo đúng chuyên ngành yêu cầu hoặc đã đƣợc cử đi đào tạo cho phù hợp chuyên ngành quản lý. Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ hợp đồng, chủ yếu là cán bộ cấp xã trình độ chuyên môn còn thấp, đòi hỏi chính quyền cấp huyện cần có chính sách hỗ trợ thích hợp để tạo điều kiện giúp đội ngũ cán bộ này nâng cao trình độ của mình nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của công việc và tăng cƣờng khả năng phục vụ nhân dân.

Ý kiến của ngƣời dân đối với cán bộ quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tại huyện Phú Lƣơng đƣợc trình bày chi tiết trong bảng 3.16:

Bảng 3.16. Ý kiến của ngƣời dân đối với cán bộ quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tại huyện Phú Lƣơng

Cá nhân Doanh nghiệp Tổng GTTB Đánh giá GTTB Đánh giá GTTB Đánh giá 1. Số lƣợng cán bộ phù hợp xử lý công việc 2.50 K 2.86 B 2.56 K 2. Công việc đƣợc xử lý nhanh chóng,

chính xác 2.54 K 2.57 K 2.54 K

3. Thái độ khi tiếp xúc với công dân là tốt 3.3 B 4.11 H 3.44 H 4. Cán bộ không nhận quà (tiền hoặc hiện

vật) của công dân 2.56 K 2.21 K 2.50 K

5. Cán bộ không gợi ý công dân lót tay 2.94 B 2.14 K 2.81 B

6. Không có vi phạm quản lý đất đai và

tham nhũng đất đai 2.73 B 2.36 K 2.67 B

Bình quân 2.71 B 2.71 B 2.71 B

(Nguồn: Số liệu điều tra và tổng hợp)

Kết quả khảo sát cho thấy nhìn chung không có sự khác nhau trong đánh giá của đối tƣợng khảo sát là cá nhân và doanh nghiệp về cán bộ công chức quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tại huyện Phú Lƣơng. Cả hai nhóm đối tƣợng điều tra đều bày tỏ sự hài lòng ở mức bình thƣờng (mức B) với cùng một mức giá trị trung bình thu đƣợc là 2.71 trên thang đo Likert 5 bậc. Kết quả này cho thấy những ngƣời dân đã và đang làm việc với những cán bộ quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tại huyện Phú Lƣơng vẫn chƣa thực sự

cảm thấy hài lòng trên mọi phƣơng diện về những công chức phục vụ họ trong các giao dịch liên quan đến đất đai.

Về tiêu thức “Số lƣợng cán bộ phù hợp xử lý công việc”, giá trị trung bình tổng mẫu thu đƣợc là 2.56 tƣơng ứng với mức K tức không hài lòng theo thang đo Likert trong đó nhóm đối tƣợng điều tra là cá nhân cho giá trị trung bình 2.5 tƣơng ứng với mức K (không hài lòng) trong khi đó nhóm đối tƣợng điều ra là doanh nghiệp cho giá trị trung bình 2.86 tƣơng ứng với mức B (bình thƣờng). Sự khác biệt trong đánh giá của hai nhóm đối tƣợng điều tra xuất phát từ thực tế là tại huyện Phú Lƣơng, số lƣợng giao dịch của cá nhân lớn hơn rất nhiều so với số lƣợng giao dịch của các doanh nghiệp trong khi số cán bộ phụ trách xử lý công việc lại hạn chế (mỗi xã, thị trấn chỉ có 1 cán bộ xử lý giao dịch về đất đai tại bộ phận Một cửa, cấp huyện có 8 cán bộ xử lý giao dịch với dân tại Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất và phòng Tài nguyên môi trƣờng), do vậy ngƣời dân không khỏi cảm thấy số lƣợng cán bộ hiện nay chƣa đủ để xử lý các vấn đề về đất đai.

Trong tiêu thức “Công việc đƣợc xử lý nhanh chóng, chính xác”, giá trị trung bình tổng mẫu thu đƣợc là 2.54 tƣơng đƣơng mức K (không hài lòng) và đây cũng là ý kiến chung của cả hai nhóm đối tƣợng điều tra là cá nhân và doanh nghiệp khi hai nhóm này cho giá trị trung bình lần lƣợt là 2.54 là 2.57 ở cùng mức K (không hài lòng). Theo bộ quy trình thủ tục hành chính về đất đai đƣợc niêm yết và áp dụng tại cơ quan quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất huyện Phú Lƣơng, các giao dịch về đất có thời hạn xử lý từ không quá 5 ngày cho tới không quá 90 ngày tùy theo từng loại giao dịch cụ thể, tuy nhiên trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau mà không ít giao dịch không đƣợc xử lý đúng thời hạn (37% giao dịch quá hạn) và còn gặp nhiều sai sót (24% giao dịch gặp sai sót trong xử lý lần đầu) trong đó ngƣời đƣợc điều tra đánh giá những chậm trễ và sai sót này là do năng lực của cán bộ chƣa cao (nhƣ quên, nhầm lẫn thông tin, để sót, mất hồ sơ giấy tờ khiến ngƣời dân phải đi lại nhiều lần). Có thể nói, nhìn chung ngƣời dân chƣa hài lòng về tốc độ và khả năng xử lý các vấn đề về đất đai của cán bộ quản lý.

Ngƣợc lại, kết quả khảo sát cho thấy những phản hồi rất tích cực của đối tƣợng điều tra trong tiêu thức “Thái độ khi tiếp xúc với công dân là tốt” với giá trị trung bình mẫu thu đƣợc là 3.44 tức mức H (hài lòng). Điều này thể hiện kết quả

thiết thực của công cuộc cải cách hành chính nói chung và cải cách hành chính về quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tại huyện Phú Lƣơng nói riêng khi thái độ của cán bộ đối với công dân đƣợc cải thiện đáng kể. Cụ thể, nhóm đối tƣợng điều tra là cá nhân đánh giá tiêu thức ở ngƣỡng trên của mức B (bình thƣờng) với giá trị trung bình là 3.3 thể hiện họ khá hài lòng về thái độ của cán bộ quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất khi tiếp xúc với công dân còn nhóm đối tƣợng điều tra là doanh nghiệp đánh giá tiêu thức ở mức H (hài lòng) với giá trị trung bình là 4.11 cho thấy sự hài lòng khá cao của các doanh nghiệp khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)