5. Bố cục của luận văn
1.2.2. Nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
* Nguyên tắc quản lý theo dự toán
Lập dự toán là khâu mở đầu của một chu trình NSNN. Những khoản chi thường xuyên một khi đã được ghi vào dự toán chi và được cơ quan quyền lực Nhà nước xét duyệt được coi là chỉ tiêu pháp lệnh. Xét trên giác độ quản lý, số chi thường xuyên đã được ghi trong dự toán thể hiện sự cam kết của các cơ quan chức năng về
quản lý tài chính công với các đơn vị thụ hưởng NSNN. Từ đó làm nảy sinh nguyên tắc quản lý chi thường xuyên của NSNN phải theo dự toán
* Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả
Có thể nói tiết kiệm, hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu của quản lý kinh tế, tài chính bởi một lẽ giản đơn rằng: Nguồn lực thì luôn có giới hạn nhưng nhu cầu thì vô hạn. Do vậy trong quá trình phân bổ và sử dụng các nguồn lực khan hiếm đó luôn phải tính toán sao cho với chi phí ít nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất. Mặt khác, do đặc thù hoạt động của NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp; nhu cầu chi luôn gia tăng với tốc độ nhanh chóng trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn. Do vậy nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong quản lý chi thường xuyên của NSNN càng phải được tôn trọng.
* Nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN
Một trong những chức năng quan trọng của KBNN là quản lý quỹ NSNN. Vì vậy, KBNN vừa có quyền, vừa có trách nhiệm phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi NSNN; đặc biệt là các khoản chi thường xuyên. Để tăng cường vai trò của KBNN trong kiểm soát chi thường xuyên của NSNN. Hiện nay ở nước ta đã và đang triển khai thực hiện “chi trực tiếp qua KBNN” và coi đó là một nguyên tắc trong quản lý khoản chi này.
Ngoài các nguyên tắc cơ bản trên, việc quản lý chi và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN được thực hiện theo những nguyên tắc chi tiết, cụ thể sau:
Một là, tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN chuẩn chi.
Hai là, tất cả các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí NSNN phải mở tài khoản tại KBNN; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, KBNN trong quá trình lập, phân bổ, và thực hiện dự toán được giao.
Ba là, mọi khoản chi NSNN phải được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo từng niên độ ngân sách, cấp ngân sách và theo Mục lục NSNN. Các khoản chi NSNN bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán chi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan có thẩm
Bốn là, trong quá trình quản lý, cấp phát, quyết toán chi NSNN, các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi. Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặt cơ quan nhà nước có thẩm quyền, KBNN thực hiện thu hồi giảm chi NSNN.
Năm là, KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng quy định; tham gia với các cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số thực chi NSNN qua KBNN của các đơn vị sử dụng NSNN. KBNN có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán, chi trả và thông báo cho đơn vị sử dụng NSNN biết, đồng thời gửi cơ quan tài chính đồng cấp giải quyết trong các trường hợp: chi không đúng mục đích, đối tượng theo dự toán được duyệt; chi không đúng chế độ, định mức chi tiêu, không đủ các điều kiện theo quy định.