0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH HƯNG YÊN​ (Trang 65 -66 )

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý nhân lựctại Sở tài chính tỉnh Hưng Yên

3.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân lực

Có rất nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong tổ chức công, có thể kể đến như: hướng dẫn tập sự đối với nhân lực đang trong thời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu kiến thức, kỹ năng chuyên ngành hàng năm. Trong 03 năm từ năm 2016 đến năm 2018, Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên đã xây dựng Đề án xác định vị trí việc làm; trên cơ sở đó đã xác định được tiêu chuẩn, trình độ, năng lực tương ứng với các vị trí công tác.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đã bám sát theo quy hoạch nhân lực và kế hoạch đào tạo hàng năm; chuyên ngành đào tạo gắn với chức danh đang phụ trách hoặc chức danh được quy hoạch nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực giữ chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực, phong cách làm việc hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Bảng 3.9: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng CBCC từ năm 2016-2018

TT Đào tạo, bồi dưỡng Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

1 Cử đi học lớp QLNN chương trình chuyên viên 9 0 0 2 Cử đi học lớp chuyên viên chính 2 2 2 3 Cử đi học trung cấp lý luận chính trị 2 2 2 4 Cử đi học cao cấp lý luận chính trị 2 1 1 5 Cử đi học các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ 16 16 15

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu thống kê của Văn phòng Sở

Như vậy, qua Bảng có thể thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nhân lực đã được Lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên quan

tâm, tạo điều kiện. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động đào tạo nhân lực của Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên còn có một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, các lớp đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho nhân lực ngành tài chính vẫn còn hạn chế, trong khi ngày càng đổi mới, các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tài chính được sửa đổi thường xuyên, liên tục nên việc triển khai thực hiện tại địa phương còn nhiều vướng mắc, khó khăn.

Thứ hai, từ khảo sát nhu cầu đào tạo của người lao động trong cơ quan thì kết quả cho thấy đa số nhân viên có nhu cầu tham gia các lớp nâng cao trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ chuyên môn, tuy nhiên, chỉ tiêu tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị là rất ít, ngoài ra, chưa có các lớp nâng cao kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý cho người lao động.

Thứ ba, hoạt động đào tạo còn nặng về lý thuyết, chưa đi sâu vào thực tiễn chuyên môn nghiệp vụ của từng vị trí.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH HƯNG YÊN​ (Trang 65 -66 )

×