PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên địa bàn huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 52 - 54)

5. Bố cục của luận văn

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp như: Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích tài liệu; Phương pháp logic kết hợp với lịch sử; Phương pháp thống kê, mô tả; Phương pháp phân tích – tổng hợp; Phương pháp so sánh… trong nghiên cứu một số nội dung của đề tài.

2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập các văn bản, tài liệu, các nguồn số liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó, nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu củ a đề tài.

Thông tin dữ liệu của đề tài chủ yếu là dữ liệu thứ cấp. Ưu điểm của dữ liệu thứ cấp là dễ tìm kiếm, tìm kiếm nhanh, dữ liệu thứ cấp đã tồn tại sẵn và vấn đề đơn thuần chỉ là phát hiện ra chúng. Vì vậy thời gian để thu thập dữ liệu thứ cấp chính là thời gian để tìm kiếm chúng. Chi phí cho việc thu thập dự liệu thứ cấp ít hơn rất nhiều so với việc thu thập dữ liệu sơ cấp.

Số liệu được thu thập bao gồm các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, Ban, Ngành, Tỉnh Vĩnh Phúc có liên quan được thu thập và đánh giá. Các báo cáo tổng kết, sơ kết của Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc, các số liệu có liên quan, đặc biệt là công tác kiểm soát chi thường xuyên trên địa bàn Huyện Lập Thạch được thu thập, phân tích và đánh giá. Để thông tin được thu thập một cách chính xác, hợp lý và có

giá trị, các yêu cầu của việc xác định dữ liệu, các loại dữ liệu thu thập phải được xác định rõ ràng xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được hệ thống hóa theo các nội dung nghiên cứu, dùng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán, minh chứng cho các nghiên cứu và làm cơ sở để đề xuất những giải pháp hệ thống.

- Tổng hợp và phân tích số liệu

Dựa trên những số liệu báo cáo về hoạt động chi thường xuyên NSNN qua KBNN tại Huyện Lập Thạch và phân tích quá trình thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN tại Huyện Lập Thạch, từ đó lấy ý kiến các đơn vị thực hiện quyết toán, các cán bộ nhân viên trong kho bạc - đây là các chuyên gia trong lĩnh vực họ quản lý, thông qua kinh nghiệm lâu năm tác nghiệp với hệ thống, hiểu rõ các quy trình, từ dó những ý kiến của họ đưa ra là hết sức chất lượng. Từ những nguồn thông tin trên, tác giả sẽ sử dụng để làm căn cứ đánh giá, từ đó đưa ra những đề xuất giải pháp.

- Phương pháp so sánh

So sánh giữa các kỳ với nhau để đánh giá hoạt động chi thường xuyên NSNN qua KBNN trong thời gian qua. Sau đó căn cứ vào các quy trình áp dụng cho các thời kỳ, bối cảnh kinh tế giữa các năm đưa ra đánh giá và đề xuất.

So sánh qua các năm để thấy được sự biến động của các chỉ số tài chính. - Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối:

∆y = y1 - y0

Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trước y1: chỉ tiêu năm sau

∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

∆y = y1 - y0

x 100% y0

Trong đó:

- Phương pháp thống kê, mô tả

Phương pháp thông kê, mô tả là phương pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập được về hiện tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân

Đối tượng nghiên cứu của thống kê là các hiện tượng số lớn và những hiện tượng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần có những phương pháp điều tra thống kê cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu được thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất. Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng phổ biến trong chương 3.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn. Tuy nhiên, phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 3, đặc biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên địa bàn huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)