Một số giải pháp cần thực thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 106 - 109)

Chƣơng 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP

4.2. Một số giải pháp cần thực thi

4.2.1. Nhóm giải pháp về mặt kỹ thuật

Trƣớc hết, huyện Phú Lƣơng cần nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch sử dụng đất bằng việc đổi mới phƣơng pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tăng khả năng dự báo nhu cầu sử dụng đất, tăng cƣờng kiểm tra, giám sát quy hoạch sử dụng đất trong tất cả các khâu từ lập quy hoạch đến thực hiện quy hoạch.

Sự phát triển công nghệ thông tin hiện cho phép tiến hành xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia thống nhất. Hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai nằm trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia trên nền tảng tin học sẽ tạo một cơ sở dữ liệu nền địa lý đầy đủ và thống nhất. Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia cung cấp các thông tin điều tra cơ bản về địa hình, tài nguyên đất cho các hoạt động kinh tế của các ngành và các địa phƣơng; tạo công cụ để thực hiện quản lý Nhà nƣớc về hành chính lãnh thổ nhƣ biên giới, địa giới hành chính các cấp, các thửa đất và tài nguyên môi trƣờng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng thông tin cho nhu cầu chung cho ngƣời dân về đất đai và các nhu cầu về phát triển xã hội nâng cao dân trí.

Do đó, huyện Phú Lƣơng cần ƣu tiên đầu tƣ xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin về đất đai và tài sản gắn liền với đất theo hƣớng hiện đại, công khai, minh bạch, phục vụ đa mục tiêu, vừa nâng cao tính chính xác, sự nhanh gọn, tiện lợi, góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí cho mọi đối tƣợng có nhu cầu, vừa góp phần chống tham nhũng một cách hiệu quả.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nƣớc và chỉ đạo điều hành của huyện; áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO TCVN 9001:2008.

Đồng thời, phát triển và nâng cao chất lƣợng hoạt động của Trang thông tin điện tử của phòng Tài Nguyên và Môi trƣờng, nhằm thông tin, tuyên truyền kịp thời các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, các hoạt động của Ngành đến các tổ chức và công dân.

4.2.2. Nhóm giải pháp về mặt cơ chế, chính sách pháp luật

Hệ thống pháp luật về đất đai hiện nay còn thiên về xử lý các mối quan hệ ban đầu có tính chất hành chính, chƣa tiếp cận kịp thời những biến động có tính

chất thị trƣờng và kinh tế - xã hội của đất nƣớc chuyển động theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa dẫn đến những biến động về quan hệ đất đai về cơ cấu sử dụng đất và cơ chế quản lý đất đai, xuất hiện nhiều vấn đề mới, cơ quan quản lý phải đối mặt trƣớc nhiều vấn đề bất cập trong quản lý. Vì vậy, vấn đề phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai để tạo hành lang pháp lý là rất cần thiết và cấp bách. Nhƣng nguyên tắc căn bản là tăng cƣờng củng cố chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và Nhà nƣớc thống nhất quản lý; đồng thời ngày càng hoàn thiện cơ chế chính sách gắn trách nhiệm và quyền lợi hợp pháp của ngƣời sử dụng đất. Hai mặt này cần phải gắn bó quan hệ với nhau trong một thể thống nhất. Sở hữu toàn dân, nhà nƣớc thống nhất quản lý về đất đai càng đƣợc tăng cƣờng thì càng làm cho ngƣời sử dụng đất có hiệu quả hơn. Cụ thể, cơ quan quản lý Nhà nƣớc về đất đai huyện Phú Lƣơng cần thực hiện một số giải pháp nhƣ sau:

- Tham mƣu, góp ý cho cơ quan quản lý cấp trên về những bất cập trong việc áp dụng và thực thi các chính sách pháp luật hiện hành đồng thời đề xuất các phƣơng án điều chỉnh văn bản dƣới luật sao cho phù hợp với thực tiễn quản lý đất đai cũng nhƣ tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phƣơng.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật sâu rộng tới ngƣời dân thông qua tổ chức tọa đàm, tập huấn, truyên truyền qua báo đài; phát huy cao độ tinh thần làm chủ cũng nhƣ sức mạnh khối đại đoàn kết của các tổ chức nhƣ Mặt trận tổ quốc, công đoàn, phụ nữ, đoàn thanh niên... và đông đảo quần chúng nhân dân, doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý đất đai và giám sát thực hiện quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất.

- Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trƣờng của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn huyện; kiên quyết xử lý và kiến nghị xử lý nghiêm những trƣờng hợp vi phạm.

- Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc xử lý các vi phạm đất đai, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về đất đai.

- Chủ động phối hợp với các ngành, các địa phƣơng trong việc giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực thi các chính sách, pháp

luật về đất đai trên địa bàn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

4.2.3. Nhóm giải pháp về đổi mới nội dung thực hiện quản lý Nhà nước về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất

- Trong công tác quản lý lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần đẩy mạnh việc lấy ý kiến ngƣời dân về nhu cầu sử dụng đất và nhu cầu phát triển không gian chung từ đó lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, hiệu quả.

- Về hoạt động quản lý giao đất, cho thuê, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính tại địa phƣơng trong việc giao đất, cho thuê, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất nhằm đảm bảo việc giao đất, cho thuê, thu hồi đất đƣợc diễn ra minh bạch, hợp lý; xem xét, xử lý hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất kịp thời giúp đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân đồng thời đảm bảo quỹ đất đƣợc phân chia hợp lý và không bị bỏ không, lãng phí.

- Về hoạt động đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Cải tiến trình tự thủ tục kê khai, đăng ký, xét cấp giấy chứng nhận quền sử dụng đất. Nhanh chóng hoàn thiện việc đo vẽ, lập bản đồ địa chính phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận. Các khoản thu về đất trong xét cấp giấy chứng nhận cần đƣợc nghiên cứu giảm tối đa, phù hợp với thu nhập của ngƣời dân.

- Về hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm sử dụng đất: tăng cƣờng hoạt động thanh tra, kiểm tra định kỳ, thƣờng xuyên nhằm phát hiện kịp thời các trƣờng hợp vi phạm sử dụng đất; khi phát hiện cần nhanh chóng đề xuất phƣơng án xử lý một cách kiên quyết, thích đáng đồng thời tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan, các ngành nhằm giải quyết vi phạm một cách triệt để, hiệu quả.

4.2.4. Nhóm giải pháp kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai và nâng cao trình độ cán bộ quản lý cấp huyện, xã

- Tiếp tục rà soát, kiện toàn tổ chức, bộ máy, tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng và năng lực tham mƣu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Sở nói riêng và ngành tài nguyên và môi trƣờng nói chung.

- Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 02/CT - BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng “về tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính của cán bộ, công chức,

viên chức, ngƣời lao động thuộc Ngành Tài nguyên và Môi trƣờng”

- Có kế hoạch luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý và chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức nhằm tạo điều kiện để rèn luyện, bồi dƣỡng, thử thách cán bộ cán bộ trẻ, có triển vọng, giúp cán bộ trƣởng thành, vững vàng hơn trong công tác, đáp ứng yêu cầu cán bộ trƣớc mắt là lâu dài của các đơn vị và của huyện.

- Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng trong quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nƣớc, trong việc cán bộ trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

- Tăng cƣờng giám sát đội ngũ cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ trong quản lý đất đai; xử lý nghiêm các trƣờng hợp nhũng nhiễu, gây phiền hà cho ngƣời dân và doanh nghiệp.

- Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lƣợng công tác giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai thông qua việc kiện toàn bộ máy và đội ngũ những ngƣời làm công tác thanh tra, xét xử cả về năng lực lẫn đạo đức nghề nghiệp, tăng tính trách nhiệm giảm thiểu tình trạng trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)