Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên đối với đơn vị sự nghiệp công lập của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên địa bàn huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 49 - 51)

5. Bố cục của luận văn

1.3.2. Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên đối với đơn vị sự nghiệp công lập của

công lập của KBNN tỉnh Vĩnh Phúc [8]

Qua thời gian thực hiện cơ chế kiểm soát chi của KBNN Tỉnh Vĩnh Phúc đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, kể từ khi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ ban hành, cho thấy; bước đầu đã phát huy vai trò của KBNN trong việc kiểm soát thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn, cụ thể:

- KBNN Vĩnh Phúc đã kiểm soát tương đối chặt chẽ các khoản chi tiêu của các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính bằng việc yêu cầu các đơn vị phải chấp hành đầy đủ các điều kiện chi NSNN theo Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn hiện hành, đặc biệt là các quy định tại Nghị định số 43/2006/ NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

- Qua kiểm soát của KBNN Vĩnh Phúc, kinh phí thường xuyên NSNN được sử dụng phần lớn đúng mục đích, đúng đối tượng, chấp hành đúng chế độ về hóa đơn, chứng từ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu. Đặc biệt là việc mua sắm, sửa chữa của các đơn vị được quản lý chặt chẽ hơn bằng cơ chế đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và việc kiểm tra, kiểm soát chứng từ chi của đơn vị.

Tuy nhiên, trong quá trình kiểm soát chi KBNN Vĩnh Phúc cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc nhất định như:

- Do đặc thù là một đơn vị phục vụ nên KBNN tỉnh Vĩnh Phúc không chủ động được về mặt thời gian phân bố công việc trong năm. Áp lực chủ yếu dồn về cuối năm, đặc biệt là thời gian cuối tháng 12. Khách hàng thường mang hồ sơ mua sắm, sửa chữa lớn đến thanh toán vào dịp này gây áp lực rất lớn về thời gian và sức lực của cán bộ KBNN Vĩnh Phúc.

- Các hồ sơ thanh toán những khoản chi chưa có tiêu chuẩn định mức hay những khoản chi tiêu chuẩn định mức lạc hậu so với thực tế đã gây không ít lúng túng cho cán bộ kiểm soát chi KBNN Vĩnh Phúc, như các khoản chi về công tác phí, chi hội nghị hay mua sắm tài sản,… những khoản thanh toán này mất rất nhiều thời gian cho cán bộ kiểm soát do phải xin ý kiến lãnh đạo phòng, lãnh đạo cơ quan, thậm chí có trường hợp phải trình công văn xin ý kiến chỉ đạo của KBNN cấp trên, nên

- Mặc dù, trong những năm gần đây tình hình thanh toán trực tiếp qua KBNN cho các đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ từ đối tượng hưởng NSNN đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Đơn vị vẫn còn lạm dụng hình thức tạm ứng, tọa chi tại đơn vị, thường tạm ứng nhiều hơn so với nhu cầu thực tế để chi tiêu và chưa quan tâm đúng mức tới việc thanh toán tạm ứng theo qui định, còn để số dư kéo dài và vẫn sử dụng kinh phí tạm ứng đó để chi trả cho những hoạt động không được thanh toán bằng tiền mặt.

- Năng lực, trình độ của một số cán bộ làm công tác kiểm soát chi tại KBNN Vĩnh Phúc chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu. Trong những năm gần đây, khối lượng công việc do cán bộ làm công tác kiểm soát đảm nhiệm ngày càng lớn và phức tạp, đặc biệt là kể từ khi triển khai dự án TABMIS, và sự gia tăng về cả số lượng và chất lượng cán bộ công chức cũng chưa tương xứng với sự gia tăng khối lượng công việc, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

- Công tác kiểm soát chi căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị vẫn còn một số hạn chế. Qua thực tế khảo sát tại KBNN Vĩnh Phúc, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị được lập tương đối đầy đủ về nguồn thu, nhiệm vụ chi, định mức chi tiêu,… từ đó quy chế chi tiêu nội bộ trở thành một căn cứ quan trọng để kiểm soát chi cho KBNN. Tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị lập quy chế chi tiêu nội bộ rất sơ sài, chưa thể hiện được loại hình đơn vị của mình, các định mức chi còn chung chung, chưa cụ thể, cá biệt có đơn vị còn lập sai định mức, vượt định mức cho phép. Nắm bắt được những khó khăn đó, KBNN Vĩnh Phúc đã chủ động rà soát lại các quy trình nghiệp vụ gắn với tình hình thực tế tại địa phương để kịp thời điều chỉnh nhằm khắc phục những tồn tại, nâng cao vị thế của KBNN, với các biện pháp cụ thể như sau:

- Quy định cụ thể về thời gian giải quyết công việc nhưng cần linh hoạt hơn, không nên quá gò bó, cứng nhắc. Tăng cường kiểm soát, đối chiếu các định mức, chế độ mà các đơn vị xây dựng trong quy chế chi tiêu.

- Bố trí cán bộ có đủ năng lực và kinh nghiệm công tác làm việc tại bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

- Ban hành quy chế trách nhiệm đối với cán bộ làm tại bộ phận một cửa nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm đối với cán bộ công tác tại bộ phận này. Cán bộ một cửa là người trực tiếp giao dịch với khách hàng cần có năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ và cũng đồng thời phải thể hiện được nét văn minh, văn hóa nghề kho bạc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên địa bàn huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 49 - 51)