Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 41)

5. Bố cục của luận văn

1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Nghiên cứu về quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất và bộ máy quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất, Nguyễn Khắc Thái Sơn và các cộng sự (2007) đã đề cập đến cơ sở pháp lý về hoạt động quản lý đất đai, nhƣ: Một số quy định về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Một số quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Quản lý việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Thống kê, kiểm kê đất đai; quản lý giám sát việc thực hiện quyền của ngƣời sử dụng đất; Thanh tra kiểm tra việc chấp hành các quy định của Pháp luật về đất đai; Giải quyết tranh chấp đất đai[29]

. Tuy nhiên, các tác giả chƣa đi sâu phân tích về các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý Nhà nƣớc về đất đai.

Cũng nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên đất, các nghiên cứu khác với tiêu đề Bài giảng Quản lý Nhà nước về đất đaiKỹ năng

quản lý đấtđai đã đƣợc các tác giả Hoàng Anh Đức (1995) và Nguyễn Ngọc Hiến

(2005) đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên đất[13],[14], tuy nhiên, các nghiên cứu này chƣa đi sâu phân tích về hoạt động quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên đất cấp địa phƣơng nhƣ cấp huyện.

phân tích và đánh giá kết quả hoạt động quản lý Nhà nƣớc về đất đai tại Bình Định và chỉ ra đƣợc những hạn chế, bất cập trong hoạt động này đồng thời đề xuất các giải pháp khả thi phù hợp[31]

.

Ngày 10 tháng 04 năm 2014, Bộ Nội Vụ đã gửi công văn số: 1159/BNV- CCHC về việc hƣớng dẫn triển khai Phƣơng pháp đo lƣờng sự hài lòng của ngƣời dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nƣớc nhằm hƣớng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là bộ), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi chung là tỉnh) triển khai Phƣơng pháp đo lƣờng sự hài lòng của ngƣời dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nƣớc nhằm đánh giá khách quan chất lƣợng cung cấp dịch vụ hành chính công của các cơ quan hành chính Nhà nƣớc. Thông qua đó, các cơ quan hành chính Nhà nƣớc nắm bắt đƣợc yêu cầu, mong muốn của ngƣời dân, tổ chức để có những biện pháp cải thiện chất lƣợng phục vụ và cung cấp dịch vụ của mình nhằm nâng cao sự hài lòng và lợi ích của ngƣời dân, tổ chức. Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (tên tiếng Anh viết tắt là SIPAS) là mục tiêu của chƣơng trình này[39].

Hiện nay, tất cả các địa phƣơng, ban, ngành, cơ quan Nhà nƣớc đều từng ngày cải thiện chất lƣợng dịch vụ nhằm hƣớng tới sự hài lòng của ngƣời dân theo định hƣớng của Chính Phủ. Có thể thấy, sự hài lòng của ngƣời dân là yếu tố quan trọng phản ánh dịch vụ của các cơ quan Nhà nƣớc đã tốt hay chƣa. Việc triển khai đổi mới hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc hƣớng tới sự hài lòng của ngƣời dân đã và đang đƣợc triển khai đồng bộ trên phạm vi toàn quốc. Do đó, để nâng cao hoạt động quản lý Nhà nƣớc của một đơn vị hành chính cấp huyện, việc đánh giá thực trạng và tìm ra giải pháp tăng cƣờng các hoạt động quản lý đó dựa trên ý kiến ngƣời dân là cần thiết và phù hợp với đƣờng lối chung của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc và đáp ứng đƣợc những yêu cầu bức thiết của ngƣời dân.

Trong nghiên cứu của Ngô Tôn Thanh (2012) đã nêu ra đƣợc một số kết quả trong quản lý đất đai những năm qua đồng thời nêu lên đƣợc những hạn chế, bất cập trong quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực này. Từ đó đƣa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất[32].

Quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên đất là vấn đề từ lâu đã đƣợc quan tâm nghiên cứu dƣới nhiều góc độ khác nhau. Có nhiều phƣơng pháp khác nhau có thể sử dụng để nghiên cứu về vấn đề quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên đất. Các kết quả nghiên cứu trƣớc đây đã phản ánh khá toàn diện và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn công tác quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên quý báu này. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó vẫn chƣa đề cập cụ thể về nội dung quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên đât của

chính quyền cấp huyện, cũng chƣa đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động này. Đề tài này đƣợc thực hiện góp phần hoàn thiện hơn nữa kết quả nghiên cứu về vấn đề trên.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tại huyện Phú Lƣơng ra sao?

- Có những yếu tố nào ảnh hƣởng đến quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tại địa bàn nghiên cứu?

- Giải pháp nào cần thực thi để tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc nhằm sử dụng có hiệu quả hơn tài nguyên đất tại huyện Phú Lƣơng?

2.2. Khung phân tích

Hình 2.1. Khung phân tích tổng quát

Khung phân tích tổng quát đã chỉ ra rằng, nghiên cứu này đƣợc triển khai từ phân tích thực trạng theo các nội dung của quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tại huyện Phú Lƣơng, đánh giá những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế tồn tại, trên cơ sở đó tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề cần

Giải pháp và gợi ý chính sách QLNN về kinh tế trong SD tài nguyên đất tại Phú Lƣơng

Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử

dụng đất Giao đất, cho thuê, thu hồi đất,

chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

sử dụng đất Đăng kí đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN

quyền SDĐ

Phân tích và đánh giá thực trạng

khắc phục.

2.3. Giả thuyết nghiên cứu

- Chính sách, pháp luật đồng bộ, đầy đủ sẽ có ảnh hƣởng tích cực đến quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tại huyện Phú Lƣơng.

- Đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nƣớc có năng lực, trình độ chuyên môn cao sẽ ảnh hƣởng tốt đến quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tại huyện Phú Lƣơng.

- Cơ chế quản lý tài chính đất đai rõ ràng, khoa học và hợp lý sẽ ảnh hƣởng tích cực đến quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tại huyện Phú Lƣơng.

- Phƣơng pháp quản lý đƣợc phối hợp vận dụng linh hoạt, phù hợp sẽ ảnh hƣởng tích cực đến quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tại địa bàn nghiên cứu.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.4.1.1. Thông tin thứ cấp

Thông tin đã đƣợc công bố từ các công trình nghiên cứu liên quan đƣợc tác giả lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa cho các nội dung nghiên cứu.

Nguồn tham khảo các thông tin loại này bao gồm:

- Sách, giáo trình, báo, tạp chí khoa học, các văn kiện Nghị quyết, các công trình nghiên cứu đã đƣợc xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc, các tài liệu trên các trang web chuyên ngành...

- Thông tin đã đƣợc công bố về tình hình kinh tế, xã hội của huyện Phú Lƣơng, các số liệu tổng hợp về tình hình quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất. Các số liệu này thu thập chủ yếu từ UBND huyện, phòng Tài nguyên - Môi trƣờng, Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất, Phòng Thống kê huyện Phú Lƣơng, nhƣ:

(1) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác các năm từ 2010 đến 2014 của phòng Tài Nguyên và Môi trƣờng huyện Phú Lƣơng

(2) Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2010-2014

phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất huyện Phú Lƣơng

(4) Biểu kiểm kê hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Lƣơng năm 2014

2.4.1.2. Thông tin sơ cấp

Phƣơng pháp điều tra chọn mẫu (chọn một cách ngẫu nhiên một số quan sát đủ lớn đại diện trong tổng thể chung làm mẫu để khai thác thông tin và dùng kết quả thu đƣợc để kết luận cho tổng thể[15]) đƣợc tác giả lựa chọn thay vì điều tra toàn bộ tổng thể căn cứ vào đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu cũng nhƣ do hạn chế điều kiện về thời gian và kinh phí.

- Đối tượng điều tra: Đối tƣợng điều tra để đo lƣờng sự hài lòng của ngƣời dân, tổ chức đối với hoạt động quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất là những ngƣời dân, tổ chức đã thực hiện các giao dịch với chính quyền cấp huyện về đất đai.

- Quy mô mẫu điều tra: đƣợc xác định trên cơ sở tổng số giao dịch của liên quan tới đất đai giữa cá nhân, tổ chức với chính quyền cấp huyện đƣợc lựa chọn và tính toán theo công thức Slovin:

Trong đó:

- n: quy mô mẫu điều tra, là số lƣợng ngƣời dân, tổ chức đƣợc chọn để điều tra. - N: là tổng số giao dịch liên quan tới đất đai sẽ điều tra đƣợc thống kê trong một khoảng thời gian nhất định (là tổng số ngƣời dân, tổ chức đã giao dịch với chính quyền cấp huyện các vấn đề về đất đai trong khoảng thời gian nhất định).

- e là sai số cho phép (5%)

Công tác điều tra thu thập số liệu sơ cấp đƣợc tiến hành trong tháng 4 năm 2015. Tổng số giao dịch về đất đai đã hoàn thành trong tháng 3 năm 2015 là 296 giao dịch, trong đó các giao dịch với cá nhân là 248 chiếm 83.5% tổng số giao dịch, các giao dịch với doanh nghiệp là 49 chiếm 16.5% tổng số giao dịch.

Áp dụng công thức Slovin tính toán ra đƣợc số mẫu tối thiểu cần điều tra là 170 mẫu. Căn cứ vào tỷ lệ giao dịch của cá nhân và doanh nghiệp trong tổng số giao dịch sẽ có 28 doanh nhiệp và 142 cá nhân đƣợc chọn làm mẫu điều tra.

giao dịch với cơ quan quản lý: nhóm cá nhân và nhóm doanh nghiệp. Số lƣợng cá thể mỗi nhóm đƣợc xác định theo tỷ lệ tƣơng ứng với lƣợng giao dịch của mỗi nhóm trong tổng số giao dịch. Cụ thể đƣợc trình bày trong bảng 2.1:

Bảng 2.1. Chọn mẫu điều tra

Xã, thị trấn Tổng thể Số mẫu

Số giao dịch Cơ cấu (%) Cá nhân Doanh nghiệp

1. Phú Đô 17 4.94 8 1 2. Yên Lạc 19 5.56 9 1 3. Ôn Lƣơng 15 5.56 7 1 4. Yên Đổ 17 4.94 8 2 5. Đu 27 11.73 13 6 6. Cổ Lũng 23 8.02 11 1 7. Vô Tranh 19 5.56 9 1 8. Hợp Thành 17 6.79 8 2 9. Sơn Cẩm 21 8.02 10 1 10. Yên Trạch 17 4.94 8 1 11. Phủ Lý 13 3.70 6 1 12. Tức Tranh 13 3.70 6 1 13. Yên Ninh 17 4.94 8 1 14. Động Đạt 19 5.56 9 1 15. Phấn Mễ 23 6.79 11 2 16.Giang Tiên 23 9.26 11 5 Tổng 296 100.00 142 28

(Nguồn: Số liệu tổng hợp và tính toán của tác giả)

* Phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert để thu thập ý kiến của ngƣời dân về sự hài lòng của họ trong mỗi câu hỏi. Cụ thể, mức độ hài lòng thỏa mãn của ngƣời dân về hoạt động quản lý đất đai tại huyện Phú Lƣơng đƣợc xác định dựa trên 5 mức độ của thang đo từ thấp tới cao: Rất không hài lòng, không hài lòng, bình thƣờng, hài lòng và rất hài lòng. Thang đo này đƣợc áp dụng trên cả 04 nội dung chính mà luận văn nghiên cứu. Số liệu trung bình và bình quân gia quyền về thang

đo Likert ở các tiêu chí mà những ngƣời dân đƣợc điều tra đánh giá sẽ là cơ sở để đƣa ra kết luận về mức độ hài lòng của ngƣời dân trên địa bàn huyện về các tiêu chí dựa trên bảng quy ƣớc sau:

Bảng 2.2: Thang đo mức độ hài lòng của ngƣời dân

Thang đo Khoảng trung bình Mức độ nhất trí Mức độ hài lòng 5 4.20 - 5.00 Rất cao Rất hài lòng (RH) 4 3.40 - 4.19 Cao Hài lòng (H) 3 2.60 - 3.39 Bình thƣờng Bình thƣờng (B) 2 1.80 - 2.59 Thấp Không hài lòng (K) 1 1.00 - 1.79 Rất thấp Rất không hài lòng (RK) Việc lấy ý kiến đƣợc thực hiện dƣới hình thức phát phiếu hỏi để ngƣời dân, tổ chức tự nghiên cứu và trả lời, áp dụng phƣơng thức gặp trực tiếp ngƣời dân, tổ chức tại địa bàn: ngƣời điều tra đến gặp trực tiếp từng ngƣời dân, tổ chức tại nơi mà ngƣời dân, tổ chức mong muốn, phát phiếu cho ngƣời dân, đại diện tổ chức trả lời và thu phiếu về ngay sau khi ngƣời dân, tổ chức trả lời xong.

2.4.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Để tổng hợp thông tin phục vụ cho việc phân tích, tác giả sử dụng các phƣơng pháp sau:

*) Phân tổ thống kê: Phƣơng pháp phân tổ thống kê đƣợc sử dụng để phân

chia số liệu theo các tiêu thức khác nhau, giúp cho quá trình biểu diễn và phân tích các kết quả của quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất đƣợc khoa học, rõ ràng, tiện theo dõi.

*) Bảng thống kê: Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê về sử dụng đất và kết quả của hoạt động quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất một cách có hệ thống và logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trƣng về mặt lƣợng của các nội dung nghiên cứu. Bảng thống kê giúp sắp xếp khoa học các số liệu thu thập đƣợc để có thể so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phƣơng pháp khác nhau nhằm đánh giá hoạt động quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong

sử dụng tài nguyên đất tại địa phƣơng.

*) Đồ thị thống kê: Đồ thị thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này để

trình bày một cách sinh động, trực quan các biến động về cơ cấu sử dụng đất, về sự khác biệt trong mức độ hài lòng của ngƣời dân về hoạt động đang nghiên cứu…

*) Công cụ tổng hợp, xử lý số liệu: Phần mềm SPSS và Excel 2007 đƣợc sử

dụng để tổng hợp và phân tích thông tin thứ cấp và sơ cấp thu thập đƣợc.

2.4.3. Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích thống kê là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê. Ở giai đoạn này, các số liệu thống kê đã thu thập và xử lý sẽ đƣợc dùng để làm rõ các đặc trƣng, xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng và mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, từ đó có thể rút ra các kết luận khoa học về bản chất và xu hƣớng của hiện tƣợng nghiên cứu. Để thực hiện nghiên cứu về quản lý Nhà nƣớc đối với đất đai, đề tài đã sử dụng một số phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp tính các chỉ tiêu tuyệt đối, tƣơng đối và bình quân; phƣơng pháp dãy số biến động theo thời gian; phƣơng pháp chỉ số...

2.4.3.1. Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Đề tài sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về diện tích đất, kết quả giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... theo thời gian bao gồm:

*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính:

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y0: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu *) Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tƣợng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể đƣợc biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Chỉ tiêu tốc độ phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)