Bài học cho Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại sở tài chính tỉnh hưng yên​ (Trang 35)

Từ kinh nghiệm quản lý nhân lực tại các Sở Tài chính Hải Dương và Sở Tài chính Đà Nẵng có thể rút ra một số bài học như sau:

Bài học thứ nhất: Theo quy định phân cấp và các văn bản pháp luật, lãnh đạo tỉnh cũng như lãnh đạo đơn vị dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm đi đầu thì mới có sự đổi mới trong quản lý nhân lực.

Những năm gần đây, không chỉ Đà Nẵng, Hải Dương mà còn có nhiều tỉnh khác đã nghiên cứu cơ chế chính sách, tạo sự đổi mới công tác quản lý nhân lực của địa phương mình. Đây là tấm gương tốt để Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên học tập, áp dụng quản lý nhân lực tại Sở.

Bài học thứ hai: Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cụ thể cho từng công việc. Tiêu chuẩn chức danh là cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, nhân lực.

Hiện tại, đề án vị trí việc làm có vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhân lực nói chung và quản lý nhân lực tại Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên nói riêng. Căn cứ vào đề án vị trí việc làm, tổ chức công xác định được nhu cầu, vị trí còn thiếu, cần bổ sung như thế nào để có thể tuyển dụng đúng người, đúng việc, đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao.

Bài học thứ ba: thực hiện tuyển dụng nhân lực thông qua thi tuyển một cách công khai, công bằng, đúng trình tự, thủ tục quy định, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội cạnh tranh. Tuyển dụng đầu vào là chìa khóa quyết định chất lượng nguồn nhân lực vì một người đã vào công chức có thời gian công tác rất lâu, trung bình từ 20-35 năm, việc luân chuyển, thôi việc hay ra khỏi đội ngũ là rất hạn hữu nên tuyển dụng là khâu đầu tiên và quan trọng trong quản lý nhân lực. Do đó, quy trình tuyển dụng nhân lực cần được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đồng thời, có cơ chế sử dụng, giữ chân người tài làm việc tại tổ chức để có đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, phẩm chất đạo đức tốt.

Bài học thứ tư: Đổi mới công chức bằng công tác điều động, luân chuyển nhân lực. Đây là nội dung quan trọng để có được những hạt nhân lãnh đạo đủ tầm, có đức có tài thực sự, nhiều Bộ ngành, địa phương đã và đang thực hiện rất hiệu quả nội dung này.

Bài học thứ năm: thực hiện tốt công tác đánh giá nhân lực để nâng cao hiệu quả làm việc, tính kỷ luật kỷ cương hành chính của nhân lực.

Bài học thứ sáu: thực hiện chế độ chính sách khen thưởng, đãi ngộ nhân lực của Sở. Việc áp dụng mô hình đánh giá nhân lực như của Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng sẽ góp phần đổi mới cơ chế quản lý nhân lực hiện nay của Sở, nâng cao hiệu quả công việc, giúp thủ trưởng cơ quan quản lý được tiến độ, chất lượng thực thi nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình, đồng thời tác động đến ý thức, trách nhiệm của nhân lực đang thực hiện nhiệm vụ được giao.

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có phương pháp thu thập tài liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Để có được dữ liệu nghiên cứu, tác giả phân tích, tổng hợp, thu thập từ các nguồn dữ liệu có liên quan đến quản lý nhân lực tại các cơ quan, tổ chức (nguồn dữ liệu sơ cấp, nguồn dữ liệu thứ cấp) và sử dụng các phương pháp thu thập tài liệu (phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi)

* Các nguồn dữ liệu:

- Dữ liệu thứ cấp: Tác giả thu thập dữ liệu từ các công trình nghiên cứu trước đó có liên quan đến quản lý nguồn nhân lực đã được công bố như: giáo trình, sách tham khảo, đề tài nghiên cứu, luận án tiến sỹ, …, các văn bản pháp luật của nhà nước cũng như của tỉnh Hưng Yên, các báo cáo, tài liệu của Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá thực trạng công tác Quản lý nhân lực tại Sở Tài chính Hưng Yên, những kết quả đạt được và hạn chế, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý nhân lực tại Sở Tài chính Hưng Yên.

- Dữ liệu sơ cấp: Tác giả điều tra khảo sát qua bảng hỏi đối với cán bộ, công chức đang làm việc tại Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên để thu thập ý kiến đánh giá của công chức nhằm đánh giá công tác Quản lý nhân lực tại Sở Tài Chính Hưng Yên. Đối tượng điều tra là nguồn nhân lực hiện có mặt tại Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên. Kết quả điều tra khảo sát được thể hiện trong các bảng biểu, là cơ sở để phân tích thực trạng quản lý nhân lực tại Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên, các hạn chế và nguyên nhân, từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhân lực tại Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên.

* Các phương pháp sử dụng

- Nghiên cứu định tính: Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu thứ cấp và trực tiếp phỏng vấn các đối tượng đủ điều kiện để đánh giá việc quản lý nhân lực hiện tại của Sở Tài Chính Hưng Yên, cụ thể như đánh giá về công tác hoạch định, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tạo động lực và kiểm tra, giám sát.

- Nghiên cứu định lượng: Tác giả sử dụng nghiên cứu định lượng để tổng hợp, xử lý số liệu thu thập được thành các bảng biểu, đồ thị, hình vẽ. Mục đích của điều tra, khảo sát là thu thập số liệu về thực trạng nhân lực, thực trạng quản lý nhân lực tại Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý nhân lực; kết quả đạt được và hạn chế của việc quản lý nhân lực tại Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên, từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện. Các số liệu đã thu thập được tổng hợp thành các bảng biểu, đồ thị, hình vẽ để so sánh, đối chiếu, phân tích nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Mẫu phiếu điều tra: mẫu phiếu phát ra là 45, các đối tượng được khảo sát từ ban lãnh đạo trở xuống, trong đó có 29 nam và 19 nữ. Kết quả thu về 45/45 bảng hỏi.

2.2. Phương pháp xử lý tài liệu

Dựa trên số liệu thu thâp được từ mẫu phiếu khảo sát, tác giả đã sử dụng phần mềm excel để xử lý số liệu, lập thành các bảng biểu, đồ thị, hình vẽ, và được thể hiện rõ trong Chương 3.

2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả thông qua các hình vẽ, bảng biểu, đồ thị được tác giả sử dụng để đánh giá những số liệu, các thông tin liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ, thực trạng hoạt động quản lý nhân lực của Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên

2.2.2. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích, luận văn đã làm rõ thực trạng quản lý nhân lực tại Sở Tài chính Hưng Yên, những kết quả đạt được và hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện quản lý nhân lực tại Sở Tài chính Hưng Yên. Đồng thời, so sánh kinh nghiệm của một số địa phương ngoài tỉnh về quản lý nhân lực tại Chương 1 với thực tiễn quản lý nhân lực tại Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua tại Chương 3, từ đó đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhân lực tại Sở Tài chính Hưng Yên.

2.2.3. Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích được học viên sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn. Mọi vấn đề đưa ra đều nhằm trả lời câu hỏi “Tại sao?”. Điều đó cho phép mọi vấn đề đều được tìm hiểu một cách chi tiết, cặn kẽ. Trên cơ sở đó, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp để có được cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tượng.

2.2.4. Phương pháp tổng hợp

Nghiên cứu theo phương pháp tổng hợp là một trong những điều kiện để nghiên cứu có hiệu quả hoạt động Quản lý nhân lực của Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên.

Nghiên cứu về vấn đề này đòi hỏi phân định rõ tác động của quản lý nhân lực đến đội ngũ nhân lực tại Sở, để từ đó xây dựng và phát triển được đội ngũ nhân lực có chất lượng.

Luận văn “Quản lý nhân lực tại Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên” sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh là một trong những phương pháp quan trọng để nghiên cứu.

Các nội dung có liên quan với việc sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh bao gồm:

- Trong Chương 1, phân tích các kết quả nghiên cứu có liên quan đến hoạt động quản lý nhân lực của Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên, tổng hợp và hệ thống hóa thành cơ sở lý luận của hoạt động quản lý nhân lực; trên cơ sở các nghiên cứu trước đó về quản lý nhân lực đề hướng nghiên cứu tiếp của luận văn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong Chương 3, phân tích chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên, thực trạng quản lý nhân lực trong các năm 2016, 2017, 2018 của Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên để từ đó có thể đánh giá nội dung của hoạt động quản lý nhân lực của Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên.

- Trong từng nội dung cụ thể, phương pháp phân tích và tổng hợp vẫn tiếp tục được sử dụng để đạt được mục đích nghiên cứu. Trong quá trình phân tích, tổng hợp, luận văn có sử dụng các bảng biểu, các biểu đồ để thấy rõ hơn tính chất, thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ TÀI CHÍNH HƯNG YÊN

3.1. Khái quát chung về Sở Tài chính Hưng Yên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Tài chính Hưng Yên

Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, Chính phủ lâm thời dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp vô vàn khó khăn. Ngân khố quốc gia gần như trống rỗng, trong khi những nhiệm vụ cấp bách về xây dựng chính quyền nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang, chống thù trong, giặc ngoài, giặc đói, giặc dốt,… đòi hỏi một ngân sách rất lớn.

Tháng 7 năm 1946 một hệ thống ngân sách mới đã được hình thành bao gồm: Ngân sách Nhà nước, ngân sách quốc phòng, ngân sách hỏa xa, ngân sách của 3 kỳ: Bắc, Trung, Nam và ngân sách của 2 thành phố Hà Nội, Hải Phòng.

Tháng 4 năm 1947, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ II đề ra nhiệm vụ kinh tế và tài chính của địa phương là phải tích cực đánh phá thế bao vây kinh tế của địch, đẩy mạnh sản xuát nông nghiệp để đảm bảo kháng chiến lâu dài, thực hiện đúng chế độ thu, chi tài chính.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy, ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh đã chuẩn bị thành lập Ty Kinh tài. Bước đầu thành lập 2 phòng trực thuộc ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh để theo dõi các khoản thu thuế và cấp phát kinh phí chi tiêu cho các cơ quan hành chính của tỉnh.

Đến năm 1951, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh thành lập Ty Tài chính trên cơ sở 2 phòng nói trên để giúp ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh thực hiện thống nhất quản lý tài chính, đảm bảo sử dụng hợp lý và tiết kiệm ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. Bộ máy của Ty Tài chính lúc đó hết sức gọn nhẹ, chỉ có phòng Hành chính, phòng Thuế nông nghiệp, phòng Ngân sách và ban Thanh tra tài chính

Năm 1982, Ty Tài chính đổi thành Sở Tài chính; phòng thu quốc doanh được nâng cấp thành Chi cục thu quốc doanh; phòng tập thể, cá thể được nâng cấp thành Chi cục thuế công thương nghiệp.

Năm 1985, cơ chế quản lý kinh tế của nước ta có bước biến đổi đáng kể. Chế độ quản lý tập trung quan liêu bao cấp từng bước được xóa bỏ, chế độ hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, lấy kế hoạch hóa làm trung tâm bắt đầu được áp dụng.

Năm 1988, Ủy ban vật giá sáp nhập và Sở Tài chính thành lập Sở Tài chính Vật giá tỉnh. Lúc đầu sáp nhập Sở có 2 phòng giá: Phòng giá tiêu dùng và Phòng giá nông sản. Năm 1990 hợp nhất 2 phòng thành Ban vật giá, sau đổi tên là Phòng Vật giá.

Ngày 01-10-1990, chức năng thu thuế tách ra khỏi Sở Tài chính Vật giá và các phòng Tài chính Thương nghiệp ở các huyện, thị xã. Cục thuế tỉnh và Chi cục thuế các huyện, thị xã được thành lập để thực hiện quản lý, theo dõi thu các sắc thuế, phí và lệ phí từ các đơn vị sản xuất kinh doanh, sự nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Ngày 01-01-1995, Cục đầu tư phát triển tỉnh trực thuộc tổng cục đầu tư phát triển (Bộ Tài chính) được thành lập trên cơ sở phòng Quản lý xây dựng cơ bản của Sở Tài chính Vật giá và một số bộ phận liên quan của ngân hàng đầu tư phát triển tỉnh.

Từ ngày 01-01-2000, bộ phận cấp phát và quyết toán vốn XDCB được bàn giao về Sở Tài chính Vật giá, bộ phận thanh toán vốn XDCB về KBNN tỉnh.

Ngày 01-10-1995, Cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp trực thuộc Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp (Bộ Tài chính) được thành lập trên cơ sở phòng Tài chính các ngành của Sở Tài chính Vật giá. Từ tháng 10-1999 cơ quan này sáp nhập vào Sở Tài chính Vật giá thành lập phòng Tài chính doanh nghiệp trực thuộc Sở Tài chính Vật giá.

Năm 2004, Sở Tài chính – Vật giá tỉnh Hưng Yên được đổi tên thành Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên.

* Chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài chính Hưng Yên

Quyết định số 1881/QĐ-UBND ngày 31/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên (sau đây gọi tắt là Quyết định số 1881/QĐ- UBND ngày 31/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên).

- Vị trí và chức năng của Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên

Theo Quyết định số 1881/QĐ-UBND ngày 31/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên: “Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; lĩnh vực giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.” ( Điều 1)

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên

Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo Quyết định số 1881/QĐ-UBND ngày 31/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên. Theo đó: “Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; giá cả và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.”

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Sở Tài chính Hưng Yên

Thực trạng tổ chức bộ máy của cơ quan tại thời điểm 30/6/2017 (trước khi Trung ương ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW, tổ chức bộ máy của Sở Tài chính gồm 08 phòng chức năng, tham mưu tổng hợp, gồm: Văn phòng,

Thanh tra, phòng Quản lý ngân sách, phòng Tài chính hành chính sự nghiệp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại sở tài chính tỉnh hưng yên​ (Trang 35)